NewstarTourist không ngừng đổi mới và phát triển hướng tới các điểm chạm cảm xúc và trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng. Với mục tiêu chung phát triển du lịch một cách toàn diện và sâu rộng, hiện nay NewstarTourist đã và đang tích cực nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm dịch vụ và tạo giá trị cho khách hàng. Trong đó, đặc biệt tập trung vào con người.
“Đội ngũ ban lãnh đạo NewstarTourist tốt nghiệp chuyên ngành du lịch được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, luôn giữ vững tinh thần người làm du lịch nhiệt huyết và sáng tạo. Đồng thời, các tiêu chí để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của NewstarTourist được hoạch định cụ thể theo từng giai đoạn, được thực hiện trên cơ sở đáp ứng linh hoạt yêu cầu và thực tế tình hình”, đại diện NewstarTourist cho biết.
NewstarTourist cũng từng bước triển khai mở rộng các sản phẩm du lịch, các tour tuyến điểm cả trong nước và quốc tế, tăng cường hợp tác với các đối tác hàng không, đơn vị lưu trú, lữ hành, vận chuyển... nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao.
Chung tay quảng bá vẻ đẹp “Vịnh Hạ Long của miền Tây Nam Bộ”
Được ví như Vịnh Hạ Long của miền Tây Nam bộ, Hà Tiên hội tụ đủ vũng, vịnh, sông, núi, biển, đảo, hang động, đầm… đa dạng và phong phú.
Đặt chân đến Hà Tiên, du khách sẽ bị cuốn hút bởi những cảnh đẹp thiên nhiên như: Thạch Động, núi Đá Dựng, Tô Châu, Pháo Đài cho đến những bãi biển như: bãi Mũi Nai, bãi Nò, bãi Dương và khung cảnh lãng mạn của đầm Đông Hồ, quần đảo Hải Tặc. Hà Tiên sở hữu đầy đủ tiềm năng để trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến miền Tây Nam Bộ.
Trong những năm qua, chính quyền Hà Tiên đã có các chủ trương, kế hoạch phát triển văn hóa, thể thao nhằm đưa sự nghiệp văn hóa, thể thao thành phố phát triển mạnh mẽ, tạo nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, trọng tâm là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo và truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Hà Tiên.
Nắm bắt được tinh thần trên, trong thời gian tới NewstarTourist định hướng góp phần đưa Hà Tiên trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trong nước. Với mục tiêu đó, NewstarTourist đã tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và phát triển tổng thể các yếu tố cho du lịch Hà Tiên.
Theo đại diện công ty, bên cạnh việc phát triển lữ hành, xây dựng các chương trình du lịch đến Hà Tiên đa dạng, với nhiều gói sản phẩm độc đáo khác nhau đáp ứng nhu cầu của du khách, NewstarTourist còn có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế như khách sạn, villas, homestay; các nhà hàng, quán bar, dịch vụ vui chơi giải trí..., cùng hệ thống vận chuyển gồm bến tàu thủy, xe ô tô đưa đón du khách tham quan.
NewstarTourist cũng trở thành đơn vị chủ động đứng ra kết nối các doanh nghiệp làm du lịch trên địa bàn, cùng hợp tác để nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy du lịch Hà Tiên.
Theo đại diện NewstarTourist, cuối tháng 4/2023 công ty tổ chức lễ công bố hợp tác chiến lược phát triển du lịch tại Hà Tiên, đặt mục tiêu hỗ trợ quảng bá, khai thác các dịch vụ du lịch và đào tạo nhân sự du lịch chuyên nghiệp.
Đại diện NewstarTourist đồng thời nhấn mạnh cam kết đồng hành cùng thành phố đưa du lịch Hà Tiên lên tầm cao mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước xây dựng, xác lập và định vị thương hiệu du lịch Hà Tiên.
Tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023 diễn ra từ 13/4 - 16/4, NewstarTourist sẽ tập trung quảng bá du lịch Hà Tiên, đồng thời công bố các sản phẩm du lịch độc đáo để du khách trải nghiệm kỳ nghỉ sắc màu với 5 tour: Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh 3N2Đ, Hà Tiên - Đảo Hải Tặc 3N2Đ, Hà Tiên - Đảo Hải Tặc - Campuchia 3N2Đ, Hà Tiên - Thập cảnh - Campuchia 4N3Đ, Hà Tiên - Đảo Hải Tặc 2N1Đ. |
Lệ Thanh
" alt=""/>NewstarTourist nỗ lực góp sức nâng tầm du lịch Hà TiênTrong khám chữa bệnh, mỗi người lại có mặt bệnh khác nhau, cách thể hiện triệu chứng, điều trị để đi đến thành công là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, mỗi một ca bệnh là một ca lâm sàng, nên khám chữa bệnh nhiều sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và được đem ra áp dụng vào bài giảng, từ đó, bài giảng phong phú, sinh động hơn qua những bệnh án thực tế.
