Hơn 1.500 chung cư cũUBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Theo kết quả rà soát, thống kê tại thời điểm năm 2020, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.579 chung cư cũ chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960 đến 1994 tập trung tại các quận nội thành và nội đô lịch sử. Hiện nay đang tiếp tục công tác rà soát tại các quận cập nhật vào danh mục dự kiến bổ sung thêm khoảng 200-300 nhà.
 |
Hà Nội hiện có khoảng 1.579 chung cư cũ chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960 đến 1994 tập trung tại các quận nội thành và nội đô lịch sử |
Theo UBND TP Hà Nội, hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm, quyền sử dụng giữa tư nhân, tổ chức, nhà nước. Một số khu có xen kẽ các công trình nhà ở thấp tầng, trụ sở cơ quan, văn phòng, dịch vụ thương mại, hạ tầng xã hội. Diện tích căn hộ chung cư cũ nhỏ dưới 30m2, từ 30-50m2/căn, quá tải số người, nhiều hộ dân tự sửa chữa, cơi nới lấn chiếm không gian chung. Đồng thời do không được duy tu bảo trì thường xuyên, công trình và hệ thống hạ tầng hư hại, xuống cấp, nguy hiểm kỹ thuật kết cấu công trình và an toàn cho người dân.
Từ năm 2005-2014, đã hoàn thành cải tạo xây dựng lại 19 dự án và 14 dự án đang triển khai. Từ năm 2014, sau khi Luật ở nhà 2014, Nghị định 100/2015 được ban hành và có hiệu lực thi hành đến nay không có dự án mới nào được bổ sung thêm, tiến độ thực hiện chậm, kém hiệu quả.
Nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, UBND TP ban hành kế hoạch thúc đẩy triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025 trong đó xác định vai trò của Nhà nước là chủ đạo trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện; cả hệ thống chính trị vào cuộc và tăng cường sự thống nhất ủng hộ, đồng thuận của nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội cùng phối hợp quyết liệt thực hiện.
 |
Hà Nội dự kiến bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định toàn bộ chung cư cũ |
Hà Nội đề ra các nhiệm vụ giải pháp cụ thể là xây dựng và ban hành kế hoạch tổng rà soát, kiểm định các nhà chung cư cũ, bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ theo đối tượng, phân loại quy định của Nghị định 69/2021.
Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ giai đoạn 2021-2025 đối với các chung cư cũ đã có kết quả kiểm định để triển khai thực hiện quy trình tổ chức lập quy hoạch chi tiết 1/500, dự án đầu tư.
3 hình thức lựa chọn nhà đầu tư
Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được quy định theo 3 hình thức là các chủ sở hữu thống nhất lựa chọn, đấu thầu lựa chọn và nhà nước thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách (Điều 113 Luật Nhà ở).
Đối với việc tạo lập quỹ nhà tạm cư thực hiện trên cơ sở sử dụng quỹ nhà tái định cư có sẵn, đầu tư xây dựng nhà tạm cư, nhà tái định cư (phục vụ tạm cư) mới bằng vốn ngân sách, nhà ở thương mại, sử dụng quỹ nhà ở xã hội kết hợp. Cùng với đó, rà soát quỹ đất trống trong các khu chung cư cũ có khả năng giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng tạo lập quỹ nhà tạm cư tại chỗ.
UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và cơ quan liên quan triển khai thực hiện kế hoạch.
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong đó quy định rõ 3 trường hợp nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định.
Theo đó, nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thuộc một trong các trường hợp: Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.
Hà Nội sắp cải tạo 3 khu chung cư cũ toạ lạc trên "đất vàng" trung tâm Theo Chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025", Hà Nội đặt chỉ tiêu hoàn thành xây dựng Đề án khung cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy tiến độ cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố; triển khai cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ nguy hiểm cấp D. Triển khai cải tạo, xây dựng lại 2-3 khu chung cư cũ và chuẩn bị triển khai các khu còn lại. Được biết, 3 khu chung cư cũ được đề xuất cải tạo, xây dựng lại trong giai đoạn 2021-2025 là khu tập thể Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh. Đây là các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp độ D (nguy hiểm đặc biệt, có nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp các hộ dân). |
Thuận Phong

Loạt chung cư cũ phải phá dỡ để xây lại theo Nghị định mới
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong đó quy định rõ nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại.
