Những tập đầu phát sóng, gia thế cũng như phong cách của nhân vật Quy được cho là không có mấy khác biệt so với nhân vật Long mà Mạnh Trường đảm nhiệm trong Hương vị tình thân. Nhiều khán giả cho rằng anh đã quá tuổi để vào vai này và không có sự đột phá hay phong cách mới lạ trong diễn xuất.
![]() | ![]() |
Khán giả thắc mắc Ly đã lấy phụ kiện ra ở đâu để biến hình nhanh như vậy.
Dù mới lên sóng nhưng khán giả chỉ ra kha khá sạn từ Đừng nói khi yêu.
Ở tập 4, nhân vật Trang (Lương Thanh) tới nhà Tú (Đình Tú) đợi cô giáo cũ. Ly (Thùy Anh) làm nhiệm vụ báo cáo tình hình ở nhà và thay mặt bà Thúy (Quách Thu Phương) làm một bài "kiểm tra tư cách" với Thanh xem cô có xứng làm con dâu không. Trong nháy mắt, không hiểu Ly kiếm phụ kiện ở đâu và thay quần áo như trang phục biểu diễn Halloween giả làm người mù để thử phản ứng của Trang.
Chưa kể tình tiết vô lý này, cũng trong tập 4, Quy tìm danh sách các cửa hàng tham dự hội thảo bánh và nhanh chóng tìm ra địa chỉ làm bánh nhà Ly dù trước đó cô không hề giới thiệu thông tin gì về cửa hàng nhà mình. Do vậy, khán giả khó hiểu trước trình độ "điều tra" của Quy.
Trong tập 5, khi đưa Ly về nhà hàng nơi Tú gặp gỡ Trang, Quy đã xin số điện thoại của cô. Ly nói số điện thoại của mình là 0913 kèm theo ngày tháng năm sinh. Không rõ Quy đã dò tìm ngày tháng năm sinh của Ly khi nào mà ngay lập tức gọi điện cho cô.
Tuy nhiên, ở đầu tập 6, khi Quy cầm điện thoại lên nhắn tin cho Ly, khán giả phát hiện ra số máy anh lưu trong số điện thoại lại có đầu số là 0934, với đuôi 241488. Chắc chắn đây không phải số Ly đã cho và không có ai sinh nhật vào tháng 14. Dù đây chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng vẫn khiến nhiều mọt phim để ý.
Trong tập 8, Quy một mình lái xe băng băng trên đường vào buổi tối nhưng vẫn phát hiện ra Ly ngồi một mình ở nhà chờ xe bus bên kia đường. Chi tiết này được nhận xét là "chỉ có trên phim". Khán giả chỉ còn nước bái phục độ tinh mắt của nhân vật Quy.
Song chi tiết gây tranh cãi nhất cho đến thời điểm này nằm ở tập phim mới phát sóng. Ly đã mua một loại thuốc nhuận tràng cho người táo bón nghiền nát để cho vào bột bánh nhằm chơi khăm Quy. Ly tìm mọi cách khiến Quy ăn chiếc bánh có thuốc này để anh không hợp tác làm ăn với tiệm bánh nhà mình nữa.
Chi tiết trên được khán giả bàn luận xôn xao bởi nó cho thấy sự hồ đồ và thiếu văn minh của nhân vật Ly. Đó là chưa kể hành động Ly cố tình trì hoãn việc ra khỏi văn phòng của Quy để chứng kiến cảnh anh bẽ mặt chạy vào nhà vệ sinh vì đau bụng bị khán giả đánh giá là vô duyên.
Ngoài ra, người xem còn thắc mắc việc Ly làm bánh nhưng không bao giờ đeo khẩu trang, đội mũ hay găng tay. Cùng với đó, Đừng nói khi yêu xây dựng những tình tiết vô lý quá đà để khắc họa tình bạn của Ly và Tú. Dù thân thiết từ nhỏ nhưng khán giả cho rằng cả Tú và Ly đều quá vô duyên trong cách hành xử. Dù Tú đang tìm hiểu Trang, Ly vẫn hồn nhiên ôm vai bá cổ Tú trước mặt Trang hay Tú vô tư chở Ly về nhà ăn cơm do Trang nấu mà không hề báo trước.
Rõ ràng kịch bản phim nhồi nhiều tình tiết kịch tính để thu hút khán giả nhưng cũng cần tiết chế và đưa vào các tình huống hợp lý để thuyết phục người xem. Mặc dù vậy, phần đông khán giả vẫn đánh giá đây là bộ phim cuốn hút dành cho giới trẻ, dàn diễn viên đẹp, tạo hình hấp dẫn và diễn xuất tự nhiên.
Đừng nói khi yêuvẫn đang tiến hành quay song song với phát sóng, hiện chưa công bố số tập chính thức.
Mai Phương
Clip: VTV
Độc giả có thể gửi ý kiến về bộ phim tại địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của bài báo đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
![]() |
Nhà văn Trương Quý giao lưu cùng nhóm Cloud Pillow - nhóm thiết kế và minh hoạ của 'Hà Nội ngàn năm ký ức'. |
Hà Nội – một mảnh đất vừa quen mà cũng vừa thật lạ, bởi trải qua hơn ngàn năm lịch sử, Hà Nội đã "thay da đổi thịt" không biết bao lần. Thế hệ trẻ tìm kiếm bóng hình của Thăng Long - Hà Nội xưa qua những vết tích là các công trình lịch sử nổi tiếng đã gắn liền với những thăng trầm của mảnh đất này.
