Trao đổi với VietNamNet, luật sư Dương Đức Thắng - Phó giám đốc Công ty Luật Myway (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, việc trông giữ phương tiện của khách và trách nhiệm đền bù thiệt hại khi mất xe hoặc hư hỏng (nếu có) hoàn toàn phụ thuộc vào việc hai bên có thoả thuận trông giữ xe hay không.
Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự.
Hợp đồng trông giữ xe này có thể bằng hợp đồng hoặc giao kết bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản. Vị luật sư này viện dẫn, theo khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự, bên gửi tài sản - khách hàng có quyền: Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Đồng thời, bên phía cửa hàng - người giữ tài sản cũng phải có nghĩa vụ nêu tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự: Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng
Đối chiếu trong trường hợp cụ thể vụ mất xe máy SH tại quận Long Biên nói trên, luật sư Dương Đức Thắng cho rằng: "Tại thời điểm khách hàng để xe trước cửa quán, nếu không có nhân viên bảo vệ hướng dẫn, dắt xe và cũng không có vé xe để thể hiện giao kết giữa bên gửi và bên trông, thì xét về lý, quán cà phê không có trách nhiệm phải đền".
Theo vị luật sư, trường hợp này xảy ra khá nhiều trên thực tế vì không phải tất cả cửa hàng đều có người trông giữ xe. Đồng thời, cũng không có quy định pháp luật nào bắt buộc cửa hàng phải trông giữ xe cho khách hàng. Vì vậy, việc trông giữ xe không phải nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi cửa hàng phải thực hiện.
"Thông thường các cửa hàng lớn sẽ có người phụ trách trông giữ, dắt xe cho khách, thậm chí phát vé xe. Còn nếu không, các quán sẽ có tấm biển với nội dung như "Khách hàng tự bảo quản phương tiện, tài sản,..." như một văn bản thông báo tới khách hàng rằng cửa hàng không có trách nhiệm nếu xảy ra mất mát, hư hỏng", vị luật sư này chia sẻ thêm.
Tuy vậy, theo luật sư Thắng, dù về lý thì có thể quán cà phê nói trên không phải đền nếu chứng minh là mình và khách không hề có giao kèo về việc trông giữ xe, nhưng thông thường, phía cửa hàng căn cứ vào khả năng của mình cũng vẫn đền bù toàn bộ hoặc một phần tài sản bị mất. Ngoài ra, cửa hàng vẫn có trách nhiệm đến cùng trong việc cùng khách hàng khai báo, phối hợp với cơ quan chức năng tìm ra thủ phạm.
Để đảm bảo an toàn cho phương tiện của mình, vị luật sư này đưa ra một số lời khuyên cho những khách hàng thường xuyên để xe ở các cửa hàng, quán ăn, quán cà phê như sau:
Thứ nhất, với trường hợp cửa hàng đó có người trông và vé xe đầy đủ, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm rằng xe của mình đã có người trông giữ và có người chịu trách nhiệm khi có sự việc không may xảy ra.
Trường hợp không nhìn thấy người trông xe, khách luôn phải hỏi quản lý, nhân viên của quán về chỗ để xe của quán ở đâu, ai trông, có vé xe không hoặc ít nhất là để xe chỗ này có được không, có cần khoá xe lại hay không,... để thực hiện việc "giao kết" trách nhiệm giữa chủ xe và quán.
Còn trong trường hợp cửa hàng có sẵn biển thông báo "Khách hàng tự bảo quản tài sản", đương nhiên lúc đó bạn phải khoá xe, cất đồ đạc cẩn thận và thường xuyên theo dõi, để ý đến tài sản của mình.
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, khoảng 18h30 ngày 9/4, chị Vũ Thị Thu Hải (SN 1980, ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) cùng nhóm bạn có vào quán và sử dụng dịch vụ đồ uống tại SPHINX HOUSE, ở số 67 đường Hồng Tiến (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Có 8 người trong nhóm của chị Hải đã vào quán và để xe máy trước cửa quán. Các nhân viên hướng dẫn lên tầng 2 ngồi và sử dụng đồ uống. Tuy nhiên, đến khi ra về chị Hải không thấy xe của mình đâu. Sau khi gọi quản lý của quán thì người này hốt hoảng tra lại camera, sau đó xác nhận có 2 người lạ mặt đã phá khóa cổ và dắt xe đi.
