![]() |
Nhiều người lao động ở Trung Quốc kiệt sức khi bị công ty giám sát gắt gao khi làm việc tại nhà. Ảnh: AP. |
"Thời gian làm việc kéo dài, bị công ty kiểm soát gắt gao, không có không gian cá nhân... khiến tôi ngày càng mệt mỏi khi làm việc tại nhà", Amy (26 tuổi), nhân viên marketing, nói với QQ.
Amy kể rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô đã bắt đầu làm việc từ xa từ 3 ngày trước. Ban đầu, cô thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ rằng có thể ngủ thêm ít phút, ăn mặc thoải mái và không cần trang điểm như khi đi làm nữa.
Nhưng thực tế, Amy vẫn phải dậy sớm, chỉnh đốn đầu tóc và trang phục chỉn chu để tham dự hàng loạt cuộc họp trong một ngày.
"Từ khi làm việc từ xa, tôi phải tham dự 4-5 cuộc họp video mỗi ngày, mỗi buổi lại mất 15-30 phút. Đáng nói, nội dung cuộc họp chỉ là báo cáo công việc vụn vặt mà chúng tôi đang làm, để cấp trên giám sát sự tập trung của nhân viên", cô kể.
Sau vài ngày làm việc tại nhà, Amy cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vì phải đối phó với hàng loạt buổi họp không cần thiết.
"Tôi thậm chí còn chẳng có thời gian ăn uống đúng bữa, năng suất cũng không có sự cải thiện vì phải tính giờ vào 'điểm danh'. Giờ, tôi chỉ mong được đi làm lại".
Hạ Nhĩ (32 tuổi), nhân viên văn phòng, cũng rơi vào tình huống như Amy. Nhìn nội quy làm việc tại nhà, cô cảm thấy áp lực hơn so với lúc phải lên văn phòng.
"Điều khiến tôi căng thẳng không phải là quy định về thời gian làm việc, mà là việc cấp trên sẽ giám sát chúng tôi từ sáng đến tối qua hệ thống camera. Đó có thể coi xâm phạm quyền tự do cá nhân", Hạ Nhĩ nói.
Nhân viên ở công ty mà Hạ Nhĩ phải bật camera trong 9 tiếng làm việc, ngồi trước màn hình máy tính liên tục. Nếu không có mặt trong vòng 30 phút, họ sẽ lập tức bị trừ lương.
![]() |
Việc các công ty giám sát nghiêm ngặt nhân viên từ xa gây áp lực lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ. Ảnh: Insider. |
Ngoài ra, hệ thống giám sát còn tự ấn định thời gian nghỉ ngơi của người lao động.
"Chúng tôi như những người máy được lập trình. Chúng tôi phải làm việc từ 9h tới 18h, thời gian nghỉ trưa cũng được tính vào ca 9 tiếng. Song, nếu tôi ăn trưa 1 giờ, tôi sẽ phải làm đến 19h để bù thời gian. Nếu thời gian làm ít hơn quy định vì bất kỳ lý do chủ quan hay khách quan nào, chúng tôi sẽ bị trừ tiền".
Từ lúc Thượng Hải (Trung Quốc) bắt đầu phong tỏa, công việc của nhân viên thiết kế Wei Wei (31 tuổi) chuyển từ "996" (làm từ 9-21h, 6 ngày một tuần) sang "007", luôn sẵn sàng xử lý sự vụ 24/7.
Trước đây, anh không thường xuyên phải tăng ca, nếu cần ở lại công ty làm thêm giờ thì sẽ nhận được phụ cấp.
Thế nhưng, kể từ khi thay đổi địa điểm làm việc, anh dần đánh mất khái niệm thời gian cho đời tư và công việc. Wei Wei phải túc trực điện thoại, sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cáo tiến độ cho cấp trên.
Anh thường làm việc tới 0h, tranh thủ ăn uống và nghỉ ngơi. Thậm chí, nhiều đồng nghiệp vẫn gửi báo cáo, trao đổi tiến độ, thậm chí mở cuộc họp sau nửa đêm.
"Tôi không biết nên tách biệt thời gian làm việc, nghỉ ngơi như thế nào khi phải cập nhật liên tục cho các bên. Tôi từng xem nhiều vlogger ghi lại cảnh làm việc từ xa và thấy nhịp sống đó bình thản, từ tốn biết bao. Có lẽ đời thực không như là mơ", anh nói.
(Theo Zing)
Một công ty Trung Quốc đang chìm trong những lời chỉ trích khi yêu cầu nhân viên gửi ảnh chụp màn hình về trạng thái pin điện thoại cho ban quản lý. Mục đích để đảm bảo nhân viên của họ không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.
