Tết Nguyên đán năm nay, nhiều thành phố ở Trung Quốc muốn người dân hạn chế đi lại.
Với sự bùng phát dịch Covid-19 gia tăng ở các tỉnh phía Bắc, Trung Quốc đang rơi vào tình thế hết sức khó khăn. Chính quyền nhiều thành phố đang đưa ra các biện pháp khuyến khích tài chính để người dân hủy bỏ các chuyến đi trong thời gian cao điểm của kỳ nghỉ lễ.
Năm nay, ước tính có khoảng 3 tỷ chuyến đi sẽ được thực hiện bởi những người lao động nhập cư để đoàn tụ cùng gia đình và bạn bè. Nhưng đợt bùng phát Covid-19 gần đây ở một số vùng của đất nước đã làm dấy lên lo ngại rằng, giao thông đông đúc có thể khiến việc lây lan trở nên trầm trọng hơn.
Quận Wuxing ở phía đông thành phố Hàng Châu cho biết họ có kế hoạch dành 10 triệu nhân dân tệ (1,5 triệu USD) cho các phiếu mua hàng để tặng những người ở nhà trong kỳ nghỉ năm mới vào tháng tới. Những người sống ở Hàng Châu có thể lấy phiếu quà tặng của họ bằng cách quét mã QR tại các địa điểm được chỉ định, cũng như thông qua các cổng trực tuyến. Sau đó, các phiếu mua hàng có thể được sử dụng tại các cửa hàng mua sắm khác nhau.
Các công nhân xây dựng ở lại làm việc trong những ngày nghỉ lễ sẽ được trả 1.000 nhân dân tệ mỗi người. Khoảng 20 triệu nhân dân tệ được chỉ định sử dụng mục đích này, nhà chức trách cho biết.
Quận cũng cho biết họ sẽ cung cấp các ưu đãi bằng tiền mặt cho những người lao động nhập cư ở lại làm việc trong ngày nghỉ lễ. Tuy chưa tiết lộ số lượng, nhưng chính quyền đã bắt đầu thu thập số liệu thống kê về các nhóm đối tượng.
"Chứng từ đã được giao cho các bộ phận khác nhau và công việc thu thập dữ liệu hiện đang được tiến hành để quyết định xem bao nhiêu người sẽ nhận được trợ cấp", Xu Zhoufei, phát ngôn viên của quận Wuxing cho biết.
Để thanh toán diễn ra nhanh chóng, chính quyền sẽ hợp tác với Dịch vụ thanh toán di động Alipay trong việc đăng ký trực tuyến. “Chúng tôi dành ra số tiền này với sự chân thành nhất, hy vọng sẽ giữ được mọi người ở đây trong suốt kỳ nghỉ”.
Ngoài các phiếu mua hàng, chính quyền quận cũng dành ra 20 triệu nhân dân tệ tiền mặt cho các công ty mở cửa trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Mỗi doanh nghiệp có thể nhận tới 100.000 nhân dân tệ (15.000 USD) trợ cấp.
Chính quyền địa phương cũng sẽ bồi thường thiệt hại do việc hủy vé tàu hoặc vé máy bay cho những người đã đặt, đồng thời cung cấp phương tiện giao thông công cộng miễn phí cho họ ở Wuxing đến hết tháng 2.
Thủ phủ của tỉnh Hàng Châu cũng đã triển khai kế hoạch trợ cấp cho những người lao động nhập cư quyết định ở lại trong kỳ nghỉ lễ. Chính quyền địa phương cho biết họ sẽ chịu chi phí đi lại cho 10.000 lao động nhập cư, những người chọn di chuyển trước hoặc sau kỳ nghỉ Tết.
Người lao động nhập cư chọn ở lại Hàng Châu cũng có thể xin 20 nhân dân tệ tín dụng điện thoại di động hoặc 20 nhân dân tệ phụ cấp giao hàng, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.
Trong khi đó, thành phố Phật Sơn ở phía nam tỉnh Quảng Đông đã tung ra "gói quà tặng" cho các doanh nghiệp địa phương bao gồm phiếu giảm giá và phiếu mua hàng để khuyến khích người lao động gắn bó hơn.
Trước sự xuất hiện của các ổ dịch Covid-19 gần đây, các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Bắc Kinh và Thượng Hải đã khuyến cáo người dân không nên di chuyển trong kỳ nghỉ, trừ khi thực sự cần thiết.
Tháng 1 năm ngoái, hàng triệu người đã hủy kế hoạch du lịch Tết Nguyên đán sau khi đợt bùng phát Covid-19 được thông báo rộng rãi ngay trước kỳ nghỉ. Theo Bộ Giao thông Vận tải, người dân đã thực hiện ít hơn 50% số chuyến đi trong dịp Tết Nguyên đán 2020 so với năm 2019.
