Năm 2015, con trai bà Ngọ là anh Vũ Văn Nam gặp tai nạn nghiêm trọng trên đường về quê ăn cưới. Lúc nhận được tin dữ, bà Ngọ đến bệnh viện thì con đã rơi vào hôn mê sâu. Dù được bác sĩ mổ cấp cứu, cấy ghép sọ giữ được tính mạng nhưng sau đó, anh bị liệt, trở thành người thực vật.
Vốn là trụ cột gia đình, là chỗ dựa tinh thần của cha mẹ già, nay anh Nam không còn khả năng lao động khiến cuộc sống cả nhà bà Ngọ trở nên khó khăn gấp bội. Con dâu bà đành rời quê đi làm ăn xa, gửi tiền về nuôi chồng.
Chưa hết, đầu năm 2022, do thường xuyên ngất xỉu, ông Vũ Văn Sâm (78 tuổi), chồng bà Ngọ được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai kiểm trai. Tại đây, bà suy sụp khi nghe bác sĩ kết luận ông bị ung thư não.
Đáng nói hơn, khối u đã di căn tới nhiều bộ phận trên cơ thể. Cùng với đó, sức khỏe ông rất yếu vì bản thân có tiền sử bị hở van tim. Ông Sâm không còn sức đáp ứng bất cứ một hình thức điều trị nào từ phẫu thuật đến hóa trị, xạ trị.
Lau vội những giọt nước mắt đầy cay đắng, bà Ngọ đưa chồng về nhà chấp nhận cái chết chuẩn bị tới gần. Giờ đây, bà phải “gánh trên vai” tới 2 người bệnh không tự chủ được sinh hoạt.
Nợ nần chồng chất, gia đình không còn đường sống
Kể từ ngày chồng ngã bệnh, con liệt giường, bữa cơm ngày nào của bà Ngọ cũng chan nước mắt. Anh Nam không còn khả năng phục hồi, cùng lắm chỉ nhấc nhẹ được một bên tay phải. Ông Sâm chỉ có thể điều trị bằng thuốc giảm kích động hệ thần kinh. Khối u quá to, chèn gần hết não khiến ông không nhận ra được người thân xung quanh mình, luôn ở trạng thái mơ hồ, nửa tỉnh nửa mê.
Một mình bà Ngọ loay hoay phục vụ sinh hoạt cho chồng con khiến sức khoẻ, tinh thần cũng dần kiệt quệ. Không những vậy, bà còn đang mang khoản nợ 300 triệu đồng, bởi ca mổ não cho anh Nam tốn đến 200 triệu, cộng thêm chi phí thuốc men thời gian gần đây cho cả ông Sâm, bà chỉ có thể vay mượn người thân, hàng xóm để xoay sở.
Ở tuổi ngoài 70, bà Ngọ không còn đủ khả năng lao động kiếm thêm thu nhập. Kinh tế trong nhà trông chờ cả vào đồng lương công nhân ít ỏi của con dâu đi làm ăn xa. Mới đây, bà đã đưa chồng về nhà chăm sóc giảm nhẹ, cắt thuốc nam cho ông uống song bệnh tình của ông Sâm vẫn dần trở nặng.
"Giờ chỉ có mình con dâu đi làm, ngày nào tôi cũng đi ra đi vào chăm chồng chăm con, tối dù mệt cũng không được ngủ ngon giấc. Sắp tới, tôi chẳng còn đồng nào để cắt thuốc cho ông ấy nữa". Tiếng thở dài bất lực của người phụ nữ tuổi cao sức yếu như chứng kiến "ngọn đèn sự sống" của gia đình mình đang dần vụt tắt. Những mảnh đời bất hạnh chỉ trông chờ một phép màu đến với họ nhưng điều đó dường như là không thể xảy ra.