" alt=""/>Làm việc Online: Kiệt sức vì bị theo dõi liên tụcĐể tiếp tục cuộc hành trình hỗ trợ các doanh nghiệp, CMC Telecom mang đến cơ hội trong tháng 05 cho khách hàng sử dụng dịch vụ AWS. Cụ thể, từ nay đến 31/5/2022, khi đăng ký dịch vụ AWS thông qua CMC Telecom, khách hàng sẽ nhận những ưu đãi giá trị sau đây: Miễn phí tối đa 3 tháng Credit AWS; Miễn phí lên đến 1000USD dịch vụ dịch chuyển hạ tầng bao gồm đánh giá, xem xét kiến trúc và hỗ trợ triển khai; Miễn phí đào tạo AWS Cloud: tổ chức Immersion Day và tư vấn lộ trình dịch chuyển hạ tầng lên cloud cho khách hàng; Miễn phí 02 tháng sử dụng thử dịch vụ AWS Direct Connect.
Với dịch vụ Cloud AWS do CMC Telecom cung cấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được sự hỗ trợ của AI (Artificial Intelligence), ML (Machine Learning) và quản lý dữ liệu tiên tiến, các giải pháp công nghệ đột phá của chính AWS đề xuất.
Đăng ký dùng thử miễn phí dịch vụ AWS và nhận ưu đãi tại đây: https://aws.cmctelecom.vn/ CMC Telecom là đối tác chiến lược và là một trong những nhà cung cấp giải pháp AWS hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Với lợi thế về chủ động đường truyền kết nối toàn cầu và Data Center tiêu chuẩn quốc tế, CMC Telecom hợp tác với AWS đưa đến cho khách hàng các dịch vụ chuyển đổi số chuyên nghiệp, tin cậy và bảo mật cao cấp. Đội ngũ nhân sự CMC Telecom sở hữu chứng chỉ kỹ thuật, giải pháp từ AWS đảm bảo chuyên môn cao tập trung vào các ngành nghiệp vụ như: khối tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; khối dịch vụ CNTT, khối sản xuất, bán lẻ, thương mại điện tử, logistic và các khối Chính phủ, giáo dục, y tế. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Cơ hội cuối hưởng ưu đãi dịch vụ AWS từ CMC TelecomTheo phản ánh của anh Đào Đức Vinh, ngày 13/9, nhà trường có tổ chức họp phụ huynh và thông báo tình hình thu chi, đóng góp tài chính đầu năm học mới. Con gái anh Vinh học lớp 9B, Trường THCS thị trấn Vạn Hà (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Trong buổi họp, giáo viên chủ nhiệm thông báo các khoản thu đầu năm của các em. Thấy một số khoản thu không phù hợp, anh Vinh đã đứng dậy thắc mắc.
![]() |
Trường THCS thị trấn Vạn Hà |
Cụ thể: tiền xã hội hóa giáo dục 300.000đ/em; tiền lắp đặt máy chiếu 3.000.000đ/lớp và khoản thu quỹ hội cha mẹ học sinh 60.000đ/em. Theo anh Vinh, mức thu như vậy là quá cao. Thắc mắc trên đã được ghi vào biên bản cuộc họp.
Anh Vinh bức xúc: Lẽ ra nhà trường phải giải thích thế nào cho chúng tôi hiểu. Đằng này, đến buổi sáng chào cờ đầu tuần (ngày 14/9) anh bị hiệu trưởng bêu tên trước toàn trường. Bản thân anh và con gái đang học lớp 9 phải xấu hổ.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Lê Văn Vượng, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Vạn Hà thừa nhận đã nêu tên anh Vinh trong buổi chào cờ toàn trường, mục đích là cung cấp thông tin về cuộc họp chứ không có ý xúc phạm phụ huynh Vinh.
Theo thầy Vượng, Trường THCS thị trấn Vạn Hà có 524 học sinh, buổi họp phụ huynh đầu năm có 487 người đi họp và duy nhất anh Vinh có ý kiến trái chiều về các khoản thu của nhà trường.
Lý giải về các khoản thu trên, thầy Vượng cho biết các khoản thu của nhà trường đã được thống nhất giữa phụ huynh, nhà trường và chính quyền địa phương.
Theo kế hoạch, đầu năm học 2015 - 2016 mỗi học sinh phải đóng góp các khoản thu theo quy định như: học phí 270.000 đồng, quỹ Hội chữ thập đỏ 15.000 đồng, quỹ đoàn đội 25.000 đồng, bảo hiểm y tế 470.000 đồng, tiền gửi xe 135.000 đồng, học thêm 10.000 đồng/buổi x 128 buổi bằng 1.280.000 đồng.
Ngoài ra, còn có các khoản xã hội hóa giáo dục như: xây dựng cơ sở vật chất 300.000 đồng; quỹ hội cha mẹ học sinh và vệ sinh học sinh 60.000 đồng; thu phục vụ học tập (nước uống học sinh) 50.000 đồng; ghế nhựa 10.000 đồng; sổ liên lạc, vở luyện viết 15.000 đồng; lắp máy chiếu 3.000.000 đồng mỗi lớp, quỹ lớp 200.000 đồng. Tổng số tiền mỗi học sinh đóng góp đầu năm học cho cả các khoản bắt buộc và tự nguyện là gần 3.000.000đ/em.