- SEA Games 29 khép lại với ngôi nhất toàn đoàn thuộc về chủ nhà Malaysia. Đoàn thể thao Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu đề ra với 58 HCV cùng vị trí thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương.
- SEA Games 29 khép lại với ngôi nhất toàn đoàn thuộc về chủ nhà Malaysia. Đoàn thể thao Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu đề ra với 58 HCV cùng vị trí thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương.
Giao lưu cùng Ribhu là một trải nghiệm khó quên của các em nhỏ Apollo khi được gặp gỡ trực tiếp nhà thám hiểm National Geographic. Ngoài việc được lắng nghe những câu chuyện thực tế đầy cảm hứng từ một nhà thám hiểm thực thụ và đầy nhiệt huyết, buổi giao lưu thu hút được sự hào hứng của các bạn nhỏ khi các em được trải nghiệm những nghiên cứu mà Ribhu đã dày công theo đuổi. Sự kiện không chỉ mang đến một sân chơi bổ ích để các em luyện tập tiếng Anh mà còn mang lại những kiến thức, niềm cảm hứng khám phá thế giới.
Giao lưu cùng các nhà thám hiểm National Geographic là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi các hoạt động học tiếng Anh cùng niềm cảm hứng của Apollo English và National Geographic Learning. Trước đó, tổ chức tiếng Anh gần 30 năm tuổi cũng đã từng tổ chức rất nhiều các buổi giao lưu với các nghệ sỹ nước ngoài nổi tiếng, nhà thám hiểm đến từ nhiều quốc gia khác nhau của National Geographic như: nghệ sỹ James Mayhew, nhà thám hiểm đại dương Archana Anand, nhiếp ảnh gia Rubén Salgado Escudero; nhà thám hiểm động vật hoang dã Prakash Matada…
Với mong muốn đưa niềm cảm hứng thổi hồn vào môn học tiếng Anh, Apollo hy vọng sẽ tạo ra nhiều niềm vui và đam mê trong việc học của thế hệ trẻ ngày nay. Apollo tin tưởng rằng tiếng Anh không chỉ là một môn học ngôn ngữ, mà thông qua tiếng Anh, trẻ có thể hình thành bộ kỹ năng tương lai và tư duy cần thiết để trở thành những công dân thành công,
Apollo English đang tiếp tục nghiên cứu và hợp tác với nhiều đối tác giáo dục uy tín hàng đầu thế giới để cải tiến trải nghiệm học tập và sẽ sớm ra mắt chương trình học mới, nơi tổ chức này dành nhiều đầu tư cho hệ sinh thái học tập có thể khơi sáng tình yêu học tập trong trẻ thông qua mô hình học tập đa dạng, cá nhân hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại. Theo Apollo, một chương trình học ngoại ngữ tốt phải có khả năng truyền cảm hứng, đồng thời giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu học tập; một trẻ em ham học hỏi và biết cách tìm tòi sẽ thành công bất chấp mọi thử thách!
Doãn Phong
" alt=""/>Nhà thám hiểm Ribhu Vohra giao lưu cùng học viên Apollo EnglishViệc đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 trước đây quy định học sinh có bất kỳ môn nào có điểm trung bình 2,0 bị xếp loại kém, phải ở lại lớp cho dù có học trung bình, khá các môn còn lại. Bên cạnh đó, học sinh có điểm trung bình 1 môn dưới 3,5 thì xếp loại yếu,phải thi lại, nếu vẫn không đạt cũng sẽ "đúp".
Giáo viên và cả phụ huynh mặc định những em xếp loại yếu, kémlà học sinh “dốt”, không xứng đáng lên lớp, cần rèn luyện lại.
Sau mỗi năm học, có nơi lấy những học sinh “dốt” để “bêu” trước trường lớp, học sinh khác phải cố gắng mà tránh những "tấm gương xấu" này.
Cứ thế, các em trở thành nạn nhân của việc chê bai, mắng mỏ vì học “dốt” ảnh hưởng đến lớp, đến trường, đến danh dự gia đình, làm mất mặt xóm làng… Có em vì áp lực gia đình, xã hội đã chọn cho mình cái chết tức tưởi.
Tôi cho rằng việc xếp loại học sinh giỏi, khá, yếu, kémlà một sai lầm trong đánh giá. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thành tích “thâm căn cố đế” trong ngành giáo dục, là nguyên nhân khiến học sinh phải lao đầu vào học thêm “tối mặt tối mũi”, chạy đua điểm số…
Một học sinh có thể học yếu 1, 2 phân môn nhưng vẫn học được các môn khác, vẫn đủ năng lực, trí tuệ tiếp tục học ở những năm tiếp theo. Do đó, việc đánh giá học sinh yếu, kémgiống như tìm học sinh “dốt” là còn không phù hợp.
Ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai, việc đánh giá có một bước chuyển đáng kể và tích cực, theo cách mà một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thực hiện. Đó là chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực và phẩm chất.
Cách đánh giá này không còn phân biệt học sinh này và học sinh kia. Một em có năng lực này nhưng có thể không có năng lực khác, không nhất thiết phải toàn diện như các chương trình trước đây.
Ví dụ, học sinh có thể không có năng lực toán học nhưng có năng lực văn học, năng lực xã hội, giao tiếp, cảm thụ âm nhạc…
Dạy học theo năng lực chính là tìm ra điểm mạnh của người học để phát huy, chấp nhập học sinh có thể chưa có một số năng lực. Dạy học hiện nay là đi tìm người giỏi, phát huy thế mạnh chứ không phải tìm người “dốt”.
Dù vậy, việc đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT vẫn còn có điểm số, xếp loại học tập học sinh ở 4 mức tốt, khá, đạt, chưa đạt; vẫn khen thưởng học sinh loại xuất sắc, giỏi.
Còn cho điểm, còn xếp loại… là còn so sánh học sinh này với học sinh khác, còn chạy theo thành tích, còn tìm học sinh “dốt”, không phù hợp đánh giá theo năng lực, rất thiệt thòi cho các em.
Theo tôi, đến giai đoạn này, phải chấm dứt không còn xem học sinh nào là “dốt”. Và cách tốt nhất là bỏ điểm số, bỏ xếp loại, bỏ thành tích.
Mỹ Hằng
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Có học sinh dốt thật không?", mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả. Địa chỉ email của chúng tôi: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn! |