Ly kể: “Sau nhiều lần đi chơi, anh ấy nói không thích làm bạn thân của tôi nữa rồi tỏ tình. Tuy vậy, tôi liên tục từ chối. Đến lần thứ 7 anh ngỏ lời yêu, tôi mới đồng ý.
Tôi từ chối tình cảm của anh vì cả hai chơi thân với nhau từ nhỏ. Tôi sợ khi yêu cả hai sẽ mất đi tình bạn, chứ không phải vì mẹ anh là giáo viên chủ nhiệm của mình.
Tôi không có áp lực với điều này. Bởi, ngày còn học với cô, tôi cũng ngoan, hai cô trò có ấn tượng tốt với nhau.
Thậm chí, lúc trước, khi đến chơi nhà, cô còn trêu tôi: 'Có người yêu chưa? Làm con dâu cô nhé'. Cuối cùng, điều ấy đã trở thành hiện thực. Cô giáo chủ nhiệm trở thành mẹ chồng của tôi”.
Về làm dâu bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1969), Hương Ly sớm đón nhận tình yêu thương của mẹ chồng. Tết đầu tiên về làm dâu, Ly thấy mẹ chồng xót xa khi biết chị đứng rửa chén một mình. Thương con dâu, bà Hoa liên tục động viên, giúp đỡ.
Cưới xong ít lâu, vợ chồng Hương Ly ra ở riêng.
Dù vậy, đôi vợ chồng trẻ vẫn thường xuyên về thăm cha mẹ. Mỗi khi Hương Ly về thăm, nấu cơm, rửa bát, vợ chồng bà Hoa đều ngồi hoặc loanh quanh trong bếp cho đến khi chị làm xong việc vì lo con dâu buồn, tủi thân.
Thương yêu hết mực
Bà Hoa yêu chiều con dâu đến nỗi chỉ cần thấy Hương Ly đang học hay đang làm việc gì đó, bà lại giành làm, không cho chị đụng tay. Bà nổi tiếng là người mẹ nghiêm khắc, sẵn sàng phạt nặng các con.
Dù vậy, từ ngày về làm dâu, Hương Ly chưa bao giờ thấy bà to tiếng với mình. Thay vào đó, bà thường xuyên mua quần áo, gần gũi, quan tâm con dâu từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Tình yêu thương của bà dành cho con dâu khiến nhiều người lầm tưởng Hương Ly là con gái ruột của mẹ chồng.
Hương Ly nhớ lại: “Khi đi lấy chồng, mẹ tôi dặn rằng: 'Không cần biết mọi người có yêu thương con hay không nhưng con phải yêu thương gia đình chồng trước'.
Dù vậy, khi về làm dâu tôi may mắn được mọi người trong gia đình chồng yêu thương. Đặc biệt là mẹ chồng. Mẹ lúc nào cũng cố gắng vun vén cho cuộc sống của chúng tôi tốt đẹp hơn.
Tôi nhớ lần mình vừa xuất viện và được bố mẹ ruột xin đưa về nhà chăm sóc. Thời gian ấy, mỗi chiều khi đi làm về, mẹ chồng lại chưng yến với táo đỏ rồi mang đến tận nhà cho tôi ăn.
Đến bây giờ, mỗi khi về nhà mẹ, sáng mẹ vẫn dậy sớm nấu xôi lạc cho tôi ăn. Chiều đi làm về, tôi vẫn ăn cơm mẹ nấu.
Có hôm mệt quá, tôi ngủ trưa đến 4h chiều mà mẹ vẫn không phiền. Ngược lại, bà còn bảo cứ ngủ thoải mái, không sao".
Điều khiến Ly thấy mình may mắn, hạnh phúc nhất là luôn được mẹ chồng cảm thông, chia sẻ trong mọi hoàn cảnh. Trong thời gian vợ chồng lên kế hoạch sinh con, Hương Ly rất áp lực, lo lắng vì đợi mãi chưa có tin vui.
Biết chuyện, bà Hoa gọi điện, chia sẻ, động viên. Bà nói: "Con cứ vui vẻ, ăn ngủ bình thường. Có thì tốt mà chưa có thì cũng không sao, miễn là các con sống vui vẻ, hạnh phúc với nhau là được”. Mỗi khi nhớ lại kỷ niệm này, Ly đều xúc động đến rơi nước mắt.
Thương mẹ chồng, khi có thời gian, Hương Ly lại ngồi bên cạnh vừa bóp chân tay vừa trò chuyện, lắng nghe những tâm tư của bà Hoa. Những lúc ấy, Ly thường mong mẹ chồng chia sẻ hết những lo lắng của mình dành cho mình và gia đình.
Hương Ly tâm sự: “Tất cả những chia sẻ, góp ý của mẹ, tôi đều lắng nghe, ghi nhận. Dù vậy, tôi vẫn thành thật với mẹ rằng, tôi sẽ tham khảo ý kiến của mẹ một cách có chọn lọc.
Tôi luôn sống chân thành nhất với mẹ. Tôi nghĩ đó là bí quyết để gia đình hạnh phúc, đoàn kết với nhau”.