Những hình ảnh biểu tượng về lịch sử hơn một nghìn năm hào hùng, bi tráng của Thăng Long - Hà Nội đã được tái hiện qua Hà Nội ngàn năm ký ứcvà phiên bản sách tiếng Anh Hà Nội Reminiscences of thousand years.
![]() |
Không chỉ cung cấp thông tin, đây còn là một sản phẩm sách pop-up (sách dựng hình 3D) đầu tiên về Hà Nội với tính năng tương tác với bạn đọc rất hiệu quả. 11 danh thắng của Thăng Long - Hà Nội xuất hiện độc đáo trong cuốn sách, mang lại cho độc giả t rải nghiệm khó quên.
Theo nhóm Cloud Pillow - nhóm thiết kế và minh hoạ của Hà Nội ngàn năm ký ức thì sách pop-up, có tên gọi là sách dựng hình 3D, hay sách nổi, là những cuốn sách kết hợp các kĩ thuật cắt, dán, gấp giấy để tạo nên kết cấu ba chiều, minh họa sinh động hơn một phân cảnh, một câu chuyện mà một cuốn sách thường có thể chưa truyền đạt hết được.
Sách pop-up trên thế giới có từ thế kỉ XIII, tuy nhiên những cuốn sách pop-up đầu tiên chưa dành cho độc giả nhỏ tuổi mà mục đích ra đời của chúng dùng để tính toán ngày của thánh. Dần dần các cuốn pop-up phổ biến hơn và được dùng để minh họa các bài học giải phẫu, những kết cấu... Đến cuối thế kỉ XVIII, những cuốn sách pop-up mới dần được thiết kế cho trẻ em.
Người được biết đến là người đầu tiên làm sách pop-up dành cho trẻ em là tác giả minh họa người Đức. Ngày nay tên của ông được đặt cho giải thưởng cho sách pop-up do Movable Book Society tổ chức hàng năm.
Sách pop-up ở thị trường Việt Nam không nhiều, chính vì thế nhóm đã chọn cách trình bày này cho cuốn Hà Nội ngàn năm ký ức để lột tả hết được 11 danh thắng tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội.
"Khi nhận dự án chúng tôi vừa vui vừa lo, vì chưa có một đơn vị nào ở Việt Nam dạy về việc làm sách như thế này. Chúng tôi tham khảo sách của nước ngoài. Một ngày xưởng chỉ làm được 25 cuốn vì chủ yếu phải làm bằng tay nên rất mất công", đại diện nhóm Cloud Pillow chia sẻ.
![]() |
Tại Việt Nam sách pop-up vẫn còn mới mẻ dù được độc giả rất yêu thích, một phần vì thiếu đội ngũ tác giả, họa sĩ và còn lý do từ việc sách pop-up đòi hỏi quy trinh in ấn, gia công sản xuất rất khắt khe, tỉ mỉ. Việc ra mắt sách pop-up Hà Nội ngàn năm văn hiến là nỗ lực của Nhà xuất bản Kim Đồng nhằm giúp độc giả tiếp cận một cách gần gũi nhất với những di sản của Thăng Long - Hà Nội.
Phiên bản tiếng Anh Hà Nội Reminiscences of thousand years cũng là món quà độc đáo dành cho bạn bè quốc tế để thêm hiểu, thêm yêu cảnh sắc con người Hà Nội.
Tình Lê
Men theo dòng chảy lịch sử, "Thăng Long Kinh Kỳ- Kẻ Chợ" đã phác họa bức tranh sống động về văn hóa, phong tục, lịch sử, con người của Hà Nội xưa trong những biến thiên của thời cuộc.
" alt=""/>11 danh thắng Hà Nội được tái hiện sinh động qua sách nổiHoài Vui cho biết, chị bắt đầu bén duyên với sản phẩm này từ năm 2020 khi tận dụng những mo cau tại quê nhà.
Sản phẩm của chị được nhiều người dùng đón nhận. Tùy thuộc vào từng loại mà chị Vui có các mức giá khác nhau. Ví như bát sẽ có giá 2.000 đồng/cái, quạt 10.000-20.000 đồng/sản phẩm…
Những sản phẩm của chị đều sử dụng 1 lần và cung cấp chủ yếu cho nhà hàng, resort, công ty thực phẩm. Mỗi tháng chị xuất xưởng khoảng 10.000-20.000 sản phẩm làm từ mo cau.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Các sản phần đều được làm từ mo cau.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Quảng Nam lần thứ 3 (TechFest Quảng Nam 2022) với chủ đề "Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số - du lịch xanh nâng tầm sản phẩm xứ Quảng".
Sự kiện có sự tham gia khoảng 220 gian hàng với hơn 600 sản phẩm khởi nghiệp đến từ 10 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết: “TechFest 2022 là hoạt động trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia mà Quảng Nam đăng cai với chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh". Đây là thông điệp nhằm mong muốn sản phẩm ở Quảng Nam phải hướng đến thân thiện với môi trường, vì cộng đồng, vì hạnh phúc của nhân dân".
Công Sáng
" alt=""/>8X Quảng Nam làm bát đĩa mo cau, đẹp rẻ lại thân thiện môi trường