Chia sẻ tại tọa đàm về tiêu chuẩn bảo mật cho camera do báo VietNamNet phối hợp với Cục An toàn thông tin tổ chức ngày 22/5, bà Vũ Nguyệt Lan, CTO Công ty cổ phần MK Vision cho hay, sở dĩ 90% thị trường camera giám sát ở Việt Nam nằm trong tay các nhà sản xuất Trung Quốc bởi các sản phẩm camera Việt còn ít, dẫn tới người dùng không có sự lựa chọn nào khác.
Trước những lo ngại về vấn đề bảo mật của các sản phẩm camera trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đại diện MK Vision nhận định, nếu sử dụng các sản phẩm camera giám sát có logo của các doanh nghiệp Việt, người tiêu dùng chắc chắn sẽ cảm thấy yên tâm hơn.
Cũng liên quan đến câu chuyện này, theo ông Nguyễn Đức Quý, Tổng giám đốc Vconnex, giá thành và chất lượng là những lý do khiến các sản phẩm camera Trung Quốc hiện đang phổ biến.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp camera nội địa sẽ thua ngay trên sân nhà nếu người tiêu dùng vẫn lựa chọn các sản phẩm camera trôi nổi trên thị trường. Do đó, nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ đủ mạnh để các doanh nghiệp sản xuất camera có thể tồn tại trong nước, trước khi tính đến chuyện vươn ra biển lớn.
Lý giải về mức giá rẻ của camera Trung Quốc, ông Võ Đức Thọ, Tổng giám đốc Hanet Technology cho rằng, điều này là do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất với quy mô lớn, hàng triệu sản phẩm. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt phải có cách đi khác biệt, làm các nghiệp vụ mà các hãng nước ngoài chưa làm. Chỉ khi đó, camera Việt mới có thể cạnh tranh với các mặt hàng giá rẻ từ nước ngoài.
Khả năng cạnh tranh của camera Việt trên sân nhà
Tại Việt Nam, thị trường camera giám sát còn có nhiều dư địa phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Pavana, nếu thị trường mở hoàn toàn, các nhà sản xuất camera trong nước sẽ không thể cạnh tranh sòng phẳng về giá với các sản phẩm Trung Quốc. Các doanh nghiệp camera Việt phải đoàn kết lại và cần có sự đồng hành, hỗ trợ thông qua các chính sách của Chính phủ.
Theo ông Nguyễn Đăng Triển, Giám đốc Trung tâm Giải pháp CNTT và dịch vụ số, Viettel Telecom, để nâng cao sức cạnh tranh của các nhà cung cấp camera trong nước, cần phải có một nhóm công tác để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và sau đó là bộ tiêu chuẩn cho camera giám sát. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, các camera nhập khẩu vào Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật này.
Giá thành dịch vụ camera phụ thuộc vào số lượng sản phẩm. Các công ty camera trong nước sẽ khó cạnh tranh đơn lẻ với các nhà sản xuất quy mô lớn. Do đó, Viettel đề xuất thành lập hiệp hội hoặc liên minh về camera để cùng nhau nghiên cứu, phát triển.
Trước những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, Cục đang phối hợp với các doanh nghiệp, chuyên gia để xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát". Dự kiến trong năm 2024, quy chuẩn này sẽ được ban hành.
“Khi có quy chuẩn kỹ thuật, các camera được sản xuất tại Việt Nam hoặc những camera nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam bắt buộc phải được kiểm định, đánh giá, chứng nhận hợp quy mới được đưa ra thị trường để cung cấp cho người sử dụng”, ông Khoa nói.
Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, người đứng đầu địa phương phải quyết liệt chỉ đạo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu để hình thành được kho dữ liệu dùng chung cấp tỉnh, tập hợp đầy đủ dữ liệu của các lĩnh vực và chính quyền các cấp. Các dữ liệu này phải thường xuyên được cập nhật, đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Chia sẻ dữ liệu sẽ quyết định tốc độ phát triển đô thị thông minh.