- Phó giáo sư suy nghĩ thế nào trước đánh giá của “học trò” về mình: “Với học trò, phó giáo sư là cô giáo nghiêm khắc, yêu cầu chuyên môn cao, nhiệt tình chỉ dạy và không ngại bảo ban để học trò có tâm, có tầm với nghề”?
Bản thân tôi, tôi thấy mình nghiêm khắc! Đó là sự nghiêm khắc với chính bản thân mình. Hàng ngày, để buổi làm việc đạt được yêu cầu, tôi luôn đến sớm và chỉ đến khi xong xuôi hết cả công việc mới về. Trong khám bệnh, tôi không bao giờ cho phép ra một đơn thuốc hời hợt.
Với cách làm của bản thân như thế, tôi cũng yêu cầu các học viên là bác sĩ phải như vậy, cho nên tôi bị coi là nghiêm khắc! Theo tôi trong ngành y, sự nghiêm khắc đó hoàn toàn chấp nhận được. Bởi nếu đào tạo ra một bác sĩ không tốt, hoặc khám chữa bệnh hời hợt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Trong đào tạo, tôi đòi hỏi các em rất cao về trình độ chuyên môn và sự tâm huyết với nghề.
Làm nghề y chịu rất nhiều áp lực, nếu bác sĩ không tâm huyết với nghề, thì stress đến rất nhanh. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, tôi lồng rất nhiều kinh nghiệm của bản thân, những thành công trong điều trị để hun đúc lòng yêu nghề của các sinh viên, bác sĩ. Tôi mong muốn mỗi bài giảng của mình sẽ luôn đi cùng các em theo năm tháng.
Yêu nghề và không biết… “chém gió”!
- Dù ở tuổi nghỉ ngơi nhưng phó giáo sư vẫn say sưa khám bệnh, đào tạo, nghiên cứu… Động lực nào giúp bà hoàn thành mọi việc?
Để làm được như vậy cần sự yêu thích với nghề, tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được làm công việc mình yêu thích, đặc biệt những công việc liên quan tới chuyên môn tiêu hóa. Với mong muốn được cống hiến, nên bất kể đề bài gì liên quan đến mảng tiêu hóa, tôi luôn sẵn sàng dành thời gian đọc sách, soạn bài giảng để đưa ra những kiến thức cập nhật mới nhất, sâu nhất cho một vấn đề.
Đánh giá về mình, tôi có thiên hướng về một vấn đề chuyên về y khoa, đặc biệt là y tiêu hóa. Bất kể vấn đề gì về tiêu hóa tôi rất hào hứng, có thể nói suốt được. Tuy nhiên, ngồi ở quán cà phê mà “chém gió” về bất kể chủ đề gì thì tôi không có khả năng nên những câu chuyện có vẻ rất khô khan.
- Từng điều trị thành công hàng vạn ca bệnh khó ở khắp mọi miền đất nước, bà có thể chia sẻ những câu chuyện ấn tượng nhất?
Có hai bệnh nhân tôi nhớ nhất trong thực hành lâm sàng, bởi đây là những ca để lại trong tôi nhiều suy nghĩ!
Đó là trường hợp nam bệnh nhân 55 tuổi, đến khám trong tình trạng viêm dạ dày nặng. Trong lần nội soi phát hiện một vùng tổn thương có dấu hiệu nghi ngại, nên ngay khi nội soi tôi đã cắt hết tổn thương làm sinh thiết với chẩn đoán ung thư dạ dày. Mặc dù được giải thích về phương pháp chữa trị, theo dõi, nhưng do quá lo lắng và nghĩ rằng đi cắt dạ dày là phương pháp tối ưu để loại bỏ an toàn khối u, bệnh nhân quyết định sang Singapore thực hiện phẫu thuật.
Sau khi toàn bộ dạ dày cắt ra thành nhiều mảnh làm mô bệnh học thì không thấy tế bào ung thư nào. Khi đó, bệnh nhân quay lại xin khối nến, tiêu bản sang Singapore đọc lại thì họ cũng công nhận đó là tế bào ung thư.
