Điều 4 Nghị định 116 quy định như sau: Đối với học sinh tiểu học và THCS phải bảo đảm một trong các điều kiện sau: Là học sinh bán trúđang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú; Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số, phải bảo đảm các điều kiện sau: Đang học tại trường THCS hoặc cấp THPT tại trường phổ thông có nhiều cấp học; Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.
Đối với học sinh THPT là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.
Theo đó, các đối tượng học sinh trong diện thụ hưởng chính sách sẽ được áp dụng mức hỗ trợ quy định tại Điều 5, Nghị định 116 với mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ tiền ăn - Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; Hỗ trợ tiền nhà ở - Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; Hỗ trợ gạo - Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Ngoài ra, tùy từng địa phương có thể có các chính sách hỗ trợ thêm cho học sinh miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Chính sách học bổng
Học bổng chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học được quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Cụ thể, đối tượng nhận học bổng chính sách là: Sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
Mức hưởng: Đối với Sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng. Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.
Những chính sách đang được dự kiến
Bộ GD-ĐT đã có Dự thảo lần 2 Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Dự thảo này được đưa ra lấy ý kiến góp ý từ ngày 27/6 đến ngày 27/8 vừa qua.
Trong dự thảo này, Bộ GD-ĐT đề xuất đối tượng áp dụngbao gồm: Trẻ em nhà trẻ bán trú học tại cơ sở giáo dục mầm non; Học sinh bán trú học tại cơ sở giáo dục phổ thông; Học viên bán trú học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT; Học sinh dân tộc nội trú học tại trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh dự bị đại học học tại trường dự bị đại học.
Đối tượng cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh được hưởng chính sách bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường hoặc điểm trường mầm non, lớp mầm non độc lập (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) có tổ chức ăn cho trẻ em nhà trẻ bán trú; trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học.
Trẻ em nhà trẻ được hưởng chính sách trẻ em bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiệnsau: Trẻ em nhà trẻ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
Trẻ em nhà trẻ người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Học sinh được hưởng chính sách học sinh bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau: Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại trường phổ thông thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Học sinh THPT là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường trung học, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;
Học sinh dân tộc nội trú đang học tại trường phổ thông dân tộc nội trú, hoặc đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú.
Học sinh dự bị đại học đang học tại trường dự bị đại học, hoặc đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học được Bộ GD-ĐT giao thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng dự bị đại học.
Mức hưởngchính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên được đề xuất tại Điều 6 như sau:
1. Chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú: Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.
2. Chính sách đối với học sinh bán trú và học viên bán trú: Hỗ trợ tiền ăn - Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 900.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học; Hỗ trợ tiền nhà ở - Mỗi học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) thì mỗi tháng được hỗ trợ là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
Hỗ trợ gạo - Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học; Học sinh, học viên năm cuối cấp THPT được hưởng chính sách quy định cho đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học; học sinh bán trú có học tăng cường tiếng Việt trước khi vào học lớp 1 được hưởng thêm 1 tháng.
Chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học: Học bổng chính sách quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;
Khen thưởng: Trong năm học, học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Giỏi" được thưởng 600.000 đồng/học sinh;
Trang cấp đồ dùng cá nhân và học phẩm: Mỗi cấp học, học sinh được cấp một lần bằng hiện vật: Chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh; Mỗi năm học, học sinh được cấp 2 bộ quần áo đồng phục và học phẩm gồm: Vở, giấy, bút và các dụng cụ học tập khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh;
Học sinh được cấp tiền tàu xe 2 lần mỗi năm học vào dịp Tết Nguyên đán và dịp nghỉ hè (cả lượt đi và lượt về) theo giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng (trường hợp không có phương tiện giao thông công cộng thì được tính theo quãng đường và giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh)
Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Học sinh năm cuối cấp trung học phổ thông được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Thứ nhất, khó khăn về chương trình và tài liệu giảng dạy. Trước đây, chúng ta đã có bộ sách Toán 10, 11, 12 trên cơ sở chương trình và SGK Toán 2006. Tương tự, chúng ta cũng có bộ sách Vật lý 10, 11, 12. Nhưng tài liệu cho các môn khác ở THCS, THPT hầu như không có.