Hiện nay, Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo quy định về cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung để trình Chính phủ trong tháng 5/2024, bao gồm: CSDL quốc gia; CSDL các bộ, ngành, địa phương và mối quan hệ giữa các CSDL dùng chung; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong các cơ quan Nhà nước đảm bảo sự thống nhất và có thứ bậc.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đang phối hợp với Bộ Xây dựng để ban hành Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững Việt Nam. Mục tiêu của bộ tiêu chí này là để đánh giá mức độ phát triển đô thị thông minh, tạo sự thống nhất về nhận thức chung trong việc phát triển đô thị thông minh gắn với Chuyển đổi số quốc gia.
Tại Smart City Asia 2024, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho hay TP.HCM là trung tâm kinh tế - tài chính - thương mại của cả nước. Đồng thời, thành phố cũng là “đầu tàu” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Năm 2022, TP.HCM nằm trong top 200 hệ sinh thái năng động toàn cầu, xếp vị trí 111, tăng 68 bậc so với năm 2021.
TP.HCM xác định quan điểm, để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thì phải phát triển khoa học công nghệ. Ngoài tập trung nghiên cứu, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, TP.HCM còn tạo điều kiện, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển thông qua các chính sách. Đặc biệt, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Để sánh vai với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới, TP.HCM đã đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có phát triển kinh tế số. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số đóng góp 25% GRDP của thành phố và đến năm 2030 đóng góp 40% GRDP.
Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, TP.HCM đã ban hành các chương trình như: Đề án xây dựng thành phố thông minh; đô thị chuyển đổi số; hỗ trợ doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp công nghệ, thông tin truyền thông giai đoạn 2020 – 2030; chiến lược quản trị dữ liệu của thành phố; đề án phát triển thương mại điện tử đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…
Smart City Asia 2024 là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế gặp gỡ, chia sẻ những định hướng, chiến lược, giải pháp và công cụ quản lý thực tiễn trong phát triển đô thị thông minh.
Smart City Asia 2024 diễn ra trong 2 ngày từ 17 – 19/4. Trong khuôn khổ triển lãm sẽ có các chương trình hội thảo chuyên đề như: Chiến lược thành phố thông minh Việt Nam với định hướng phát triển xanh và bền vững (sáng 17/4); Hạ tầng và nền tảng số cho phát triển đô thị thông minh định hướng tăng trưởng xanh và bền vững (chiều 17/4); Giải pháp công nghệ cho cuộc sống thông minh (sáng 18/4).
Đến với Smart City Asia 2022, Công ty CP Tập đoàn công nghệ Unicloud đã mang tới một loạt các giải pháp số và thiết bị công nghệ cao.
" alt=""/>Chia sẻ dữ liệu sẽ quyết định tốc độ phát triển đô thị thông minhBáo cáo cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Viettel Global đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 22% so với quý 1/2023. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng của một doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh thế giới gần như bão hoà về dịch vụ này.
Trong quý 1, cả 9 thị trường tăng trưởng cao trong đó có 5 thị trường tăng trưởng 2 con số như Lumitel tại Burundi (29%), Unitel tại Lào (24%), Movitel tại Mozambique (22%), Natcom tại Haiti (18%), Metfone tại Campuchia (13%).
Doanh thu tăng trưởng tích cực, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2024 của Viettel Global đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Báo cáo thường niên năm 2023 được doanh nghiệp công bố ngày 19/4, trong năm 2024, Viettel Global đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, trong đó tăng trưởng viễn thông truyền thống lớn hơn 10%, dịch vụ ngoài viễn thông tăng trưởng từ 20-30%. Để mở rộng nguồn tăng trưởng, các thị trường châu Á, Viettel Global tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, Data center, Cloud, Big data. Các thị trường châu Phi và châu Mỹ sẽ tập trung phát triển các dịch vụ số mới dựa trên nền tảng 4G và dịch vụ Internet băng thông rộng, chuẩn bị sẵn sàng cho 5G để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.
" alt=""/>Lợi nhuận sau thuế Viettel Global tăng 175% trong quý 1