Qua điện thoại, giọng nghẹn ngào không giấu nổi sự xúc động, chị Đinh Thị Hồng Hoàng, nhân vật trong bài viết “Mẹ rơi nước mắt nhặt thức ăn thừa nuôi con mùa Covid” cho biết, thời gian vừa qua, rất nhiều nhà hảo tâm đã tìm đến giúp đỡ mẹ con chị.“Em biết ơn báo nhiều lắm. Ngay khi báo đăng bài, sáng hôm sau có một chú tên Liêm đến tặng mẹ con em 1 triệu đồng cùng rau thịt tươi ngon. Các con em hôm ấy có một bữa ăn no. Có anh gửi cho cả tôm, cho tiền”, chị vui mừng thông báo.
 |
Qua Báo VietNamNet, nhiều người biết được hoàn cảnh khó khăn của mẹ con chị Hoàng |
Từ quê nhà Đắk Lắk, không trình độ, không tay nghề, chị Hoàng vào TP.HCM mưu sinh bằng xe bánh mì dạo. Dịch Covid-19 bùng phát, chồng chị kẹt lại trong khu công nghiệp, chị Hoàng thất nghiệp, ở nhà trọ chăm 2 con nhỏ.
Thành phố thực hiện giãn cách, chị Hoàng vẫn “may mắn” vì được nhận gói hỗ trợ 1,5 triệu đồng cùng 1 ít lương thực, thực phẩm của địa phương. Thế nhưng thời gian giãn cách kéo dài, sự hỗ trợ không đủ để xoay sở suốt 4 tháng ròng rã.
Tại khu công nghiệp, chồng chị gửi về 5 triệu đồng, nhưng trả tiền thuê trọ, tiền điện nước là hết sạch. Giữa chốn đô thị đắt đỏ đang bị dịch hoành hành, chị bất lực khi không biết làm sao để nuôi các con.
Để kiếm miếng ăn cho hai đứa nhỏ, chị Hoàng tìm đến những người bán thịt, rau, hỏi xin đồ ăn thừa đã bỏ đi. Nhặt nhạnh những gì có thể dùng được, chị đem nấu lên, thế nhưng bởi thịt có mùi hôi khó nuốt, bọn trẻ lắc đầu quầy quậy. Thậm chí, chúng đã bị tiêu chảy vài bận, nhưng nếu không ăn, mấy mẹ con sẽ không chịu nổi cơn đói cồn cào.
Có bữa, chị đánh liều ra ngoài mua rau, trên đường về bị hỏi giấy đi đường. Nghe được hoàn cảnh, cán bộ phường thương tình nên chị không bị phạt.
 |
Các con của chị có được bữa ăn ngon lành sau nhiều ngày ăn thức ăn thừa |
Sau khi bài báo trên VietNamNet lan toả, hoàn cảnh của gia đình được nhiều người biết tới, mẹ con chị Hồng Hoàng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Chị cho hay, ngoài 5 triệu đồng và gói thực phẩm báo gửi tặng, chị còn được rất nhiều người gửi quà, từ lương thực, thực phẩm đến quần áo, đồ chơi cho các con.
“Mặc dù em ở trọ trong góc khuất, ít người biết đến nhưng mọi người vẫn tìm được nhà em, mang cho con em bánh, sữa, tôm, thịt. Có chú đi cả 20 cây số đến tặng quà và tiền, em rơi nước mắt không dám nhận”. Người phụ nữ khốn khổ không dám tin mình được nhiều người thương đến thế. Không chỉ gửi quà, có người còn gọi điện động viên chị giữ gìn sức khoẻ để chăm lo cho các con.
 |
Sự quan tâm kịp thời của bạn đọc đã tiếp thêm động lực cho những mảnh đời vất vả chịu tác động bởi dịch Covid-19 có thể vượt qua khó khăn |
Qua Báo VietNamNet, chị Hoàng muốn chuyển lời cảm ơn đến tất cả những nhà hảo tâm đã thương mến, giúp đỡ mẹ con chị. “Tấm chân tình của mọi người, cả đời này em ghi lòng tạc dạ. Hiện tại em đã nhận được nhiều quà, mong rằng mọi người có thể san sẻ đến những hoàn cảnh khó khăn khác”, chị nói.
Thu Hiền
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081(8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected] để đăng ký.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN“Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148- Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. " alt=""/>Người mẹ nhặt thức ăn thừa nuôi con xúc động trước tấm lòng bạn đọc
Bé Nguyễn Hoàng Thuận Thắng từng là đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, hiếu động. “Lỡ kế hoạch” sinh 3 đứa con trong 3 năm nên khi Thắng mới hơn 1 tuổi, chị Mến đã phải gửi con đi nhà trẻ để mở sạp bánh mì nhỏ, phụ chồng kiếm thêm thu nhập.Tháng 6 năm ngoái, thấy Thắng bước đi hơi khập khiễng, vợ chồng chị chỉ nghĩ đứa trẻ tinh nghịch nên đùa giỡn. Mãi 2 tháng sau, chân con ngày càng yếu, họ mới tá hỏa. Từ miền quê ở Bình Thuận, vợ chồng chị vét sạch túi được hơn 1 triệu đồng để đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Nghi ngờ bệnh hiểm nghèo, bác sĩ khuyên gia đình đưa con đi chụp MRI. Với chi phí hơn 3 triệu đồng khi ấy, vợ chồng chị đã phải gọi về quê để nhờ vay mượn giúp. Kết quả đúng là con bị u não. Không có bất kỳ sự chuẩn bị nào, kể cả tiền bạc hay tinh thần, vợ chồng chị Mến ngơ ngẩn cả một buổi. Chỉ khi bác sĩ yêu cầu đưa con nhập viện, họ mới òa khóc, xin đưa con về để vay mượn thêm tiền và làm giấy chuyển tuyến.