Thứ hai, đội ngũ giáo viên có thể dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh đang rất thiếu. Giáo viên giỏi Ngoại ngữ đa số không dạy được Toán, Khoa học và ngược lại, giáo viên dạy được Toán và Khoa học lại không giỏi Ngoại ngữ. Nếu cứ cố dạy, hiệu quả cũng sẽ không cao vì khi thầy cô không tự tin, sẽ rất dễ dẫn đến dạy cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Trong khi phương án mời giáo viên nước ngoài khá tốn kém về chi phí. Bên cạnh đó, nguồn giáo viên nước ngoài không phải lúc nào và ở đâu cũng có, thường chỉ có ở các thành phố lớn. Với tư duy tận dụng giáo viên tại chỗ, trả thù lao thấp, chất lượng chắc chắn sẽ không đảm bảo, dẫn đến là lãng phí cả tiền lẫn thời gian của thầy trò.
Giải pháp dùng học liệu online, sử dụng các nguồn lực dùng chung (của các đơn vị giáo dục tư nhân) là một cách làm hiệu quả. Đương nhiên, chúng ta cần có những sự đánh giá về chất lượng chuyên môn của các đơn vị này.
Theo tôi, trách nhiệm thuộc về BGH các trường. Thực tế, nếu BGH quan tâm, làm việc với các đơn vị trên tinh thần thuần túy chuyên môn, gạt đi những đối tác “làm kém nhưng feedback tốt” sẽ chọn được những đối tác như ý.
Một kênh quan trọng nữa để có thể kiểm chứng, chính là tham chiếu các trường học khác đã sử dụng và vận hành sản phẩm. Trong quản lý chất lượng, các công cụ hành chính (kiểm tra, cấp phép) thường ít có hiệu quả. Trong khi đó, quản lý chất lượng hiệu quả nhất là thông qua đánh giá của khách hàng.
Trên thực tế, không chỉ là Toán và tiếng Anh, một số nhu cầu khác của học sinh như học luyện thi IELTS, SAT, AP… một trường học bình thường cũng khó đáp ứng.
Thông thường học sinh và phụ huynh sẽ phải tự tìm các dịch vụ bên ngoài. Nếu biết cách phối hợp với các đơn vị, chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm cả 3 bên đều có lợi (học sinh, đối tác, nhà trường).
Một trong những chủ trương của Sở GD-ĐT TP.HCM là tăng cường tỷ lệ e-learning (giáo dục trực tuyến), tự học trên các hệ thống LMS (Learning Management System – Hệ thống quản trị đào tạo). Điều này giúp học sinh biết cách tự học, sử dụng công nghệ, biết tự kiểm tra, đánh giá.
Nhờ vào AI (trí tuệ nhân tạo), việc học dần được cá nhân hóa, được thiết kế ở mức độ tương tác, rất hấp dẫn và lôi cuốn. Giáo viên có thể truy vết lịch sử học tập của học sinh, có số liệu thống kê chi tiết từng phần, từng đơn vị kiến thức để có thể đưa ra những lời khuyên, những định hướng học cho học sinh.
Mặt khác, nhờ việc sử dụng học online cho các nội dung mang tính nền tảng, căn bản, các trường có thêm thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động học tập ở mức độ nâng cao như học tập trải nghiệm, học tập theo dự án…
Những hệ thống LMS còn có tính mở, tức là tạo ra một platform cho các trường triển khai các nội dung đặc thù, bên cạnh cơ sở dữ liệu dùng chung. Từ đó tùy vào từng trường, hệ thống này có thể phát huy được hiệu quả ở các mức độ khác nhau.
Tháo gỡ định kiến về hợp tác công-tư và đào tạo trực tuyến là điều chúng ta nên làm. Điều khó khăn là quan điểm công ty tư nhân và các trường học chỉ có một mục đích duy nhất là “khai thác” học sinh để có lợi nhuận đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người. Điều này dẫn đến rào cản trong sự hợp tác giữa giáo dục công và tư.
Trong mọi kết luận, sự đánh giá cần phải có số liệu, đo đạc, phải có ý kiến của các chuyên gia được thu thập một cách khách quan, khoa học. Bên cạnh đó, hành trình hợp tác nào cũng không thể thiếu sự tranh luận, phản biện và lắng nghe phản biện.
Đơn cử như các nhà Toán học, họ không khẳng định bất cứ điều gì khi chưa thể chứng minh. Nếu không, thay vì giúp ích bởi những phản biện, chúng ta lại vùi dập một ý tưởng tốt, những chương trình có lợi cho học sinh, cho xã hội.