Chồng tôi bảo, phụ nữ đã đi lấy chồng thì mấy ngày Tết phải ở nhà chồng để dọn dẹp, nấu nướng, đi chợ, tiếp khách.
" alt=""/>Trung Quốc tặng tiền để người dân ăn Tết tại chỗTheo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, "Sổ tang điện tử: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng độc giả VietNamNet" ra đời từ ý tưởng của lãnh đạo Cục Báo chí, với mong muốn thông qua các báo điện tử để người dân cả nước chia sẻ những tâm tư, tình cảm về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong điều kiện không thể trực tiếp đến viếng cố Tổng Bí thư. Ý tưởng này được thực hiện trên báo điện tử VietNamNet từ ngày 23/7, thu hút hơn 40.000 lời chia sẻ và gần 1 triệu lượt truy cập. Sau đó, Báo VietNamNet và NXB Thông tin & Truyền thông đã tiến hành tổ chức lựa chọn, in ấn, xuất bản thành bản in. Hơn 34.000 lời chia buồn được chọn lọc và giới thiệu trong ấn phẩm “Sổ tang điện tử: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng độc giả VietNamNet” là những cảm xúc chân thành, thể hiện sự yêu quý người dân cả nước với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, như một nén tâm nhang của bạn đọc VietNamNet gửi tới cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình và cũng chứa đựng tình cảm riêng của cán bộ, PV, BTV Báo VietNamNet và Nhà Xuất bản Thông tin & Truyền thông.
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình đánh giá cao ý tưởng triển khai Sổ tang điện tử trên báo VietNamNet trong dịp lễ tang cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và việc Báo VietNamNet và NXB Thông tin & Truyền thông phối hợp thực hiện in ấn sổ tang điện tử. Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh, “Sổ tang điện tử” và ấn phẩm in “Sổ tang điện tử: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng độc giả VietNamNet”không chỉ thể hiện tình cảm, niềm tin yêu của nhân dân đối với cá nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo của Đảng, mà còn thể hiện niềm tin vào Đảng, vào sự lãnh đạo dẫn dắt của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Ông Lê Hải Bình mong muốn, ấn phẩm Sổ tang điện tử sẽ được giới thiệu đến đông đảo cán bộ, Đảng viên và người dân. Bản thân ông sẽ coi đây là hiện vật nhắc nhở mình phải rèn đức, sửa mình trong quá trình làm việc, noi theo tấm gương đạo đức cách mạng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cùng với việc trao tặng ấn phẩm Sổ tang điện tử cho Tạp chí Cộng sản, Bộ TT&TT cũng dự kiến sẽ tặng ấn phẩm này cho một số cơ quan, đơn vị để trưng bày, giới thiệu tình cảm mà nhân dân gửi đến cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như gia đình.
Ấn phẩm đặc biệt “Sổ tang điện tử: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng độc giả VietNamNet” có khổ 21x29,7, độ dày sách lên tới 18cm, gồm 2.783 trang in, trong đó có 16 trang in màu các bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc xúc động trong tang lễ quốc gia. Ấn phẩm được in với số lượng giới hạn, nhằm mục đích lưu giữ, trưng bày, đã chuyển tải những lời chia sẻ của độc giả VietNamNet. Bìa sách được in trên chất liệu vải, ép nhũ vàng; áo bìa được in trên giấy couche, cán mờ, bao toàn bộ quyển sách. Đây là ấn phẩm hiếm hoi có số trang lớn mà Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông từng thực hiện trong những năm gần đây.
Độc giả cũng có thể đọc lại hoặc tìm kiếm lời chia sẻ của chính mình trực tiếp trên VietNamNet, tại địa chỉ: https://vietnamnet.vn/so-tang-dien-tu-vieng-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-2304510.html.
Tôi gặp rất nhiều bạn du học sinh ở Anh, Mỹ về nhưng toàn nói lý thuyết suông, không có kinh nghiệm thực chiến ở môi trường khác biệt như Việt Nam. Chưa kể, các bạn cứ thích chêm các từ tiếng Anh vào để trông có vẻ chuyên sâu, hiểu biết rộng, nhưng hiệu quả công việc thực tế lại không mấy đặc biệt. Thậm chí, kỹ năng ngôn ngữ của các bạn đó cũng không hơn gì người ở trong nước vì họ chỉ học một thời gian ngắn ở nước ngoài. Về nước một thời gian mà không chịu khó trau dồi tiếp thì các bạn sẽ tụt lại rất nhanh.