 |
Thuận Thắng phải đặt ống dẫn lưu sau ca mổ lấy khối u hồi tháng 8. |
 |
Sau 6 toa hóa trị, dù chỉ ngồi được khoảng 1 phút là tự ngã, nhưng đó đã là niềm an ủi rất lớn đối với cha mẹ con. |
Tháng 8, ca mổ lấy khối u được thực hiện. Đáng tiếc do vị trí khối u nên sau ca mổ, dây thần kinh bị tổn thương khiến cậu bé không thể ngồi, đứng, nói chuyện được nữa. Rồi những lần ứ dịch trong não khiến con lại phải mổ đặt lại ống dẫn lưu.
Cũng bởi không có tiền, vợ chồng chị Mến ban đầu đã từ chối đề nghị chuyển sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM của bác sĩ, họ đưa con về chữa thuốc Nam và tập vật lý trị liệu ở quê. Nhưng chưa được bao lâu, họ đã phải đưa con nhập viện trở lại do bị nhiễm trùng nơi đặt ống dẫn lưu. Lúc này, vợ chồng chị Mến mới quyết tâm cho con nhập viện Bệnh viện Ung bướu.
Thắng may mắn hợp thuốc. Dù đợt hóa trị đầu tiên con rơi vào lằn ranh sinh tử, bởi não bị ứ dịch trong lúc truyền thuốc, nhưng cậu bé đã kiên cường vượt qua. Con cũng lần lượt nếm trải tác dụng phụ khi đưa hóa chất vào cơ thể. Thế nhưng, khoảnh khắc Thắng tự nâng được đầu lên khỏi mặt chiếu, chị Mến xúc động nghẹn lòng.
Trải qua 7 ca mổ, 6 toa hóa trị, cùng với nỗ lực giúp con tập vật lý trị liệu của người mẹ, đến nay Thắng đang dần hồi phục giác quan, tuy vẫn còn rất yếu. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định cho con xạ trị. Nhưng vì con còn quá nhỏ, không hợp tác nằm im nên phải chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế để xạ trị có gây mê.
“Ú… ớ…” cầu cứu để được sống
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, vợ chồng chị Mến phải thuê xe cứu thương để di chuyển. Từ TP.HCM về quê, rồi lại từ quê ra Huế hết 11 triệu đồng, chưa kể chi phí chuẩn bị cho ngày tháng tới còn phát sinh quá nhiều. Đã vài lần, chị Mến nhận được lời khuyên đưa con về.
“Ai cũng bảo mắc bệnh này thì còn liều làm gì nữa, đưa về cho con ăn gì ngon chờ con hết phận. Nhưng họ không hiểu, chứng kiến con chiến đấu từng khoảnh khắc, làm sao chúng tôi nỡ bỏ rơi con được”, chị Mến đau xót.
 |
Thuận Thắng đang chờ để xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, chi phí dự kiến hơn 20 triệu đồng. |
 |
Gia đình chị Mến đã rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, chẳng biết có thể cầm cự cơ hội cho con được bao lâu. |
Trên giường bệnh, Thắng nhìn mẹ chăm chú, bất chợt con cất tiếng "ú... ớ..." như đang trò chuyện. Không ai hiểu đứa trẻ muốn nói gì, có thể con muốn an ủi mẹ, nhưng cũng có thể là lời cầu xin đừng bỏ rơi con mà tội nghiệp.
Ở quê, nội ngoại đều đã già, chẳng thể phụ đỡ tiền bạc. Trước đây, anh Trường đi làm mướn, ngày nào có việc thì được khoảng 200 nghìn đồng, nhưng ở quê công việc bấp bênh. Còn thu nhập từ sạp bánh mì của chị Mến may mắn lắm mới đủ tiền ăn cho gia đình. Nuôi 3 con nhỏ, họ gần như chẳng dành dụm được đồng nào.
Từ ngày Thắng bị bệnh, vợ chồng chị phải đưa con đi khắp nơi để chữa trị. Chỉ trong hơn 1 năm, chị Mến nhẩm tính số tiền vay mượn đến nay đã hơn 100 triệu đồng.
Hiện tại, dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, bệnh viện ở Huế chỉ cho một người thân chăm sóc, vì vậy anh Thắng phải mướn phòng trọ bên ngoài, hết gần 5 triệu đồng một tháng. Hằng ngày, anh nấu cơm gửi vào cho vợ con, cuộc sống tạm bợ ấy sẽ phải kéo dài khoảng 3 tháng. Chưa kể chi phí dự kiến xạ trị của Thắng hết hơn 20 triệu đồng.
"Chúng tôi không có cách nào khác. Cứ đến được đâu thì mừng đến đó, chỉ cầu mong sao có phép màu đến với con", người mẹ ôm mặt òa khóc.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Mến hoặc anh Nguyễn Hoàng Trường; Địa chỉ: 136 Bình Long, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; Điện thoại: 0838445900 hoặc 0918194203.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.290 (bé Nguyễn Hoàng Thuận Thắng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Tiếng 'ú ớ' xin cứu mạng của đứa trẻ mắc bệnh u não