
- Trịnh Huy Minh, chàng trai tốt nghiệp ĐH Ngoại thương song vẫn quyết định thi vào ĐH Lâm Nghiệp để học trồng nấm đã được giao đất để trồng nấm ngay tại trường.Trao đổi với VietNamNet, Trịnh Huy Minh cho biết hiện tại, em đã dừng việc trồng nấm tại trang trại 2.000 mét vuông tại Yên Đài, Ba Vì để tập trung cho cơ sở trồng nấm mới được đặt ngay trong khuôn viên của Trường ĐH Lâm Nghiệp.
Cơ sở trồng nấm mới của Minh nằm trên mảnh đất rộng 180m2, thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Trường ĐH Lâm Nghiệp). Bắt đầu từ cuối tháng 3, Minh bắt tay vào xây dựng một nhà lạnh với diện tích 30m2 để trồng nấm hương trên diện tích đất được nhà trường cho mượn.
 |
Trịnh Huy Minh bên trong cơ sở trồng nấm hướng do chính tay em xây dựng trên phần đất do nhà trường giao. Ảnh: Lê Văn. |
Minh cho biết, hiện em đang gần kết thúc vụ thu hoạch nấm hương đầu tiên từ cơ sở mới. Sản phẩm được bán trực tiếp cho một thương hiệu nấm tại Hà Nội. "Tới hiện tại, em vẫn đang tiếp tục thu hoạch nhưng đã gần hòa vốn cho vụ đầu tiên" - Minh hào hứng nói.
Minh kể, vào thời điểm em lên tìm hiểu Trường ĐH Lâm nghiệp trước khi quyết định nộp đơn vào trường để học ngành công nghệ sinh học, em và mẹ đã gặp thầy Bùi Văn Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp. Khi đó, thầy Thắng có gợi ý em sẽ cho em mượn diện tích đất này để trồng nấm.
Tuy nhiên, vì chỉ mới bắt đầu trồng nấm tại cơ sở ở Ba Vì, chưa dám chắc chắn nên Minh cũng không dám nhận lời với thầy Thắng.
Đến cuối tháng 3 năm nay, Minh đã quyết định lên gặp thầy Thắng và sau đó là hiệu trưởng nhà trường đề xuất trường giao diện tích đất này cho mình, để em triển khai việc trồng nấm kết hợp với nghiên cứu. Đề xuất của Minh rất nhanh được thầy hiệu trưởng và thầy Thắng đồng ý.
Trong khi đó, thầy Bùi Văn Thắng cho biết, Viện Công nghệ sinh học của trường có 2 khu thực nghiệm trồng trọt và chăn nuôi để các giảng viên và sinh viên có thể tiến hành các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học.
Thấy Minh có đam mê, nhà trường lại có đất trống trong khu thực nghiệm trồng trọt nên thầy Thắng đã đồng ý giao phần đất này để Minh vừa sản xuất vừa kết hợp các nghiên cứu khoa học.
Bố không ủng hộ nhưng vẫn cho tiền
Hiện tại, để thuận tiện cho việc trồng nấm tại cơ sở mới và học tập, Minh chuyển hẳn lên ở tại căn phòng nhỏ ngay cạnh khu sản xuất nấm mới. Mẹ em cũng từ quê ra ở cùng để chăm sóc và hỗ trợ con trai.
Cô Trịnh Thị Lan Anh, mẹ của Minh, cho biết hiện tại chỉ có một mình Minh ở khu vực sản xuất nấm nên cô muốn lên đây ở cùng con trai để chăm sóc con. Bên cạnh đó, cô cũng là một giáo viên dạy chuyên Sinh tại Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) nên có nhiều việc cô vẫn có thể hỗ trợ cho Minh trong học tập và sản xuất.
Trao đổi thêm, cô Lan Anh cho biết khi nghe Minh nói về ý định chuyển nghề trồng nấm từ năm cuối ở ĐH Ngoại thương, cả gia đình cô ai cũng phản đối. Sau đó, bản thân cô cho rằng, là một giáo viên luôn khuyến khích học sinh tìm tòi, đam mê khoa học, cô cần phải tôn trọng quyết định của con nên đã ủng hộ Minh đi theo con đường mà em đã chọn.
Bố của Minh tới nay vẫn không ủng hộ nhưng tôn trọng quyết định của Minh. "Mặc dù không ủng hộ nhưng ông vẫn cho Minh mượn tiền để xây dựng cơ sở trồng nấm mới" - cô Lan cười chia sẻ.