" alt=""/>Hà Nội dự kiến chi 500 tỷ đồng kiểm tra toàn bộ chung cư cũ
Hong Kong không chỉ là nơi có giá nhà đất đắt đỏ mà chỗ đỗ ô tô cũng có giá "trên trời". Mới đây, một chỗ đỗ xe ở đây đã được bán với giá hơn 10 triệu đô la Hong Kong (29,8 tỷ đồng). Mức giá này phá vỡ kỷ lục cũ là 7,6 triệu đô la Hồng Kông cho một chỗ đậu xe trong một cao ốc văn phòng hồi năm 2019.Điểm đỗ xe có giá "khủng" này là một trong số những chỗ đỗ xe được các nhà phát triển bất động sản bán ra. Chúng nằm trong khu dân cư Mount Nicholson trên đỉnh The Peak - nhìn ra cảng Victoria ở đặc khu hành chính này.
 |
Khu vực có chỗ đỗ xe với giá bán cao ngất |
Khu dân cư hạng sang này có có 19 ngôi nhà vườn, 48 căn hộ do Wharf Holdings và Nan Fung Group đồng xây dựng. Hai công ty này đã bán 29 chỗ đậu xe ở dự án hạng sang thông qua cuộc đấu giá kín cho các chủ nhà.
Một chủ sở hữu nhà trong khu Mount Nicholson ở Hong Kong tiết lộ, ông chi hơn 36 triệu đô la Hong Kong (107 tỷ đồng) mua 4 chỗ đậu ô tô hồi tháng trước. Ông cho biết giá khởi điểm trước đấu giá mỗi chỗ đậu ô tô là 8,8 triệu đô la Hong Kong (26,2 tỷ đồng).
Tại khu dân cư Mount Nicholson, mỗi căn hộ có diện tích từ 407m2 đến 427m2, mỗi căn có giá từ 400 triệu - 600 triệu đô la Hong Kong (1.100 tỷ đồng - 1.700 tỷ đồng). Cho nên, việc chủ sở hữu chi khoảng 10 triệu đô la Hong Kong mua một chỗ đậu xe không phải là vấn đề lớn.
William Lau, Giám đốc kinh doanh tại chi nhánh của Centaline Property Agency, cho biết: “Đây chắc chắn là điểm đỗ xe đắt nhất ở Hồng Kông".
Tháng 9/2019, một doanh nhân ở Hong Kong, Trung Quốc cũng đã bán một chỗ đậu xe diện tích 12,5m2 với giá 7,6 triệu đô la Hong Kong (22,7 tỷ đồng) gần khu thương mại ở trung tâm Hongkong.
Phân khúc chỗ đậu ô tô một lần nữa chứng kiến giao dịch tăng lên khi tâm lý các nhà đầu tư bất động sản được cải thiện. Doanh số bán chỗ đỗ ô tô ở đặc khu hành chính Hong Kong đã tăng 18% trong tháng 5.
Diệu Quỳnh (Theo SCMP)

Không có chỗ đỗ xe, dân chung cư 5 sao đem ô tô diễu hành khắp phố
- Bức xúc vì bị chủ đầu tư Phát Đạt chấm dứt cho thuê bãi đỗ ô tô, cư dân The EverRich Infinity đã mang xe diễu hành phản đối.
" alt=""/>30 tỷ đồng một chỗ đậu xe ở Hong Kong

 |
|
 |
TP.HCM công bố nguyện vọng 1 thi vào lớp 10 |
Kỳ thi vào lớp 10 ở TP.HCM diễn ra ngày 2 và 3 tháng 6. Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, mỗi thí sinh được đăng ký 3 nguyện vọng vào lớp 10 công lập (không tính lớp chuyên).
So với năm ngoái, chỉ tiêu vào lớp 10 ở nhiều trường THPT của TP.HCM năm nay có biến động.
