Fan hâm mộ hệ điều hành Android từ lâu vẫn tự hào với hai “chân lý” hiển nhiên: Android tuyệt vời hơn iOS và Android càng ít tùy biến bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Tạm gác lại khẳng định đầu tiên về cuộc chiến muôn thuở giữa Android và iOS, thì rõ ràng trong mắt người dùng am hiểu công nghệ, skin Android (thuật ngữ chỉ các phiên bản tùy biến Android từ nhà sản xuất điện thoại như Samsung, LG, Sony…), nói theo cách dễ nghe nhất, chỉ là một sự bất tiện bất đắc dĩ, hay đúng hơn là thất bại thảm hại của nhà sản xuất trong việc nắm bắt và đáp ứng đúng nhu cầu người dùng.
Tuy nhiên, sau 8 năm kể từ ngày chiếc smartphone Android sở hữu giao diện tùy biến đầu tiên ra đời (HTC Sense, 2009), cũng như sau khi Samsung chứng minh cho thế giới thấy rằng TouchWiz tùy biến nặng nề của mình không không ngăn cản doanh số dòng Galaxy S và Galaxy Note leo cao từng năm, có lẽ Android skin xứng đáng được một lần xem xét lại.
Một số luận điểm phổ biến khi tranh cãi về tính hữu dụng của Stock Android (tức phiên bản hệ điều hành Android thuần túy không có hoặc ít bị tùy biến) và các phiên bản Android tùy biến khác có thể kể đến như:
- Android tùy biến trông quá màu mè, thiếu chuyên nghiệp và xấu hơn so với Stock Android
- Thường đi kèm với bloatware và ứng dụng kép (ví dụ như trên Galaxy bạn sẽ thấy có 2 ứng dụng email: Email và Gmail)
- Khiến máy bị chậm
- Thiếu tính thống nhất với ngôn ngữ thiết kế Material Design
- Nhận bản cập nhật muộn hơn rất nhiều so với Stock Android
- Khiến Android trở nên rắc rối và khó làm quen hơn với người sử dụng mới
- Gây hao pin hơn Stock Android
Tất cả những nhận xét trên có thể đều đúng cho tới 2 năm về trước. Tuy nhiên hiện tại, với việc phần cứng smartphone ngày càng mạnh mẽ hơn và nhà sản xuất cũng tối ưu hóa thiết bị tốt hơn, lập tức chê bai Grace UX của Samsung hay LG UX trước khi trải nghiệm thật sự chỉ là khẳng định vô căn cứ hơn là ý kiến khách quan.
Stock Android thường đồng nghĩa với tốc độ xử lý tác vụ nhanh chóng và chuyển đổi hoạt ảnh mượt mà, nhưng như đã nói ở trên, tiến bộ vượt bậc về công nghệ vi xử lý nói riêng và phần cứng nói chung đang ngày càng xóa nhòa sự khác biệt đó. Chỉ 3 - 4 năm trước, người ta không thể tìm được một flagship Android nào có thể chạy mượt như các thiết bị Nexus của Google. Nhưng giờ đây, chiếc Huawei Mate 9 hay LG V30, hai trong số rất nhiều thiết bị sử dụng giao diện Android tùy biến, cũng chạy mượt hệt như Google Pixel vậy.
Ngay cả Samsung, nhà sản xuất đầy tai tiếng và từng nhận chỉ trích thậm tệ vì đã tùy biến Android quá nặng nề trên các phiên bản Galaxy S của mình, cũng đã cải tiến rất nhiều với “Grace UX” trên Galaxy S8. Flagship Samsung có thể không giữ được hoạt ảnh chuyển đổi mượt mà như Google Pixel sau một thời gian sử dụng, nhưng bất cứ độ trễ nào dù có cũng là quá ít để người dùng phải bận tâm hoặc phá hỏng trải nghiệm sử dụng.
Thêm vào đó, Stock Android chưa hẳn đã đảm bảo cho việc cập nhật thường xuyên và liên tục. Bằng chứng là chiếc Motorola, sử dụng một phiên bản Android gần như “tinh khiết” nhất, lại nhận bản cập nhật bảo mật sau cả Samsung và LG.
![]() |
Hầu hết các nhà sản xuất cố gắng tùy biến Android cũng như tự tạo cho mình một giao diện riêng với mục đích mang lại tính năng độc đáo nhằm thu hút người dùng và tách biệt mình với các nhà sản xuất khác. Stock Android, dù vẫn tùy biến tốt hơn iOS, nhưng khi so với những gì phần mềm trên Galaxy S8 hay LG V30 làm được, thì vẫn còn rất hạn chế. Một số tính năng không thể tìm thấy trên Stock Android có thể kể đến như:
- Chế độ dùng điện thoại một tay
" alt=""/>Android tùy biến có thực sự tồi tệ?Theo Reuters, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ 21 nghi phạm do có liên quan đến hành vi lấy cắp thông tin của hơn 10 triệu khách hàng từ công ty logictics Cainiao - thuộc Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma.
Cụ thể, dữ liệu của hơn 10 triệu khách hàng thường xuyên sử dụng sàn thương mại điện tử Alibaba bị đánh cắp bao gồm: tên người dùng, số điện thoại và số theo dõi bưu kiện đã bị hacker lấy đi.
Cảnh sát Hàng Châu (Trung Quốc) cho hay, trong tháng 9, công ty Cainiao đã báo với giới chức rằng máy quét mã vạch được sử dụng trong các trạm phân phối sản phẩm của công ty bị nhiễm phần mềm độc hại. Cainiao cũng cho biết, hồi đầu năm nay, họ đã phát hiện một phần mềm độc hại trong một số máy quét bưu kiện và ngay lập tức, hãng đã báo cho lực lượng cảnh sát và tiến hành nâng cấp hệ thống.