"Tôi có hỏi vì sao không trông xe cho khách thì người quản lý nói là do quán mới mở, không thuê người trông nom sợ phát sinh chi phí... mong chị thông cảm. Khi đó chúng tôi gọi người quản lý vào để xác nhận việc xử lý như thế nào với tài sản của tôi thì bạn quản lý nói, nếu 1 đến 3 ngày mà không tìm lại được xe, bạn đó bồi thường tài sản cho tôi là 50-70% giá trị của xe ở thời điểm hiện tại", chị Hải thông tin.
Tuy nhiên, cũng theo chị Hải, khi hai bên đang viết bản cam kết, có một bạn nam xuất hiện tự giới thiệu tên Đức, là quản lý quán. Người này nói quán sẽ có trách nhiệm và mong việc thỏa thuận cần có bên thứ 3 (công an chứng kiến). Tuy nhiên sau đó, chị Hải cho biết phía quản lý quán cà phê lại khẳng định không có trách nhiệm gì về việc xe của chị bị mất.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bộ sách Thưởng thức triết học của nhóm tác giả Brigitte Labbé, Jacques Azam, Michel Puech gồm 12 cuốn, nằm trong chương trình đào tạo dịch giả trẻ của Viện Pháp.
Bộ sách khơi gợi những tư duy triết học trong mỗi người: Về thời gian, về hạnh phúc và ý nghĩa của mọi điều trong cuộc sống. Thông qua những câu chuyện trong tình huống quen thuộc của cuộc sống, bộ sách được thiết kế để khai thác bản năng triết học tự phát trong mỗi người và phát triển nó.
Tại tọa đàm, TS. Trần Văn Công - Trưởng khoa tiếng Pháp, Đại học Hà Nội và Biên tập viên Hoàng Thanh Thủy - Trưởng ban biên tập Sách khoa học cùng diễn giả Phan Đăng đã chia sẻ và bàn luận về giá trị của triết học trong cuộc sống đương đại. Đồng thời gợi mở các con đường để đưa triết học đến gần hơn đến đối tượng thanh thiếu niên - nhi đồng.
Chia sẻ về tầm quan trọng của việc giới thiệu và giáo dục triết học đối với mỗi cá nhân, diễn giả Hoàng Thanh Thủy khẳng định, triết học luôn gần gũi với cuộc sống, vì thế mọi đối tượng có thể tìm hiểu, kể cả độc giả nhí.
Chị cũng nêu lên những cách thức giúp trẻ khám phá nhận thức và lý giải các vấn đề xã hội và cảm thức của con người như niềm tin, lao động, tiền bạc, máy móc, sống - chết, chiến tranh - hòa bình...
"Con tôi nhìn sang trường mẫu giáo bên cạnh, ở đó nuôi một con khỉ và hỏi nó có tiến hoá thành người không? Đó là cơ hội để mẹ con nói chuyện với nhau" - chị Thuỷ nói.
Diễn giả Trần Công Văn nhấn mạnh, cha mẹ và giáo viên cần chia sẻ cởi mở, tôn trọng đồng thời tránh sự áp đặt và giáo điều lên những quan điểm trong sáng của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin, phát huy khả năng tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh cũng như vai trò của bản thân trong xã hội.
Đề cập tới Thưởng thức triết học, các diễn giả cho rằng đây không phải bộ sách triết học khô khan, với đủ những thuật ngữ rắc rối, “xoắn não”, mà là một bộ sách tranh hài hước, nhẹ nhàng, đơn giản, thích hợp với mọi lứa tuổi đọc để cùng ngồi lại và bày tỏ suy tư, suy ngẫm các vấn đề trong xã hội đương đại.
