Sáng ngày 15/8, trong đang cùng con gái chăm sóc bê con vừa sinh, chị bất ngờ bị bò mẹ húc trúng cằm, không kịp né tránh. Chiếc sừng của con bò móc vào cằm rồi hất chị ngã xuống đường dẫn đến bất tỉnh.
Chứng kiến mẹ nằm giữa đường với đầu chảy máu, bé Thảo run rẩy kêu cứu trong hoảng loạn: “Cứu mẹ cháu, mẹ bị chảy máu rồi mọi người ơi! Mẹ ơi! Tỉnh lại đi mẹ ơi!”.
Nghe tiếng kêu cứu của Thảo, bà con lối xóm chạy lại gần thì thấy chị Nguyệt nằm bất động giữa đường làng, nhanh chóng đưa chị đến bệnh viện cấp cứu.
Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh kết luận chị Nguyệt bị xuất huyết não, vỡ xương sọ, bác sĩ phải mổ cấp cứu và một phần vỏ sọ phải đưa ra Bệnh viện Ba Lan (Nghệ An) nuôi cấy.
Hoàn cảnh gia đình của người đàn bà khổ hạnh vốn đã trớ trêu nay lại càng bi đát hơn. Chị Nguyệt là vợ của anh Đặng Bá Bình (SN 1975). Anh Bình không biết chữ, chậm chạp, sức khỏe yếu nên không làm được công việc nặng để phụ giúp vợ con.
Hai vợ chồng có với nhau hai người con là Đặng Bá Khánh (20 tuổi) và Đặng Thu Thảo (học sinh lớp 9). Riêng Khánh sinh non, thiếu tháng nên không khỏe mạnh, tính tình bất thường.
Bao năm nay, để có tiền trang trải cho cuộc sống sinh hoạt, chăm sóc chồng con, chị Nguyệt chăm chỉ lo công việc đồng áng, thời gian rỗi đi làm thuê kiếm sống và nuôi thêm bò để có "đồng ra đồng vào". Những tưởng chỉ cần có sức khỏe thì chị Nguyệt sẽ gắng gượng để nuôi con. Nào ngờ nỗi bất hạnh không buông tha cho gia đình họ.
Buổi sáng định mệnh đã cướp đi sức khỏe của người phụ nữ nghèo. "Con bò mự chăm vừa sinh bê con nên nó dữ dằn, lúc mự đang dùng tay để chăm sóc chú bê con thì bị bò mẹ húc trúng cằm và hất lật ngửa đập đầu xuống đường. Anh em hàng xóm mỗi người đóng góp một ít tiền viện phí và nuôi não. Hy vọng chị sớm khỏe lại để còn chăm chồng và con thơ dại. Mự mà chết đi thì chú và hai em sẽ không biết dựa vào ai. Trong nhà giờ chỉ còn bé Thảo là nhanh nhẹn nhưng Thảo còn quá nhỏ, còn phải học hành", chị Trần Thị Thành (cháu của chị Nguyệt cho hay).
Lãnh đạo UBND xã Hương Thủy cho biết, hoàn cảnh gia đình chị Nguyệt vô cùng khó khăn. “Hiện có khả năng bệnh viện sẽ trả chị về vì sợ không qua khỏi. Mong mọi người chung tay giúp đỡ để gia đình chị Nguyệt sớm vượt qua được nỗi bất hạnh”.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Em Đặng Thu Thảo, trú thôn 5, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0948.788.915(chị Trần Thị Thành, cháu của chị Nguyệt) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.216(chị Nguyễn Thị Nguyệt) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Rượu gây hại cho não như thế nào?
Theo Hiệp hội Alzheimer, bằng chứng cho thấy uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Tổ chức này giải thích uống rượu có liên quan đến giảm thể tích chất trắng trong não - yếu tố giúp truyền tín hiệu giữa các vùng não khác nhau, dẫn đến các vấn đề về chức năng não.
Hướng dẫn Chế độ ăn uống dành cho người Mỹ khuyến nghị phụ nữ uống không quá một cốc bia 350ml (5%) hoặc 1 ly rượu vang 150ml (12%) hoặc 45ml rượu mạnh (40%). Nam giới có ngưỡng cao gấp đôi.
Nếu uống quá mức trên trong một thời gian dài có thể làm co lại các phần não liên quan đến trí nhớ. Uống gấp đôi lượng rượu khuyến nghị dễ dẫn đến suy giảm rõ rệt kỹ năng tư duy khi mọi người già đi.
Tiến sĩ Restak cho biết có một loại bệnh mất trí nhớ cụ thể liên quan đến uống quá nhiều rượu là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Người tiêu thụ quá mức đồ uống có cồn cũng có nguy cơ thiếu vitamin B1, tổn thương não.