![]() |
Dữ liệu khách của trang thương mại điện tử Alibaba đã bị đánh cắp |
Trả lời truyền thông Trung Quốc, đại diện của công ty logictics thuộc Tập đoàn này cho hay, hiện vi phạm liên quan đánh cắp dữ liệu đã được khắc phục. Cainiao cũng nói rằng, cuộc điều tra của cảnh sát xác định không có dữ liệu bị thu thập bất hợp pháp nào được chia sẻ cho bên thứ ba. "Cainiao xem việc bảo vệ dữ liệu khách hàng là ưu tiên cao nhất và sẽ tiếp tục nỗ lực giữ cho nền tảng của nó an toàn", vị này khẳng định.
Phía Amazon cũng khẳng định, công ty sẽ điều tra kỹ lưỡng và không khoan nhượng với hành vi đánh cắp thông tin. Khi phát hiện thủ phạm, hãng sẽ truy cứu trách nhiệm theo quy định pháp luật Mỹ hiện hành.
Không chỉ thông tin khách hàng của Alibaba bị đánh cắp mà vừa mới đây, trang thương mại điện tử Amazon cũng xảy ra tình trạng tương tự. Công ty Amazon cũng đã chính thức lên tiếng xác nhận và đang điều tra các cáo buộc một số nhân viên của hãng đã bán thông tin khách hàng cho bên thứ ba.
Các tập đoàn quảng cáo thường mua dữ liệu để giúp người bán biết được thói quen mua sắm của khách hàng, biết được các từ khóa phổ biến và chi tiết vốn được giữ bí mật khác là điều vẫn xảy ra. Sau đó, họ có thể viết lại phần mô tả sản phẩm và quảng cáo nhằm tăng cơ hội bán cho sản phẩm và được hiển thị ở đầu kết quả tìm kiếm - tức có cơ hội được chọn cao nhất.
H.N. - Lê Hường - Thu Trang (tổng hợp)
" alt=""/>Dữ liệu cá nhân của hàng chục triệu khách hàng Alibaba lọt vào tay hacker![]() |
Xác trăn khổng lồ dài 7 mét được người dân Indonesia buộc bằng dây thừng. |
Theo Daily Star,người đàn ông tên Robert Nababn, 37 tuổi, phát hiện con quái vật khổng lồ đang nằm phơi nắng giữa đường ở tỉnh Riau, Indonesia.
Tỉnh dậy tại bệnh viện, ông Nababn đã kể lại khoảnh khắc đối diện với con trăn khổng lồ đáng sợ.
Người đàn ông 37 tuổi nói ông đã tìm cách kéo con trăn khổng lồ ra khỏi đường nhưng không ngờ bị sinh vật này phản kháng dữ dội.
Con trăn khổng lồ đớp lấy cánh tay người đàn ông Indonesia, trong khi quấn chặt nạn nhân. Đây là cách loài trăn thường dùng để săn mồi, siết cho nạn nhân chết ngạt rồi mới nuốt chửng.
Bằng một cách nào đó ông Nababn đã sống sót và những gì ông biết sau đó là mình đã nằm trong bệnh viện.
![]() |
Người dân địa phương Indonesia vây quanh xác trăn khổng lồ. |
Cánh tay của người đàn ông 37 tuổi bị tổn thương nặng nề với những vết cắn sâu của trăn khổng lồ. Ông Nababn cũng bị kiệt sức.
Hiện chưa rõ người đàn ông đã sống sót bằng cách nào hay con trăn đã chết ra sao.
“Tôi cố gắng bắt con trăn”, ông Nababn nói. “Nhưng nó cắn vào tay tôi và chúng tôi đã đấu vật với nhau trong một khoảng thời gian”.
Những hình ảnh xuất hiện sau đó cho thấy người dân làng Indonesia vây quanh xác trăn khổng lồ.
Xác trăn khổng lồ bị buộc bằng một sợi dây thừng, trong khi phần đuôi trăn lớn đến mức 3 trẻ em có thể ngồi vừa.
![]() |
Hiện chưa rõ người đàn ông đã sống sót kỳ diệu ra sao và con trăn khổng lồ bị giết bằng cách nào. |
Thông tin ban đầu cho biết con trăn khổng lồ này có thể là trăn gấm. Đây là loài sinh vật có kích thước rất lớn, sống rải rác ở Đông Nam Á và có thể phát triển chiều dài tới 10 mét.
Trăn gấm là loài động vật bơi lội giỏi, có thể di cư đến sinh sống ở những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ ở Indonesia.
Kỷ lục về loài trăn lớn nhất thế giới từng được nuôi nhốt là một con trăn tên Medusa, dài tới 7,62 mét.
Không may mắn như ông Nababn, một người đàn ông Indonesia khác hồi đầu năm nay đã bị trăn khổng lồ dài 7 mét nuốt chửng. Khi mổ bụng trăn, ai cũng hốt hoảng vì phát hiện ra xác người nằm trong còn nguyên vẹn.
![]() Video thanh niên bị mắc kẹt giữa không trung gây xôn xaoĐoạn video thu hút triệu lượt xem gây xôn xao cư dân mạng ghi lại hình ảnh 1 thanh niên định tẩu thoát khỏi khách sạn từ tầng 19 bằng đường dây cáp viễn thông. " alt=""/>Tử chiến với trăn khổng lồ 7m, người đàn ông kể lại phút kinh hoàng
|