Lãnh đạo xã Giao Tiến xác nhận gia đình bà Trần Thị Ngọ có hoàn cảnh hết sức bi đát. Con trai bà là anh Vũ Văn Nam bị tai nạn nay sống thực vật, chồng bà bị bệnh hiểm nghèo. Rất mong bạn đọc hảo tâm thương xót, giúp đỡ gia đình bà vơi bớt khó khăn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Bà Trần Thị Ngọ Địa chỉ: Xóm 6, xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Số điện thoại: 0349727307. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.199(gia đình bà Ngọ) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Cùng với sự phối hợp của các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, Sở TN&MT đã xác định được các nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm trễ trong công tác cấp sổ hồng cho người mua nhà tại các dự án nhà ở đã được thẩm định đủ điều kiện.
Trước khi Kế hoạch 3981 ban hành, tại TP.HCM còn 81.085 căn nhà tại 335 dự án nhà ở thương mại chưa được cấp sổ hồng. Trước đó, tổng cộng đã có 110.016 căn nhà tại các dự án được cấp sổ hồng.
Từ kinh nghiệm đúc kết được qua quá trình tham mưu các nhiệm vụ quản lý đất đai, đặc biệt là giải quyết hồ sơ cấp sổ hồng, ngay sau buổi giám sát của HĐND Thành phố về công tác cấp sổ hồng, ngày 11/5/2023, Sở TN&MT TP.HCM đã ban hành Kế hoạch 3981.
Để giải quyết việc cấp sổ hồng của 81.085 căn nhà tại các dự án nhà ở thương mại theo kế hoạch, Sở TN&MT TP.HCM chia thành 6 nhóm vướng mắc chính.
Tính đến tháng 9/2023, tức sau 4 tháng triển khai Kế hoạch 3981, đã có 3.812/81.085 căn nhà được cấp sổ hồng, đạt tỷ lệ 4,7%. Nâng tổng số căn nhà tại các dự án nhà ở thương mại được cấp sổ hồng lên con số 191.101.
Bên cạnh đó, sau khi phân loại từng nhóm vướng mắc theo Kế hoạch 3981, Sở TN&MT TP.HCM bước đầu xác định được hướng tháo gỡ cho gần 12.000 căn nhà và 5 dự án. Chỉ hai nhóm vướng mắc, gồm các dự án có loại hình bất động sản mới và các dự án đang bị thanh tra hoặc điều tra, vẫn chưa giải quyết.
Tăng thu ngân sách, hơn 22.000 căn nhà được cấp sổ hồng
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, việc Sở TN&MT TP.HCM phân loại các dự án vướng mắc thành từng nhóm cụ thể để làm cơ sở xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Mục đích nhằm đề ra những nội dung kiến nghị cụ thể, đảm bảo khả thi và đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
Trong gần 80.000 căn nhà chưa được cấp sổ hồng, có đến 30.896 căn do chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ. Sau khi triển khai Kế hoạch 3891, đã có 6.895 căn nộp hồ sơ cấp sổ hồng, chiếm tỷ lệ 22,3%.
Trong hai nhóm chưa giải quyết cấp sổ hồng, có hơn 10.000 căn nhà tại 29 dự án vướng mắc loại hình bất động sản mới và hơn 8.200 căn tại 18 dự án đang bị thanh tra hoặc điều tra.
Báo cáo về kết quả cấp sổ hồng trên địa bàn TP.HCM tính đến ngày 25/12/2023, Sở TN&MT TP.HCM cho biết, cơ quan này đặt mục tiêu cấp 22.000 sổ hồng cho người mua nhà tại các dự án trong năm 2023. Kết quả, đã có 22.147 căn nhà được cấp sổ hồng, đạt 101% mục tiêu đề ra.
Với việc thu thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ liên quan đến thủ tục cấp sổ hồng, ước tính năm 2023, TP.HCM thu 7.781 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, tạo nguồn vốn 755.510 tỷ đồng phát triển kinh tế từ giá trị thế chấp, giá trị đăng ký biến động đất đai.
Theo Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, bên cạnh những hiệu quả đạt được, tiến độ thực hiện Kế hoạch 3981 đối với một số nhóm vướng mắc chưa như kỳ vọng vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trong năm 2024, Sở TN&MT TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Thuế Thành phố đẩy nhanh tiến độ xác định nghĩa vụ tài chính của người mua nhà tại các dự án, đôn đốc các chủ đầu tư nộp hồ sơ cấp sổ hồng. Đồng thời, sẽ làm việc từng nội dung vướng mắc cụ thể đến cơ quan cấp trên để đẩy nhanh việc cấp sổ hồng cho người dân.