Hiện nay Tiktoker Võ Tòng Đánh Mèo Đinh Văn Long vẫn thực hiện công việc viết sách chia sẻ những câu chuyện cười và anh cũng là một hot Tiktoker được nhiều người theo dõi, yêu thích qua các video với kịch bản là các chủ đề hài hước xung quanh câu chuyện gia đình.
Tiktok xuất hiện có thể nói là bước ngoặt lớn đối với sự nghiệp "Võ Tòng đánh mèo", là mảnh đất màu mỡ khai thác được cái “chất riêng” trong tính cách, con người Đinh Văn Long.
Liên quan đến tên “Võ Tòng Đánh Mèo”, anh Long cho biết, “Từ thời còn học THPT anh vẫn có biệt danh là “Võ Tòng Đánh Hổ”, nhưng sau này khi trưởng thành lấy vợ tuổi hổ anh Long thấy biệt danh này không còn hợp lý, không thực tế, anh tự hỏi “không đánh hổ thì mình sẽ đánh gì?” mình phải chuyển sang một con gì khác và con gái mình sinh năm mèo, ở nhà mình chỉ quát được con nên mình quyết định lấy cái tên “Võ Tòng Đánh Mèo””.
Thế nhưng không phải cứ nổi tiếng trên Facebook và các nền tảng xã hội khác là có thể nổi tiếng và nhận được nhiều yêu thích trên Tiktok. Video đầu tiên Võ Tòng Đánh Mèo làm và đăng lên chỉ nhận được con số 11 views. Lúc ấy anh Long thực sự “choáng” và tự ái, bởi trên Facebook thường mỗi lần đăng phải 5-7 nghìn like chia sẻ. Điều đó cho thấy Tiktok có luật chơi khác Facebook.
Không từ bỏ, Võ Tòng Đánh Mèo vẫn kiên trì với đề tài gây cười từ các tình huống trong gia đình. Từ video đầu tiên chỉ nhận về 11 lượt views thì video thứ 2 anh nhận được 60 nghìn lượt views. Chính điều đó khiến anh tự tin và kiên trì với nội dung, mục tiêu mình chọn.
Anh cũng nỗ lực tìm tòi khắc phục chất lượng âm thanh hình ảnh cùng với nội dung, hình ảnh phong phú đã tạo ra sự hấp dẫn riêng của riêng mình. Những content của Võ Tòng Đánh Mèo trên tiktok hấp dẫn người ở độ tuổi trưởng thành. Mỗi chủ đề anh làm không đơn thuần chỉ để giải trí mà ẩn sâu trong đó là những thông điệp anh muốn hướng đến để mỗi người có thể nhìn nhận lại bản thân mình và hãy luôn trân trọng, giữ gìn những gì đang có.
Dần dần, nội dung của kênh Tiktok Võ Tòng Đánh Mèo cũng đa dạng hơn không chỉ riêng chuyện vợ chồng con cái nữa, mọi tình huống đều có thể xuất hiện trên video của anh, tập trung vào những hiện tượng thực tế ở xã hội khiến người xem phải hứng thú.
Khi được hỏi vì sao anh luôn lấy vợ ra để làm đề tài, Tiktoker Đinh Văn Long hóm hỉnh nói, đơn giản vì thế mạnh của của anh chính là “sợ vợ”.
Dù vậy thực tế, tiktoker Võ Tòng Đánh Mèo đã lập gia đình từ lâu với một người vợ hiền làm giáo viên và 2 cô con gái dễ thương ngoan ngoãn. Gia đình của anh ở ngoài đời là một gia đình vui tính, thương yêu nhau.
Ngoài việc quảng cáo cho những nhãn hàng trên tiktok, Võ Tòng Đánh Mèo còn viết sách những câu chuyện hài do anh sáng tác. 2 công việc này tuy chưa phải là tất cả những gì anh làm nhưng cũng giúp anh có nguồn thu nhập nhiều người mơ ước.
Doãn Phong
" alt=""/>Kể chuyện sợ vợ, Tiktoker hút ‘triệu like’