Khung trái phiếu xanh là bước đi quan trọng của Techcombank nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Khung trái phiếu xanh của Techcombank được phát triển với sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật từ các chuyên gia của Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI). Đây là tài liệu mang tính chất định hướng, hướng dẫn và đảm bảo nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu xanh được Techcombank sử dụng để tài trợ các dự án đem lại lợi ích về môi trường.
Khung trái phiếu xanh của Techcombank được đánh giá độc lập bởi S&P Global - một trong những tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất trên thế giới. Trong đó, khung trái phiếu xanh của Techcombank đạt mức “Medium Green” - mức cao thứ hai trong hệ thống đánh giá của tổ chức này. Điều này khẳng định tính minh bạch, lợi ích môi trường và sự phù hợp của các sáng kiến xanh đến từ Techcombank, với tiêu chuẩn quốc tế. Các lĩnh vực đủ điều kiện theo khung trái phiếu xanh của Techcombank cũng được S&P đánh giá “đóng góp vào việc giải quyết các thách thức quan trọng mà Việt Nam đang phải đối diện”.
Thông qua việc công bố khung trái phiếu xanh, Techcombank khẳng định cam kết của ngân hàng cũng như báo hiệu xu hướng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính bền vững. Với việc huy động vốn cho các dự án xanh, Techcombank đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các mục tiêu môi trường của Việt Nam, đồng thời nâng cao niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường tài chính xanh đang phát triển.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) hiện là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng hàng đầu châu Á với tầm nhìn: Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống. Techcombank theo đuổi chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm bằng việc cung cấp các giải pháp, dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp để giúp trao quyền tài chính cho khách hàng.
Techcombank hiện phục vụ 14,8 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thông qua nền tảng ngân hàng số và ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di dộng, cũng như mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng khắp trên cả nước. Cách tiếp cận hệ sinh thái của Techcombank - được thực hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế chính với các đối tác, tiếp tục tạo sự khác biệt cho ngân hàng ở một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Techcombank được FiinRatings và Moody’s xếp hạng tín nhiệm lần lượt ở mức AA- và Ba3. Ngân hàng cũng được S&P xếp hạng BB-, mức cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
" alt=""/>Techcombank công bố khung trái phiếu xanhChiều 21/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.
Giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số các đại biểu Quốc hội đồng ý lùi thời gian thực hiện Nghị quyết 88 và thay đổi triển khai chương trình, SGK phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu tuần tự. Cụ thể, năm đầu tiên áp dụng với lớp đầu cấp tiểu học, năm thứ hai với lớp đầu cấp THCS và năm thứ ba với lớp đầu cấp THPT. Hoàn thành quá trình áp dụng chương trình, SGK mới sau 5 năm kể từ năm bắt đầu triển khai.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Về thời điểm bắt đầu triển khai, có hai luồng ý kiến. Nhiều đại biểu đồng tình với phương án Chính phủ đề xuất, bắt đầu thực hiện chương trình, SGK mới từ năm học 2019 -2020, tức lùi 1 năm so với thời gian quy định trong Nghị quyết 88. Song số khác đề nghị bắt đầu áp dụng chương trình, SGK mới từ năm học 2020-2021, lùi 2 năm, bởi thực tế thời gian qua các công việc đều chậm tiến độ, trong khi phần việc còn lại rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị để bảo đảm chất lượng triển khai.
Căn cứ ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký gửi phiếu xin ý kiến Quốc hội với 2 phương án này.
Kết quả 39,31% tổng số đại biểu chọn lùi 1 năm; 42,36% chọn lùi 2 năm.
Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong điều hành của Chính phủ, đồng thời không gây áp lực về thời gian, cân đối điều hành kinh phí hợp lý, hiệu quả, bảo đảm tính khả thi và chất lượng việc triển khai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội đồng ý cho phép lùi thời gian và thực hiện triển khai cuốn chiếu tuần tự.
Thời hạn bắt đầu áp dụng chậm nhất là từ năm học 2020-2021 với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 với cấp THCS và từ năm học 2022-2023 với cấp THPT.
Về tổ chức thực hiện, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK mới, bảo đảm không tăng kinh phí. Đồng thời, bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng. Khi chuẩn bị đủ các điều kiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội thời điểm áp dụng chương trình, SGK mới theo lộ trình quy định tại Nghị quyết này.
Nhiều đại biểu cho rằng, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 88 còn chung chung và đề nghị báo cáo chi tiết, đầy đủ hơn, nhất là về lộ trình và giải pháp thực hiện trong thời gian tới; về kinh phí chi tiết xây dựng chương trình, SGK.
Để bảo đảm chất lượng triển khai, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm, thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn; hoàn thiện chương trình, SGK; đầu tư kinh phí, chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất; hỗ trợ đặc thù với các địa bàn khó khăn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Thu Hằng - Thanh Hùng
Trong chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới.
" alt=""/>Chương trình, SGK mới sẽ triển khai muộn nhất từ năm học 2020