Hình ảnh trên là 1 đoạn đường cao tốc điển hình tại Việt Nam với 2 làn xe chạy và 1 làn dừng khẩn cấp. Trong trường hợp đi ở đường cao tốc này, lái xe nên đi ở làn số 2 và chỉ đi vào làn 1 trong trường hợp vượt xe khác, sau đó lại phải lập tức trở lại làn số 2.
Tại sao lại như vậy? Có mấy lý do liên quan đến an toàn cho chính mình như sau:
Thứ nhất, làn đường số 1 là làn sát nhất với phần đường đối diện, trường hợp bên kia có xe mất lái lao sang hoặc vật thể bay không xác định (khúc gỗ, đá, hàng hoá, nước bắn,...) thì đây sẽ là nơi “gặp gỡ tình yêu” sớm nhất.
Trong khi đó ở làn 2 sẽ ít chịu ảnh hưởng từ phần đường đối diện, hoặc ít nhất là cũng còn có thời gian và không gian để xử lý trong những tình huống bất ngờ. Hơn nữa, làn số 2 tầm nhìn rộng hơn, có thể quan sát tốt dòng xe đối diện cũng như làn xe cùng chiều.
Thứ hai, do làn số 1 sát với dải phân cách, nên khi có chướng ngại vật trước mặt (như xe cùng chiều gặp sự cố hoặc có đất đá văng ra đường) thì chỉ có 1 phương án duy nhất là đánh lái sang làn số 2, nếu không quan sát rất dễ tạt đầu xe đang di chuyển ở làn đường này.
Ngược lại, ở làn 2 chúng ta nhiều hơn 1 phương án để tránh. Trong đó, phương án đánh lái vào làn khẩn cấp bên phải trên lý thuyết là chúng ta không cần phải quan sát, cứ thế chuyển làn được luôn.
Thứ ba, đối với những đường cao tốc có dải phân cách giữa bằng những tấm bê tông cứng và cao (như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) thì ở làn số 1 sẽ có những cú gió quẩn rất mạnh, có thể làm các xe nhỏ mất lái như chơi. Dải phân cách này cũng là một trong những lý do khiến người lái bị hoa mắt, ảo giác... gây mất tập trung cho lái xe trong thời gian dài.
Làn 1 cũng thường là nơi thường có nhiều vũng nước đọng khi trời mưa, có thể gây ra hiện tượng mất lái rất nguy hiểm. Còn khi đi vào ban đêm, lái xe ở làn 1 dễ bị chói mắt từ đèn pha xe đối diện hơn các làn khác.
Ngoài ra, nếu chúng ta đi ở làn 1 với tốc độ chậm, các xe sau muốn vượt phải chuyển sang bên phải (làn 2). Với đặc điểm tay lái thuận, lái xe ngồi bên trái như ở Việt Nam thì việc vượt phải là không an toàn do tầm nhìn bị hạn chế.
Và còn rất nhiều lý do khác để chúng ta lựa chọn làn giữa để di chuyển khi đi trên đường cao tốc. Rất mong cộng đồng lái xe cùng nhau chia sẻ để nâng cao ý thức, xây dựng văn hoá lái xe văn minh, an toàn cho chính mình và người xung quanh
Độc giả Trần Phúc Thái
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Lái xe trên cao tốc, nên đi ở làn đường nào cho an toàn?Tuổi Giáp Tý 1984 hợp và không hợp với màu xe nào?
Thông thường, chủ nhân tuỳ theo tuổi và bản mệnh của mình (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) sẽ lựa chọn chiếc xe có màu sắc đúng mệnh hoặc chọn các hành mệnh tương sinh, đồng thời hạn chế chọn những màu xe có hành mệnh tương khắc.
Với người tuổi Giáp Tý, sinh từ ngày 4/2/1984 đến 3/2/1985 Dương lịch, thuộc mệnh Kim (Hải Trung Kim hay Vàng giữa biển). Căn cứ theo thuyết ngũ hành tương sinh/tương khắc, mối quan hệ tương sinh với mệnh Kim là Thổ và Thuỷ (Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ), còn tương khắc là mệnh Hoả và Mộc (Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc).