Lời cầu hôn trên sàn khiêu vũ
Phía sau sự thành công của Marquez không thể không nhắc tới người vợ trọn đời của ông - Mercedes Raquel Barcha Pardo. Chuyện tình của hai người bắt đầu trên sàn khiêu vũ khi Mercedes mới 13 tuổi.
Mercedes là con gái cả của một dược sĩ, bà có 6 người em. Sinh ra ở Magangue (Colombia) năm 1932 nhưng bà lớn lên ở Sucre. Đó chính là nơi bà gặp người chồng tương lai - nhà văn Marquez hơn bà 5 tuổi. Marquez kể về cuộc gặp gỡ: “Tôi đã gặp Mercedes ở thị trấn Sucre, nơi gia đình chúng tôi sống vài năm và là nơi tôi cùng cô ấy trải qua những kỳ nghỉ. Bố chúng tôi là bạn thời thơ ấu. Một ngày nọ, tại buổi khiêu vũ ở trường, khi Mercedes mới 13 tuổi, tôi ngỏ lời cầu hôn cô ấy”.
Chàng trai trẻ Marquez tỏ tình với bạn gái: “Anh phát hiện ra rằng tất cả những câu thơ anh viết đều dành tặng em. Hãy làm vợ anh nhé”. Mercedes trả lời: “Em đồng ý nhưng nếu anh chấp thuận, em cần học xong đã”.
Sau đó, gia đình Mercedes chuyển đến Barranquilla để tránh bất ổn chính trị ở các vùng nông thôn của Colombia. Hai người vẫn giữ liên lạc với nhau. Theo thời gian, Mercedes ngày càng xinh đẹp và thanh lịch.
Gần trọn những năm tháng tuổi trẻ, Mercedes sống ở Barranquilla dành thời gian lo cho gia đình và duy trì tình yêu xa với Marquez lúc này đã ở châu Âu. Hai người sau đó quyết định chấm dứt mối quan hệ.
Nhưng khi trở về nước, Marquez đã tới Barranquilla và chính thức cầu hôn Mercedes. Họ cưới vào tháng 3/1958, khi đằng gái 26 tuổi và đằng trai 31 tuổi. Ngày thành hôn diễn ra 13 năm sau khoảnh khắc định mệnh trên sàn khiêu vũ. Marquez nhớ rằng họ không đính hôn, họ chỉ kiên nhẫn chờ đợi nhau.
Vợ bán sạch mọi thứ vì chồng
Cặp vợ chồng trẻ đi qua nhiều quốc gia, cuối cùng định cư ở thành phố Mexico và sinh con. Mercedes đảm nhận trách nhiệm tài chính cho gia đình. Marquez là một trong các nhà văn nổi tiếng và được yêu thích nhất trong lịch sử nhưng họ từng rất khó khăn, phải nhờ tới sự trợ giúp của những người bạn thân hào phóng.
Câu chuyện Marquez bắt đầu viết Trăm năm cô đơnkhá đặc biệt. Một ngày cuối tuần, hai vợ chồng đi nghỉ ở biển. Ở đó, ông nảy ra ý tưởng về dòng mở đầu cho một cuốn tiểu thuyết mới và kể cho vợ nghe. Mercedes lập tức hủy bỏ kỳ nghỉ để hai vợ chồng về nhà.
Marquez dành 18 tháng tiếp theo viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của mình trong khi vợ ông cố gắng tách ông khỏi mọi phiền nhiễu. Bà luôn tin rằng chồng mình là một thiên tài. Tuy nhiên, khi Marquez tập trung toàn bộ thời gian cho Trăm năm cô đơn, gia đình rơi vào cảnh nợ nần, thậm chí không có gì để ăn.
Khi việc viết lách hoàn thành, họ ra bưu điện để gửi cuốn tiểu thuyết đến nhà xuất bản nhưng không có đủ tiền để trả bưu phí. Họ chỉ gửi được một nửa bản thảo. Mercedes buộc phải bán món đồ cuối cùng của mình - chiếc máy sấy tóc để có tiền gửi nốt phần truyện còn lại.
Sau đó,Trăm năm cô đơnđã khiến Marquez nhanh chóng nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền và giành giải thưởng Nobel Văn chương năm 1982. Cuộc đời của họ thay đổi mãi mãi.
Mercedes cũng đã truyền cảm hứng cho chồng viết Tình yêu thời thổ tả. Trong truyện, nhân vật nữ Fermina Daza phần nào có tính cách giống Mercedes. Không phải ngẫu nhiên Marquez dành tặng cuốn tiểu thuyết cho vợ.
Khi Marquez mất năm 2014, Mercedes hoàn toàn rút lui khỏi công chúng. Bà chỉ gặp gỡ những người bạn thân thiết và hiếm khi rời khỏi nhà ở thành phố Mexico. Bà chưa bao giờ nói về di sản của chồng mình.