Trường hợp này tôi rất tiếc, vì thực chất tế bào ung thư đó là vùng tế bào phát hiện ở giai đoạn rất sớm và toàn bộ tổn thương này được lấy ra ngay trong nội soi mà không phải cắt một phần nào ở dạ dày. Đến nay, sau 10 năm theo dõi sát sao, hiện tại sức khỏe của bệnh nhân ổn.
Ca bệnh thứ hai tôi ấn tượng là bệnh nhân nữ đến khám lúc 15 tuổi, khi đó bệnh nhân có chẩn đoán bệnh Wilson, đây là bệnh ứ đồng bẩm sinh và ở giai đoạn xơ gan. Từ đó đến nay, sau 15 năm theo dõi, bệnh nhân hiện 30 tuổi nhưng sức khỏe khá ổn. Tất nhiên việc uống thuốc thải đồng, thải gan phải duy trì cả đời, nhưng thật may mắn bệnh nhân đã lập gia đình và có hai con hoàn toàn khỏe mạnh.
Niềm vui lớn nhất là sức khỏe và niềm tin của người bệnh
- Là thầy thuốc cứu người, đâu là niềm vui, động lực cho phó giáo sư trong suốt những năm tháng cống hiến hết mình đó?
Mỗi dịp Lễ/Tết, tôi thường nhận được nhiều tin nhắn, thư gửi của bệnh nhân và gia đình họ. Ngoài thăm hỏi, lời chúc sức khỏe thì cũng có những tin nhắn rất cảm động… nhưng với tôi món quà quý nhất, niềm vui lớn nhất chính là sức khỏe và niềm tin của người bệnh.
- Nếu làm phép so sánh về cường độ làm việc thời gian trước và hiện nay, thì cường độ đó có sự khác biệt nhiều không, thưa phó giáo sư?
Trước đây, tôi làm việc với cường độ rất cao, thường chia làm 3 ca gồm: Buổi sáng là điều trị ở bệnh phòng, sau đó đến giờ giảng dạy; Buổi chiều làm tiếp công việc giảng dạy, hoặc tham gia điều trị; Buổi tối hay tham gia chủ tọa đoàn, hoặc làm báo cáo viên cho các hội nghị, hội thảo, tham gia phỏng vấn truyền hình, các chương trình giảng dạy sức khỏe cộng đồng.
Do những kiến thức không phải đem ra mãi để khám chữa bệnh mà phải cập nhật không ngừng, nên buổi tối là thời gian đọc sách vở và nghiên cứu để cập nhật và làm phong phú hơn.
Đến nay, dù ở tuổi nghỉ hưu, nhưng tôi vẫn mong muốn tiếp tục giữ ngọn lửa yêu nghề với tâm niệm: còn sức thì còn giúp người dân nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, nên guồng quay của công việc vẫn giữ cùng nhịp.
- Trước sự vất vả của “bóng hồng” mang trọng trách lớn lao trong hoạt động chuyên môn và là người “giữ lửa” gia đình, làm thế nào để bà cân bằng công việc và giữ gìn hạnh phúc gia đình?
Tôi không coi đó là vất vả! Thực sự được làm công việc yêu thích, đó là làm bác sĩ, giảng dạy và khám chữa bệnh nên tôi không thấy có chút vất vả nào. Tuy nhiên, với gia đình có sự thiệt thòi, vì thời gian dành cho gia đình không nhiều. Tôi may mắn bởi luôn được sự đồng hành, sẻ chia của gia đình. Nhưng ngược lại, tôi cũng phải làm việc với cường độ cao hơn để hoàn thành thiên chức của mình trong gia đình. Khi có dịp vui chơi bên ngoài, tôi thường dành toàn bộ thời gian đó bên gia đình.
- Sự phát triển của y khoa hiện đại đã tạo ra cuộc “cách mạng” trong khám chữa nói chung và lĩnh vực tiêu hóa riêng. Tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, những trang thiết bị hiện đại được ứng dụng chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa thế nào, thưa chuyên gia?
Đúng là những kỹ thuật chẩn đoán hiện đại đã tạo ra cuộc cách mạng trong khám chữa bệnh nói chung và ngành Tiêu hóa nói riêng, thể hiện ở sự toàn diện, đa chuyên khoa.
Tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, bên cạnh đội ngũ bác sĩ chuyên môn nâng cao, giàu kinh nghiệm, còn có sự hỗ trợ đồng bộ các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại như dàn máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất, hay những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CT, MSCT, MRI…) cho phép nhìn nhận mặt bệnh theo không gian ba chiều, cũng như ghi nhận thông tin đầy đủ hơn trong chẩn đoán và quá trình theo dõi.
Riêng với chuyên khoa Tiêu hóa, hệ thống trang bị đồng bộ dàn máy nội soi thế hệ mới nhất tiêu biểu như dàn Olympus EVIS X1 CV 1500 có sử dụng nhuộm màu NBI, phóng đại hình ảnh hàng trăm lần nên phát hiện được ung thư giai đoạn sớm.
- Nhân dịp Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5, chuyên gia muốn gửi thông điệp gì tới mọi người?
Thông điệp mà tôi muốn gửi tới mọi người là ung thư tiêu hóa hay gặp, nguy hiểm, nếu phát hiện sớm có cơ hội điều trị triệt để, không cần phẫu thuật, khi phải phẫu thuật là ung thư chuyển giai đoạn muộn. Để phát hiện sớm, người dân cần:
- Đi khám ngay nếu xuất hiện bất thường ở hệ tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, sụt cân, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, ậm ạch)...
- Đi khám ngay nếu trong gia đình có người ung thư tiêu hóa mà không chờ đợi tuổi.
- Đi khám thường xuyên, sàng lọc định kỳ, đặc biệt là người trên 40 tuổi bắt buộc phải nội soi tiêu hóa ít nhất một lần/năm, nếu bình thường có thể an tâm, nếu có dấu hiệu bất thường thì tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ tư vấn lịch kiểm tra cụ thể.
- Nếu bệnh nhân có chẩn đoán ung thư thì nên nghe theo lời bác sĩ giải thích để điều trị triệt để, nâng cao chất lượng cuộc sống.
PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Chuyên gia tiêu hóa, Hệ thống Y tế MEDLATEC, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), Giảng viên bộ môn Tiêu hóa (Trường Đại học Y Hà Nội) với những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp: - Tham gia 13 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và Bệnh viện; - Tham gia viết 8 sách Y học; - Tác giả 34 bài báo trên tạp chí trong nước, quốc tế; - Hướng dẫn hơn 40 bác sĩ nội trú tốt nghiệp, hơn 50 bác sĩ cao học, hơn 20 bác sĩ chuyên khoa II, 03 nghiên cứu sinh và tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu sinh khác; - Đào tạo mỗi khóa từ 700-800 sinh viên y. |
Thế Định
" alt=""/>Nữ phó giáo sư hơn 40 năm cống hiến cho ngành Tiêu hoáKhi có con gái, cùng khối lượng công việc bận rộn, mỗi năm chị Trang chỉ sắp xếp được 2-3 chuyến đi. Chị kể, năm Tú Uyên được 4 tuổi, hai mẹ còn đã đặt chân đến các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hà Nội. Đó cũng là lần đầu tiên du lịch tới vùng đất phía Bắc của cô con gái đầu lòng.
Chuyến đi Tây Bắc vừa qua được chị Trang lên kế hoạch từ rất lâu, tốn gần 8 tháng để tìm hiểu và chuẩn bị. Từ quê nhà ở Đăk Nông, chị và con gái tới Hà Nội bằng máy bay sau đó thuê xe máy trải nghiệm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Hành trình khám phá Tây Bắc của hai mẹ con chị Trang kéo dài 13 ngày, từ 30/1 đến 12/2 với tổng quãng đường là 5.650km, đi qua 6 tỉnh thành.
Chị Trang chia sẻ: “Hai mẹ con mình đều say xe ô tô nên lựa chọn di chuyển bằng xe máy, một phần vì đi xe máy cũng được tận hưởng trọn vẹn không khí nơi đây. Trước mỗi chuyến đi, mình đều chọn riêng một hướng dẫn viên đồng hành suốt hành trình của hai mẹ con”.
Phần lớn, các chuyến đi của chị Trang đều dài ngày nên ưu tiên hướng dẫn viên chuyên nghiệp và đáng tin tưởng. Trong hành trình đến Tây Bắc lần này, may mắn hai mẹ con đã gặp được một hướng dẫn viên nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm.
