Theo TechCrunch, một hacker Trung Quốc đã gửi đĩa CD chứa đầy mã độc đến các viên chức chính phủ. Trung tâm phân tích và chia sẻ thông tin liên bang (MS-ISAC), một bộ phận an ninh của chính phủ Trung Quốc đã ra cảnh báo chiếc đĩa này chứa dữ liệu độc hại.
Thủ đoạn của hacker như sau: gửi một gói hàng có đóng dấu bưu điện Trung Quốc, bên trong gồm bức thư tiếng Anh vô nghĩa và chiếc đĩa CD, trong đĩa CD chứa các file Word, khi mở ra thì mã độc sẽ lây lan khắp máy tính:
"Phân tích sơ bộ đĩa CD, MS-ISAC phát hiện bên trong chứa các file tài liệu Microsoft Word (.doc) bao gồm chương trình Visual Basic độc hại. Địa chỉ trên CD gửi đến một số cơ quan chính phủ bao gồm Bộ Ngoại giao. Hiện chưa rõ có ai cho đĩa CD này vào máy tính hay chưa", nhà nghiên cứu bảo mật Brian Krebs cho biết.
Có lẽ hacker này cũng đầu tư khá kỹ, một bức thư tiếng Anh, tiền mua đĩa CD và tiền gửi bưu điện đến chính phủ nhằm mong muốn tấn công họ, nhưng mọi thứ đã không suôn sẻ theo kế hoạch rồi.
" alt=""/>Hacker Trung Quốc tính tấn công chính phủ bằng... đĩa CDChỉ những chiếc Note 4 tân trang qua chương trình bảo hành của AT&T và được xử lý bởi FedEx Supply Chain bị ảnh hưởng bởi vụ thu hồi này. Một số mẫu điện thoại tân trang còn được trang bị pin giả với những trục trặc có thể khiến chúng bị quá nóng.
May mắn thay, Note 4 có thể thay pin nên chủ sở hữu hoàn toàn có thể mua pin xịn để dùng trong khi chờ vụ việc được giải quyết. Hiện tại, FedEx đã bắt đầu gửi pin thay thế cho người dùng và hộp để người dùng trả lại điện thoại bị thu hồi.
Trong một tuyên bố, Samsung cho rằng FedEx phải chịu toàn bộ trách nhiệm về vụ thu hồi pin này. Một phát ngôn viên của Samsung còn tranh luận về việc sử dụng cụm từ "pin Galaxy Note 4" trong các tài liệu, thông báo thu hồi vì những viên pin này không phải do Samsung sản xuất.
"FedEx Supply Chain đang tiền hành thu hồi những viên pin không phải do Samsung sản xuất vì một vài trong số chúng là hàng giả", phát ngôn viên của Samsung chia sẻ. "Chương trình Note 4 tân trang được quản lý bởi FedEx Supply Chain và hoạt động độc lập với Samsung. Các chủ sở hữu Note 4 nào bị ảnh hưởng hãy liên hệ với FedEx qua số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập trang web www.exchangemybattery.com để biết thêm thông tin".
Mặc dù Note 4 là chiếc điện thoại 3 năm tuổi nhưng những máy bị ảnh hưởng chỉ mới được gửi cho người dùng gần đây. Tất cả chúng đều được phân phối trong khoảng thời gian giữa tháng 12/2016 tới tháng 4/2017.
Cho tới nay, chỉ có một người dùng báo cáo rằng điện thoại bị quá nóng và không có bất cứ thiệt hại nào vì người và tài sản.
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ tuyên bố rằng bất cứ ai sử dụng một trong số những chiếc điện thoại bị ảnh hưởng nên dừng sử dụng pin lỗi ngay lập tức.
Theo GenK
" alt=""/>Hàng loạt pin Samsung Galaxy Note 4 bị thu hồi vì nguy cơ cháy nổThực tế này chẳng khó để nhìn nhận. Và để phản ánh cái bản chất lừa đảo của ICO, chính Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) đã tạo ra một ICO giả chỉ để dạy các nhà đầu tư một bài học và khiến họ tránh xa hình thức đầu tư mới này.
Nhưng điều đáng chú ý chính là con số 78% mới chỉ là số các dự án đã thể hiện rõ bản chất lừa đảo. Con số trên chưa bao gồm số các dự án mang vẻ hợp pháp nhưng đang phải vật lộn vì yếu kém trong quản lý hoặc các yếu tố khác. Một ví dụ cho các dự án kiểu trên chính là Tezos. Trong năm 2017, dự án này đã gây quỹ được 230 triệu USD trước khi được chính thức ra mắt.
Và như đã đề cập ở trên thì nhóm nghiên cứu tại Satis thống kê được rằng 4% số dự án ICO đã thất bại, còn số dự án đã "chết" chiếm 3%. "Chết", theo những gì họ mô tả, có nghĩa là các dự án ICO đã được gọi vốn nhưng không được đưa lên sàn giao dịch và không đóng góp bộ mã trên Github trong 3 tháng kể từ thời điểm đó.
Nói một cách đơn giản hơn thì các dự án trên đều đang "làm màu" rồi "lặn không sủi tăm" trước mắt các nhà đầu tư. Và thống kê một cách đơn giản hơn thì có tới 85% dự án ICO khởi động trong năm 2017 được liệt vào danh sách lừa đảo hoặc thất bại.
Với tỷ lệ cao như vậy, bài thống kê này chính là lí do để bạn hiểu và tránh xa hình thức gọi vốn đầy nguy hiểm này.
" alt=""/>Ngạc nhiên chưa: gần 80% dự án ICO là lừa đảo