Sau này, Mercedes bắt đầu mắc các vấn đề về hô hấp và qua đời năm 2020. Tổng thống Colombia cũng ca ngợi bà là nàng thơ và người bạn đồng hành suốt đời của Marquez.
Mối quan hệ 'ngoài luồng' của Marquez
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Marquez xuất hiện trên trang bìa tạp chí Vanity Fairvào tháng 5/1983 là: “Mọi người đều có 3 cuộc sống: công khai, riêng tư và bí mật”. Điều đó ứng nghiệm trong chính cuộc đời của nhà văn.
Trong hơn 50 năm bên nhau, Marquez và Mercedes có 2 người con. Mối tình đi qua nhiều thăng trầm thường được ca tụng hết lời. Nhưng thực tế, chuyện tình của họ trọn đời nhưng không trọn vẹn.
Marquez ngoại tình vào đầu những năm 1990 khi ông hơn 60 tuổi với Susana Cato, nhà văn, nhà báo Mexico. Susana từng phỏng vấn Marquez cho tạp chí vào năm 1996. Họ cùng làm 2 kịch bản phim.
Kết quả của mối quan hệ ngoài luồng đó là một bé gái tên Indira mang họ mẹ. Hiện cô đã hơn 30 tuổi, là nhà sản xuất phim tài liệu. Mẹ của Indira luôn giữ kín về thân phận của con gái để tránh xa sự chú ý của dư luận.
Bí mật trên được tờ El Universaltiết lộ và hai người thân của Marquez cũng xác nhận. Dù biết về đứa con riêng của Marquez nhưng những người họ hàng đã không nói với Mercedez bởi lý do “tôn trọng” bà.
Minh Phương sinh năm 2003, quê Hưng Yên, trong gia đình có cô chú theo đuổi nghệ thuật. Từ nhỏ, những làn điệu dân ca truyền thống như trống quân, chèo… đã ngấm vào Minh Phương để sau này khi tới trường, cô luôn là hạt giống văn nghệ.
Năm lớp 9, Minh Phương thi vào hệ Trung cấp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nhưng không đỗ. Sau 1 năm miệt mài ôn luyện, cô "phục thù" và giành top 3. Nhưng theo học không lâu, cô thấy lạc lõng giữa môi trường nghệ thuật, luôn nghĩ đã chọn nhầm nghề.
Thêm vào đó, Minh Phương nghĩ rằng mình không có tố chất của ngôi sao, không toát ra được phong thái cần thiết của nghệ sĩ biểu diễn. Sự buồn chán ấy khiến cô ngày càng thu mình lại, ngại giao tiếp, luôn cúi gằm khi nói chuyện với người khác, hoang mang về con đường phía trước, muốn từ bỏ con đường trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
“Tôi chán nản, hàng ngày nằm dài và ngủ, chẳng thiết tha học, không thể hoà nhập với bạn bè. Từ cô gái tràn đầy sức sống, nhiệt huyết, say đắm với âm nhạc, tôi rơi vào trạng thái trầm cảm vì nghĩ lựa chọn theo đuổi ca hát là một sai lầm", Minh Phương chia sẻ.
Trong lúc nản lòng ấy, Minh Phương tình cờ được gặp NSND Nhật Thuận, Đội trưởng Đội ca, Đoàn Văn công Quân khu 3, trong dịp đi biểu diễn Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hôm ấy, Minh Phương ghi dấu ấn khi hát Ký ức Cò Nòi,khiến NSND Nhật Thuận tìm gặp và mời về cộng tác. NSND Nhật Thuận đã “tái sinh” tình yêu nghệ thuật, giúp cô tìm lại được hứng khởi để theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp.
Yêu mến tài năng của Minh Phương, NSND Nhật Thuận mong muốn cô gái trẻ tiến xa hơn nữa nên gửi gắm cho NSƯT Tố Nga dìu dắt. Giọng hát hay Hà Nội 2024là cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên Minh Phương tham gia.
"Nếu NSND Nhật Thuận 'tái sinh' tình yêu âm nhạc trong tôi thì NSƯT Tố Nga đã giúp tôi tự tin tiến bước trên hành trình sự nghiệp", Minh Phương chia sẻ.
Ở trường, Minh Phương học thính phòng, khi chuyển sang hát dân gian như được khơi thông, giúp cô thăng hoa trong cuộc thiGiọng hát hay Hà Nội 2024, trở thành thí sinh duy nhất của dòng nhạc Dân gian lọt vào Top 12 chung cuộc.
Với Minh Phương, giành giải Ba cuộc thi giúp cô biết có thể vượt qua giới hạn bản thân, không sợ bất cứ thử thách nào, sẵn sàng chinh phục những dấu mốc mới.
Tới đây, Minh Phương sẽ tiếp tục “chinh chiến” tại cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024.
“Minh Phương thông minh, học rất nhanh, khi tập bài tốt lên từng ngày. Tuy em còn trẻ nhưng đã có thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên cần. Tôi nghĩ chỉ cần 'khai phá' đúng hướng, chắc chắn em sẽ còn tiến xa” - NSƯT Tố Nga khẳng định.
Ảnh: NVCC