Đặc điểm của chứng rối loạn não gây khó khăn trong việc tập trung, giải quyết vấn đề; thiếu động lực để thực hiện các hoạt động kể cả việc thiết yếu như ăn uống; không kiểm soát được cảm xúc, trở nên cáu kỉnh; thiếu tế nhị, không quan tâm tới người khác; chậm hiểu, dễ quên các sự kiện mới diễn ra.
Biện pháp giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ
Một số yếu tố nguy cơ gây chứng mất trí nhớ - bao gồm gene, tuổi tác và tiếp xúc với ô nhiễm không khí - có thể không thể thay đổi được. Nhưng bạn có thể áp dụng lối sống lành mạnh để giảm khả năng mắc bệnh liên quan tới não.
Tập thể dục thường xuyên
Theo Hiệp hội Alzheimer, có bằng chứng rõ ràng cho thấy lười tập thể dục làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Nghiên cứu gần đây của Mỹ ghi nhận những người có khối lượng cơ nạc nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn 12%.
Một nghiên cứu khác chứng minh, ngồi 10 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ mất trí nhớ nhanh chóng.
Không hút thuốc
Hút thuốc có thể khiến bạn có khả năng mắc chứng mất trí nhớ cao hơn nhiều khi về già vì làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và mạch máu, có liên quan đến bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ do mạch máu.
Điều trị trầm cảm
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết trầm cảm là tình trạng phổ biến, nếu không điều trị sẽ làm tăng khả năng mất trí nhớ. Theo Hiệp hội Alzheimer, những người từng trải qua giai đoạn trầm cảm trong đời dễ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn.
Kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường
Một số bất ổn như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường có thể dẫn tới chứng mất trí nhớ. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tránh các tình trạng trên trở nặng sẽ giúp giảm nguy cơ trên.
Trung tâm có nhiệm vụ làm đầu mối điều phối, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, hợp tác liên quan đến kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19; thiết kế, tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các nền tảng, hệ thống công nghệ phòng, chống dịch Covid-19.
Quản lý thống nhất, kết nối tập trung và phân phối dữ liệu khai báo y tế điện tử, dữ liệu khai báo di chuyển nội địa, dữ liệu phản ánh của người dân, dữ liệu điểm kiểm dịch và dữ liệu kiểm soát vào ra các điểm kiểm dịch giữa các hệ thống công nghệ phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Một trong những nhiệm vụ của Trung tâm là quản lý thống nhất, kết nối tập trung và phân phối dữ liệu giữa các hệ thống công nghệ phòng, chống dịch Covid-19. |
Trung tâm cũng có nhiệm vụ phát triển hoặc nhận chuyển giao những giải pháp công nghệ mới trong phòng, chống dịch Covid-19; phục vụ các yêu cầu sử dụng công nghệ để hỗ trợ nghiệp vụ y tế của Bộ Y tế; hỗ trợ các yêu cầu về kỹ thuật, hướng dẫn tổ chức triển khai biện pháp công nghệ cho các bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời, đôn đốc việc ứng dụng các hệ thống, nền tảng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 cũng như thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Có cơ cấu làm việc linh hoạt, không phải là một tổ chức hành chính, không phát sinh thêm tổ chức, biên chế, bên cạnh Giám đốc, phụ trách điều hành chung là Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT )còn mời các chuyên gia y tế và chuyên gia công nghệ tham gia làm Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, với vai trò là những thành viên nòng cốt.
Cụ thể, Bộ TT&TT mời đại diện lãnh đạo Cục CNTT (Bộ Y tế) làm Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia. Vị chuyên gia này phụ trách kết nối giữa các bên liên quan về công nghệ và y tế, căn cứ thực tiễn chống dịch, đề xuất các vấn đề, yêu cầu cụ thể (đầu bài) cần có công cụ CNTT hỗ trợ để Bộ chỉ đạo việc tổ chức xây dựng giải pháp CNTT, phần mềm đáp ứng yêu cầu đề ra.
Bộ TT&TT cũng mời ông Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam tham gia Trung tâm với vai trò thành viên, phụ trách công tác cố vấn về mặt nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn có các thành viên nòng cốt khác của Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT); lãnh đạo một số doanh nghiệp...làm thành viên thường trực.
Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia có bộ phận giúp việc, bộ phận chuyên môn kỹ thuật là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các Cục: Tin học hóa, Viễn thông, An toàn thông tin và các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tùy theo yêu cầu công việc, Cục Tin học hoá trình Lãnh đạo Bộ TTT&TT bổ sung thành viên nòng cốt của Trung tâm.
Trong kết luận cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo quốc gia trực tuyến với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và TP.HCM ngày 2/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo đã giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Tổ thông tin của Ban chỉ đạo quốc gia và các bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo các địa phương triển khai sử dụng CNTT nhằm hỗ trợ người dân khai báo y tế. Triển khai tổng đài gọi điện tự động để tăng cường nắm bắt các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ giúp công tác xét nghiệm sàng lọc nhanh, hiệu quả hơn.