Theo hồ sơ, chủ đầu tư của dự án Khu đô thị Đại Ninh là CTCP Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh). Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp này là bà Phan Thị Hoa.
Thành lập vào năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Năm 2017, công ty nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp này chỉ có dự án duy nhất là Khu đô thị Đại Ninh.
Năm 2020, Công ty Sài Gòn Đại Ninh ký hợp đồng chuyển nhượng vốn điều lệ cho CTCP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Capella của đại gia Nguyễn Cao Trí.
Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Nguyễn Cao Trí cũng đã bị đề nghị truy tố về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Sau khi ký hợp đồng nói trên, ông Trí dùng Công ty TNHH Capella Hospitality (công ty con khác của Tập đoàn Capella) thay CTCP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group để mua lại 51% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh, với giá 1.530 tỷ đồng. Tháng 1/2021, ông Trí trở thành người đại diện pháp luật của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Tiếp đó, tháng 9/2022, ông Trí nhờ em trai Nguyễn Cao Đức đứng tên hộ mua 7% vốn điều lệ của cá nhân bà Phan Thị Hoa tại Công ty Sài Gòn Đại Ninh với số tiền 700 tỷ đồng. Tổng cộng, ông Trí đã sở hữu 58% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh và đã thanh toán cho bà Hoa 2.230 tỷ đồng.
Sau khi sở hữu phần lớn cổ phần Công ty Sài Gòn Đại Ninh, ông Trí thoả thuận bán 100% vốn điều lệ của công ty này cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với giá 3.000 tỷ đồng.
Bà Lan đã đặt cọc và 5 lần chuyển tiền cho Trí tổng cộng 20 triệu USD, tương đương 463,5 tỷ đồng. Sau đó, bà Lan đổi ý và thống nhất với Trí chuyển số tiền trên cùng một khoản tiền khác thành tiền mua 10% vốn điều lệ CTCP Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang.
Dự án Khu đô thị Đại Ninh hiện ra sao?
Theo quy hoạch, dự án Khu đô thị Đại Ninh có quy mô 3.595ha thuộc địa bàn 4 xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư dự án này khoảng 25.300 tỷ đồng.
Sau 13 năm được giao đất, Công ty Sài Gòn Đại Ninh hiện vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, “bất động” nhiều năm qua. Đến nay, tiến độ thực hiện dự án chỉ đạt gần 10%.
Đầu năm 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định gia hạn tiến độ thêm 24 tháng cho dự án Khu đô thị Đại Ninh. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư tập trung nguồn lực để triển khai dự án.
Theo báo cáo vào tháng 3/2023, UBND huyện Đức Trọng vẫn đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ Công ty Sài Gòn Đại Ninh hoàn thành các thủ tục pháp lý của dự án. Động thái này diễn ra sau khi UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh dự án và gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng.
Đến tháng 10/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ pháp lý của dự án Khu đô thị Đại Ninh. Kế hoạch về công tác đầu tư, xây dựng tại dự án đều không được đề cập trong báo cáo tiến độ.
Giai đoạn từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2023, tại dự án Khu đô thị Đại Ninh đã xảy ra 4 vụ phá rừng vối tổng diện tích 3.522m2 và 20 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép với diện tích 37.620m2.
Trong 10 năm qua, tại dự án Khu đô thị Đại Ninh đã có 257ha rừng bị phá trái phép và 111ha đất rừng bị lấn chiếm. Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã bồi thường gần 19 tỷ đồng.
Năm 2020, tại kết luận số 929/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị Đại Ninh, yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động và thu hồi đất dự án.
Tuy nhiên sau đó, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo sửa đổi một số nội dung trong kết luận thanh tra nói trên theo hướng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh dự án, gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng.
Liên quan đến dự án này, năm 2023, Bộ Công an đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với các cá nhân: ông Nguyễn Cao Trí; ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng; bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ I thuộc Văn phòng Chính phủ.