Các trường: THPT Bùi Thị Xuân, THPT Len Lơ Man, THPT Thủ Thiêm, THPT Nguyễn Trãi, THPT Trần Hữu Trang, THPT Lê Thánh Tôn, THPT Tân Phong, THPT Tạ Quang Bửu, THPT Trần Quang Khải, THPT Võ Thị Sáu, THPT Gò Vấp, THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Tam Phú, THPT Hiệp Bình... tăng 45 chỉ tiêu, tương đương 1 lớp.
Các trường: THPT Nguyễn Hữu Thọ, THPT Trần Khai Nguyên, THPT Ngô Gia Tự, THPT Phước Long, THPT Long Trường, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Nguyễn Thái Bình... tăng 90 chỉ tiêu, tương đương 2 lớp.
Các trường: THPT Giồng Ông Tố, THPT Nguyễn Văn Tăng, THPT Thanh Đa tăng 135 chỉ tiêu, tương đương 3 lớp. Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu tăng 225 chỉ tiêu, là trường tăng nhiều nhất chỉ tiêu vào lớp 10 năm nay.
Trong khi đó có một số trường giảm nhiều chỉ tiêu vào lớp 10. Trường THPT Marie Curie giảm 260 chỉ tiêu vào lớp 10 thường. Lưu ý trường có thêm 45 chỉ tiêu cho lớp 10 song ngữ. Các Trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT Bình Chiểu giảm 135 chỉ tiêu, tương đương 3 lớp. Trường THPT Trần Phú giảm 225 chỉ tiêu. Nhiều trường còn lại giảm 44-90 chỉ tiêu.
Theo ông Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Quận 1, TP.HCM năm nay có thay đổi về cách tính điểm thi vào lớp 10. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ (không nhân hệ số). Tuy nhiên, việc trúng tuyển vào lớp 10 công lập không phải do điểm thi cao hay thấp mà do tổng điểm thi của học sinh có đáp ứng được điểm chuẩn của 1 trong các trường chọn lựa đăng ký nguyện vọng.
Chọn 3 nguyện vọng đăng ký vào lớp 10 thường, các nguyện vọng lớp 10 chuyên, tích hợp phù hợp là khả năng học sinh có thể đạt điểm chuẩn của các trường đã chọn hoặc tối thiểu đỗ được 1 trường công lập cuối cùng ở nguyện vọng 3.
Để đạt được mục đích này, trước hết học sinh phải đánh giá thực lực của mình có thể đạt được bao nhiêu điểm trong kỳ thi thi vào lớp 10. Cách hiệu quả nhất là học sinh lấy điểm thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi kiểm tra học kỳ II (đây là kỳ thi cuối năm học do Phòng GD-ĐT ra đề chung nên tương đối sát với đề thi vào lớp 10) để đánh giá khả năng mình có thể đạt được bao nhiêu điểm theo đề thi vào lớp 10.
Đối chiếu với điểm chuẩn lớp 10 năm trước phải tính tổng điểm theo công thức = Văn x 2 + Toán x 2 + Ngoại ngữ. Đây là cách duy nhất đối chiếu với điểm chuẩn lớp 10 năm trước và việc thay đổi hệ số 3 môn thi không ảnh hưởng nhiều đến kết quả tuyển sinh. Khi tính tổng điểm cần phải trừ hao 10-15% vì đề thi vào lớp 10 phân loại học sinh nên khó hơn. Đồng thời tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn xem khả năng có thể đạt được số điểm số này không.
Khi đã đánh giá được tương đối thực lực của mình, phải đối chiếu với điểm chuẩn các nguyện vọng của các trường THPT năm trước xem tương ứng với trường nào, nhận định trường trong địa bàn cư trú phù hợp khả năng của mình.
Minh Anh

Biến động điểm chuẩn lớp 10 TP.HCM 3 năm qua
Ba năm qua, điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 công lập ở TP.HCM có nhiều biến động.Trong đó điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2020 tăng vọt so với năm 2019.
" alt=""/>TP.HCM công bố nguyện vọng 1 thi vào lớp 10