Do đó, với người sinh năm 1984, chủ xe sẽ hợp nhất với chính màu bản mệnh Kim của mình gồm các màu trắng, bạc, ghi, vàng,...; các màu thuộc mệnh Thổ như nâu, vàng đậm,... cũng là sự lựa chọn rất tốt, giúp cho người mệnh Kim thêm nhiều vận khí. Ngoài ra, màu xanh nước biển, đen,... của mệnh Thuỷ cũng khá phù hợp với những người sinh năm 1984.
Ngược lại, mệnh Kim của tuổi Giáp Tý nên tránh các màu tương khắc là mệnh Hoả và Mộc như đỏ, tím, hồng, cam, xanh lá cây,...
Nhìn chung, những người mệnh Kim như tuổi Giáp Tý 1984 có thể lựa chọn được dải màu sắc xe theo phong thuỷ khá đa dạng, từ đen, trắng, ghi, bạc, xanh lam, nâu, vàng,... Đây đều là những màu xe khá phổ biến hiện nay.
Việc chọn đúng màu hợp phong thuỷ được cho là sẽ mang đến vận khí tốt, đem lại may mắn cho chủ nhân. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong các yếu tố khi cân nhắc mua một chiếc xe. Điều quan trọng nhất, chủ xe cần chọn một chiếc "xế hộp" đúng nhu cầu, sở thích và phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
Các chuyên gia vẫn cho rằng, xe cộ là phương tiện giao thông và nhân tố đem lại sự an toàn, bình an trước tiên vẫn phải là con người. Dù một chiếc xe có màu hợp mệnh với mình hay không, hãy luôn lái xe một cách văn minh, tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, đồng thời thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì để xế cưng trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất mỗi khi ra đường.
Tổng hợp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc gửi bài viết cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Theo nghiên cứu của Geotab, phạm vi hoạt động của xe điện sẽ giảm đáng kể khi trời nắng. Khi nhiệt độ bên ngoài nóng lên đến 95 độ F (trên 35 độ C), việc bật điều hòa có thể làm giảm phạm vi hoạt động của xe tới 17%. Nếu nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C, phạm vi hoạt động của xe điện sẽ giảm tới 20%.
Không chỉ làm giảm phạm vi hoạt động của xe, nắng nóng cũng là “kẻ thù” của lốp xe. Bộ Giao thông vận tải Anh cho hay, áp suất lốp xe có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong những ngày nắng nóng, đặc biệt là đối với xe điện do hầu hết các mẫu xe điện đều nặng hơn xe chạy xăng hay diesel trong cùng phân khúc.
Nhiệt độ tăng cao cũng khiến pin ô tô điện dễ tăng nhiệt trong quá trình sử dụng. Nắng nóng có thể khiến pin quá tải, gây hao hụt lượng điện tích trữ. Về lâu dài, điều này khiến pin xe điện xuống cấp nhanh hơn.
Ngoài ô tô điện, nhiệt độ tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trạm sạc xe điện. Trên thực tế, hầu hết các trạm sạc xe điện tại Mỹ thường ít có mái che.
Việc sạc nhanh tại những trạm sạc không có mái che sẽ tạo điều kiện cho dòng điện mạnh kết hợp cùng thời tiết nắng nóng có thể khiến pin xe xuống cấp nhanh chóng. Trong một số trường hợp xấu hơn, pin xe có thể bị quá nóng và dẫn đến tình trạng cháy, nổ tại các trạm sạc.
Chính vì vậy, nhiều hãng xe đã lên tiếng khuyến cáo người dân nên hạn chế sạc xe điện dưới trời nắng nóng, đặc biệt là ở những trạm sạc không có mái xe. Thêm vào đó, khi sạc xe điện vào mùa hè, chủ xe nên lựa chọn phương án sạc thường thay vì sạc nhanh và chỉ nên sạc đến 80%. Nhờ đó, tuổi thọ của pin xe cũng như của xe điện sẽ được cải thiện đáng kể.
Minh Nhật (Theo Newsnpr)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Ảnh hưởng của nắng nóng với ô tô điện