Với tôi, du học chỉ quyết định được khoảng 50% thành công của một người mà thôi. Chỉ những bạn có tính cách chịu khó, đam mê với lĩnh vực nào đó mà ở Việt Nam không có môi trường đủ tốt để phát triển, cũng như mong muốn sau này ở lại trời Tây làm việc thì mới nên đi du học nước ngoài. Chứ thực tế, dù có bằng Tiến sĩ ở nước ngoài thì ra nghề cũng chỉ đi làm thuê, làm lâu năm mới mong có lương cao, còn lại chỉ gọi là bình dân trong xã hội phương Tây.
Mức lương dành cho người tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ ở Việt Nam sẽ chẳng phân biệt việc bạn học ở trong nước hay từ trời Tây trở về. Thế nên nếu bỏ mấy trăm triệu đồng đi Anh học Thạc sĩ rồi về nước đi làm lương tháng không nổi 20 triệu đồng ở thành phố thì bao giờ bạn mới gỡ lại được vốn đầu tư?
Chưa kể, kiến thức học tập được ở nước ngoài mà không có chỗ vận dụng ở trong nước thì chỉ hai, ba năm là mai một hết. Thế nên, các bạn trẻ đừng quá kỳ vọng vào việc du học là liều thuốc thần kỳ, nó chỉ là có một cơ hội mới cho các bạn thử sức mà thôi. Còn nắm bắt được cơ hội để phát triển hay không là tùy vào mỗi người.
Nếu không đi du học, bạn có thể dùng số tiền đó để đi nước ngoài và vẫn trải nghiệm được nhiều thứ hay ho, hoặc tham gia các khóa học ngôn ngữ ở trong nước với chi phí thấp hơn nhiều cũng mang lại cho bạn vốn ngoại ngữ đủ dùng. Ví dụ, thay vì bỏ 800 triệu đồng học Thạc sĩ ở Anh (trong 1,5 năm), bạn có thể dùng 400 triệu đồng để đi du lịch được cả châu Âu lẫn Mỹ (trong khoảng 2-3 tháng), số tiền còn lại dùng để đi học ngoại ngữ ở Việt Nam (do giáo viên nước ngoài dạy).
>> 8 năm bỏ việc đi du học để có thu nhập 70.000 euro
Nếu sắp xếp được thời gian giữa làm và học thì bạn còn được tính thêm 1,5 năm kinh nghiệm làm việc full-time ở Việt Nam. Như vậy, tính ra còn hơn cả đi du học nhiều mà lại tiết kiệm hơn. Chỗ tôi làm cũng là công ty nước ngoài, nhiều Giám đốc đại diện ở Việt Nam toàn học trong nước tại các trường như Bách Khoa, Ngoại Thương, Kinh Tế, Ngân Hàng mà thôi.
Tôi đi công tác nước ngoài suốt và thú thực là sống ở Việt Nam thích hơn nhiều vì còn có cơ hội thành công. Chứ ra nước ngoài, làm việc cật lực cũng giỏi lắm chỉ mua được một căn nhà, sống đời của một "phó thường dân". Những bạn trẻ ở Việt Nam nghe kể về cuộc sống ở trời Tây có vẻ hay ho và muốn được trải nghiệm, nhưng cứ chứ sang đó rồi mới thấm.
Chú của tôi cũng làm Tiến sĩ ở Mỹ, mua nhà ở New York, làm việc cho IBM. Hai vợ chồng đều là người Việt, sang đó sống đã 15 năm rồi, nhưng chỉ dám đẻ một đứa con, mua một cái nhà nho nhỏ. Nhà này mua bằng hình thức trả góp và khả năng phải mất tới 30 năm mới trả hết nợ. Lâu lắm vợ chồng chú mới về Việt Nam một lần vì mỗi lần về là một lần khó khăn đủ thứ: ngồi máy bay cả chục tiếng, chi phí đi lại đắt đỏ...
Sống ở thành phố bên Mỹ cảm giác lúc nào cũng cô đơn. Tất nhiên, ở đó vẫn có cộng đồng người Việt, nhưng thực chất thì bạn đâu thể chuyển chỗ ở, chuyển việc dễ dàng như vậy được. Công việc ở đâu thì người ta buộc phải sống ở gần đó. Dì tôi còn bảo, sau này già sẽ trở lại Việt Nam vì đứa con lớn chắc cũng lấy vợ Tây rồi có cuộc sống riêng. Nếu chỉ còn lại hai vợ chồng ở lại đó thì rất cô đơn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Lãng phí 800 triệu đồng du học Anh