Công việc riêng được chị Thanh Trang chủ động sắp xếp giao cho quản lý, đồng thời liên hệ cô giáo xin phép cho bé Tú Uyên nghỉ học dài ngày để thực hiện chuyến đi cùng mẹ. “Bé học lớp lá mầm non nên trong lúc đi du lịch, cô giáo vẫn gửi bài tập để bé tập viết. Khi quay về, việc học tập của con cũng không bị ảnh hưởng”, chị Trang cho biết.
Người mẹ trẻ tiết lộ, chị lo lắng nhất là vấn đề thời tiết. Trước khi đi, chị đã tìm hiểu những nơi dự định sẽ qua, sau đó mới lên kế hoạch. "Dù đam mê du lịch đến mấy, tôi cũng phải đặt sức khỏe của con lên đầu", chị nói.
Dọc hành trình khám phá Tây Bắc, hai mẹ con đã đi qua đập thủy điện, đèo Đá Trắng ở Hòa Bình, trải nghiệm cung đường chữ S Vân Hồ, đến cửa khẩu Lóng Sập, cột mốc biên giới Việt - Lào, chụp ảnh ở cánh đồng hoa cải, vườn mận, ghé thăm Hang Táu và thác Nàng Tiên ở Mộc Châu.
![]() | ![]() | ![]() |
Trong 13 ngày, đặt chân tới 6 tỉnh Tây Bắc, chị Thanh Trang và cô con gái nhỏ cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Ngày đi từ Mường Nhé về Mường Lay (Điện Biên), chị Trang và hướng dẫn viên lựa chọn đi tắt theo đường của người dân chỉ. Tuy nhiên lại gặp phải quãng đường xấu với nhiều đá dăm, trời tối nhanh khiến ai nấy đều mệt mỏi và sợ hãi.
Lúc đó, chị đã nghĩ đến phương án xin ngủ nhờ lại nhà dân do điện thoại sắp hết pin, mất sóng và không có mạng internet. Nhưng khi đi thêm khoảng 5km, điện thoại có sóng trở lại, chị Trang tra được bản đồ ra đường lớn và gặp được công an, giúp chỉ đường về Mường Lay.
Đến giờ khi nhớ lại, chị coi đó là một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh những hình ảnh tuyệt vời về cảnh đẹp và cung đường hùng vĩ, hoang sơ của vùng đất nơi đây.
“Kỉ niệm nhớ nhất của mình trong chuyến đi này là đoạn đường lên rừng trúc Mù Cang Chải. Chưa bao giờ mình đi cung đường nhỏ đến vậy, chỉ vừa một bánh xe máy, dốc dựng đứng nên một số đoạn phải đi bộ chứ không dám ngồi xe”, bà mẹ Đắk Nông kể.
Chị Thanh Trang cho hay, có con nhỏ đồng hành nên đồ đạc cũng lỉnh kỉnh hơn, đặc biệt là phải mang theo các loại thuốc như hạ sốt, dị ứng, tiêu chảy, thuốc say xe, vitamin bổ sung cho bé. Ngoài ra, chị cũng lên lịch trình phù hợp với bé để đảm bảo sức khỏe cho con.
Theo chị Trang, tổng chi phí cho chuyến đi là khá tốn kém, bao gồm vé xe khách, máy bay, tour, chi tiêu phát sinh lên đến khoảng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này hoàn toàn xứng đáng với những trải nghiệm tuyệt vời mà hai mẹ con có được trong những ngày khám phá Tây Bắc.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Sau chuyến đi hai mẹ con có thêm nhiều tấm hình đẹp và khoảnh khắc vui vẻ, thú vị. Đặc biệt là chị đã giúp con gái biết đến nhiều nơi, trải nghiệm văn hoá khác nhau. Bé Tú Uyên cũng trở nên tự lập và tự tin hơn, không mè nheo trong suốt hành trình.
Gia đình chị cũng ủng hộ chuyến đi dài 5.650km của chị và bé Tú Uyên. hai mẹ con. Tuy nhiên, khi chia sẻ lên mạng xã hội, người mẹ 30 tuổi cũng nhận phải nhiều ý kiến trái chiều. Trên cương vị là một người mẹ, chị Trang khẳng định bản thân hiểu thể trạng sức khoẻ, tính cách và sở thích của bé. Chị thừa nhận có sợ nguy hiểm nên mới chọn đi cùng hướng dẫn viên và tìm hiểu kỹ các điểm muốn đi.
Thời gian tới, chị Thanh Trang mong muốn được đi cùng con tới khám phá các tỉnh miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Bình…
Ảnh: Song Nguyễn