Về công việc sắp tới, Minh cho biết, hiện tại, với số vốn chưa lớn, em mới chỉ dùng được một phần nhỏ diện tích đất mà trường giao. Tới đây, em sẽ mở rộng cơ sở trồng nấm của mình. Ngoài nấm hương em cũng sẽ trồng thêm nhiều loại nấm khác.
Bên cạnh đó, Minh cũng muốn phát triển nghiên cứu khoa học chứ không chỉ đơn thuần là trồng nấm để bán. Theo Minh, mục tiêu của em thi vào Trường ĐH Lâm nghiệp là để nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt và tạo ra những giống nấm có giá trị kinh tế cao hơn.
Lê Văn
" alt=""/>Cử nhân Ngoại thương thi vào Lâm nghiệp được trường giao đất khởi nghiệp
Trong những bộ SGK Tiếng Việt 1 theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, có 2 bộ sách do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên. SGK Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ông Hùng đồng thời làm chủ biên. Bộ còn lại là Chân trời sáng tạo do PGS.TS Nguyễn Thị Ly Kha làm chủ biên.Với âm 'P', hai bộ có cách dạy khác nhau. Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống dạy âm 'P' trong bài về âm 'PH'. Trong khi đó, bộ Chân trời sáng tạo có hẳn một bài dạy về âm 'P', đi liền là 'PH'.
 |
Sách Tiếng Việt 1 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống |
Về vấn đề này, ông Bùi Mạnh Hùng phân tích: Trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết; trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết.
"Trước hết, xin nói về việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến). Qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy âm P cuối và dạy nhiều.
Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, HS có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau.
Cách thứ nhất: Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.
Cách thứ hai: Dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để HS tập đọc và phát triển vốn từ".
Theo ông Hùng, nhóm tác giả SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chọn cách thứ nhất, còn nhóm tác giả bộ Chân trời sáng tạo chọn cách thứ hai.
 |
Sách Tiếng Việt 1 Bộ Chân trời sáng tạo |
"Cả hai cách đều đúng, nhưng với quan điểm của nhóm chúng tôi, cách của bộ Kết nối hiệu quả hơn, dạy âm vần tiết kiệm thời gian hơn. Bộ Chân trời sáng tạo do PGS.TS Nguyễn Thị Ly Kha làm Chủ biên, và tôi tôn trọng giải pháp của chủ biên" - ông Hùng khẳng định.
Nói thêm về việc dạy chữ 'P', ông Hùng cho biết SGK Tiếng Việt 1 của Bộ GD-ĐT (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua.
"SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, kế thừa cách dạy này. Sau khi làm quen, tập đọc âm P ngay trước khi học âm PH, học sinh được luyện đọc âm đầu P trong một số bài học sau đó, chẳng hạn, khi học vần IN, các em luyện đọc và viết từ đèn pin (trang 78, tập một), luyện đọc từ Sa Pa trong đoạn văn viết về Tây Bắc (trang 105 tập một) và trong bài đọc Ruộng bậc thang ở Sa Pa (trang 154, tập hai).
Âm P và PH đều được học trong phần Âm, ở khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 của lớp 1. Nếu dạy âm P riêng thì cần phải có “từ ứng dụng” để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ. Những từ này chỉ chứa các âm tiết mở (bộ phận vần chỉ có 1 nguyên âm), nghĩa là buộc phải dùng từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô….; không thể dùng các từ như Sa Pa, Nậm Pì… vì hai lí do.
Thứ nhấtlà học sinh chưa được học âm S (trong Sa Pa) và vần ÂM (trong Nậm Pì).
Và thứ hai,thông thường, tên riêng không được dùng ở phần dạy phát triển vốn từ. Mới chỉ được học 5 – 6 tuần mà học sinh phải đọc và hiểu nghĩa của những từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô…. là không phù hợp. Chắc hẳn nhiều người sẽ e ngại vì học sinh lớp 1, mới đến trường mấy tuần, mà phải đọc, viết và hiểu nghĩa của những từ không quen thuộc như vậy.
Cách dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P) ở bộ Kết nối là theo cách quen thuộc với giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong nhiều năm qua" - ông Hùng cho biết.
Phương Mai

Chủ biên SGK Tiếng Việt 1 lên tiếng về việc 'bỏ chữ P'
Sau khi Báo VietNamNet có bài "Sách giáo khoa không dạy chữ 'P', Hiệu trưởng viết tâm thư cho Bộ trưởng", PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Chủ biên SGK Tiếng Việt 1 bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống' đã có phản hồi.
" alt=""/>Chủ biên vụ bỏ chữ P đứng tên 2 bộ SGK, 2 cách dạy khác nhau