Vai trò của những nhà phản biện còn là phải biết gạn đục khơi trong, đãi cát tìm vàng, tìm ra những điều hay của chương trình, dự án... để tạo động lực, khuyến khích, có thế xã hội mới phát triển.
" alt=""/>Hợp tác côngTrên tinh thần giáo dục “Challenging the Wondrous Mind” (Khai phóng trí tò mò), mỗi học sinh tại Small Wonder sẽ được khai phóng tiềm năng vô tận của trí tò mò. Quá trình rèn luyện và phát triển này gồm 4 giai đoạn. Từ sự tò mò về những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, trẻ được học cách đặt câu hỏi phù hợp. Đây là phần “khung sườn” quan trọng để trẻ khám phá và tìm ra câu trả lời cho vấn đề một cách đa chiều. Tiếp đến, trẻ được hướng dẫn cách sắp xếp và tự tin trình bày câu trả lời một cách logic, theo đúng thế giới quan của trẻ.
Hướng đến học tập thông qua vui chơi, các học sinh nhí Small Wonder có cơ hội trải nghiệm hơn 100 dự án thú vị xoay quanh những vấn đề cuộc sống. Những thắc mắc về thế giới được trả lời, “tái tạo” trong mắt của trẻ một cách riêng biệt. Các thầy cô tại Small Wonder đóng vai trò đồng hành, dẫn dắt và kiên trì cùng trẻ đi tìm đáp án cuối cùng.
Sự khác biệt trong chương trình giáo dục ở Small Wonder là đồng hành cùng trẻ sớm hình thành tính ham học hỏi, tư duy logic, biết cách làm việc nhóm, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo…
Rèn luyện phản xạ tiếng Anh, cân bằng học thuật - nghệ thuật
Với thời lượng học chủ yếu bằng tiếng Anh, học sinh Small Wonder sẽ được rèn luyện khả năng phản xạ ngôn ngữ một cách tự nhiên, thẩm thấu ngôn ngữ thứ hai thông qua giao tiếp với giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam nhiều kinh nghiệm.
Tư duy logic, học cách giải quyết vấn đề của các bạn nhỏ cũng thể hiện rõ trong các giờ học Toán Singapore. Trẻ được chơi cùng bộ giáo cụ trực quan tương tác, các bài hát, các trò chơi vui nhộn hấp dẫn cùng thầy cô. Với học sinh từ 4 - 6 tuổi, các bạn được tập luyện để vững vàng kỹ năng viết, học chữ, học toán, chuẩn bị cho giai đoạn tiểu học sắp tới.
Âm nhạc, nghệ thuật là những giờ học thú vị với các em bé Small Wonder. Trường xây dựng phòng âm nhạc riêng biệt với đa dạng nhạc cụ như: piano, trống, bộ gõ, hệ thống loa…để các bé được tự do vui đùa, đắm mình trong âm nhạc, từ đó tạo thành sợi dây kết nối khơi gợi cảm xúc trong trẻ.
Trẻ được vận động, tìm hiểu đa dạng môn thể thao
Sở hữu khoảng sân rộng lớn ngập tràn ánh sáng tự nhiên, được bao quanh bởi cây xanh, trường mầm non Small Wonder là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời như: đua xe, chạy nhảy, vận động cùng bạn bè…
Với trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, chương trình Young Gymnast mang đến những bài tập về thăng bằng, vận động với đệm cao, bục nhảy, xà đơn... giúp trẻ học cách điều chỉnh, kiểm soát cơ thể nhịp nhàng và khéo léo.
Trong khi đó, chương trình Young Olympian giúp các bé từ 3 - 6 tuổi làm quen với các môn thể thao như: điền kinh, bóng rổ, tennis, golf...
Trường mầm non Small Wonder áp dụng chương trình đào tạo quốc tế, trang bị cơ sở vật chất hiện đại và mang đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để tạo dựng môi trường học tập, vui chơi chất lượng, thân thiện và bổ ích cho trẻ.
Trường mầm non Small Wonder Địa chỉ TP.HCM: Số 24 Đường 24, phường 11, quận 6. Địa chỉ Hà Nội: Chung cư Mandarin Garden, khu N03, đường Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa, Cầu Giấy. Hotline: 0283 876 7636 |
Doãn Phong
" alt=""/>Trường mầm non Small Wonder