Trong tuyên bố khai mạc diễn tập, ông Phan Thái Dũng, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, tình hình an toàn thông tin có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo trên không gian mạng toàn cầu.
Các cuộc tấn công mạng không chỉ là mối đe dọa đến tình hình chính trị, an ninh quốc gia mà còn đe dọa tới hoạt động của mọi cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Ông Phan Thái Dũng chỉ rõ, đối phó kịp thời với sự cố một cách nhanh chóng giúp tổ chức giảm thiểu thiệt hại, hạn chế các lỗ hổng, ngăn chặn mã độc tấn công, phục hồi các quy trình dịch vụ một cách nhanh nhất và giảm thiểu rủi ro an ninh mà các sự cố trong tương lai gây ra.
“Diễn tập thường xuyên giúp tăng cường năng lực tổ chức ứng phó sự cố cho các tổ chức, đồng thời giúp cho tổ chức có thể chuyển từ biện pháp phòng vệ thụ động sang tích cực chủ động phát hiện và xử lý sớm các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng. Từ đó, bảo đảm phát hiện sớm được những nguy cơ, mối đe dọa và nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống thống tin quan trọng của lĩnh vực tài chính, ngân hàng”, ông Phan Thái Dũng nhấn mạnh.
Trước thực trạng các cuộc tấn công vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính được dự báo tiếp tục gia tăng, tại DF Cyber Defense 2022, các chuyên gia NCSC đưa ra tình huống giả định được xây dựng như một mô hình hệ thống thông tin thu nhỏ của 1 tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, các đội tham gia diễn tập nhận được 1 tệp tin logs của hệ thống máy chủ email và phải thực hiện tấn công vào bên trong hệ thống thông tin của tổ chức để tìm ra các điểm yếu bảo mật.
Trong 3 giờ liên tục của chương trình diễn tập vào chiều ngày 11/10, 60 đội với 200 chuyên gia tác chiến không gian mạng đến từ hơn 50 ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam sẽ tìm kiếm lời giải cho bài toán bảo mật của ngân hàng. Các đội diễn tập sẽ cạnh tranh giành vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng ngay tại “chiến trường không gian mạng” của DF Cyber Defense 2022.
Đại diện Ban tổ chức cho biết, để tham gia diễn tập, đội ngũ chuyên gia của các ngân hàng không chỉ cần trang bị kiến thức liên quan đến phòng thủ, ứng cứu sự cố một cách truyền thống mà còn cần kỹ năng, chuyên môn liên quan đến việc tìm kiếm, tấn công và khai thác điểm yếu bảo mật. Những kỹ năng này sẽ giúp cho các đội chủ động hơn trong việc bảo vệ an toàn cho các hệ thống thông tin hay còn gọi là kỹ năng phòng thủ chủ động.
Ngoài ra, tham gia diễn tập DF Cyber Defense 2022 còn là dịp để các chuyên gia công nghệ trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm bảo mật, phòng chống tấn công mạng ngành ngân hàng, tài chính.
Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2020, diễn tập DF Cyber Defense đã thu hút sự tham gia của 30 đơn vị tiêu biểu của lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong đó có 21 ngân hàng và chương trình diễn tập cũng được bình chọn là một sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng.
Vân Anh
" alt=""/>Tấn công mạng luôn là mối đe dọa thường trực của các ngân hàngĐược xây dựng căn cứ quy định tại Điều 45 của Luật Quy hoạch, kế hoạch thực hiện “Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” gồm 4 nhóm nội dung chính: Dự án đầu tư công; Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công; Kế hoạch sử dụng đất; Chính sách, giải pháp.
Bên cạnh việc điểm ra các nhóm dự án đầu tư, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ nguyên tắc bố trí sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng TT&TT quốc gia. Đó là phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và phù hợp với những định hướng đã được xác định tại Quyết định 36 ngày 11/1/2024 về phê duyệt “Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Khuyến khích gắn kết các công trình hạ tầng TT&TT với các công trình phát triển công nghiệp công nghệ số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số theo hướng hình thành hệ sinh thái để nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
Cùng với đó, hạ tầng TT&TT trên địa bàn các tỉnh, thành phố phải được cập nhật, tích hợp trong quy hoạch của địa phương để bố trí quỹ đất và tổ chức triển khai đồng bộ. Kế hoạch đất sử dụng phát triển hạ tầng TT&TT theo Quy hoạch được xác định trong kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Các địa phương căn cứ nhu cầu phát triển, quy hoạch tỉnh và các quy định có liên quan để bố trí diện tích đất phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai “Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và kế hoạch thực hiện Quy hoạch trong phạm vi chức năng, quyền hạn và theo thẩm quyền.
Trong đó, Bộ TT&TT được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch; Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức triển khai Quy hoạch, kế hoạch thực hiện...
Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT và các địa phương tổng hợp nguồn vốn triển khai dự án đầu tư công trung hạn và hằng năm, trình cấp có thẩm quyền; Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng TT&TT...
Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các yêu cầu phát triển về hạ tầng TT&TT phù hợp với yêu cầu thực tiễn và khả năng của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hạ tầng TT&TT trong phạm vi địa phương; Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng liên ngành, bố trí, quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai Quy hoạch.
Các tập đoàn, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực TT&TT xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển của đơn vị mình phù hợp với “Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
“Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã xác định: Hạ tầng TT&TT là một chỉnh thể thống nhất, hình thành trên cơ sở liên kết giữa mạng bưu chính, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp CNTT, các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và hệ thống bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tạo lập môi trường an toàn tin cậy cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. |
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị Trưởng Phòng GD -ĐT các Quận, Huyện và Thủ trưởng các đơn vị giáo dục trong toàn ngành thông báo cho học sinh toàn ngành nghỉ học kể từ 06g00 ngày 25/12 đến hết ngày 26/12.
![]() |
Toàn bộ học sinh TP.HCM sẽ nghỉ học từ sáng nay, ngày 25/12 |
Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm hướng dẫn phụ huynh học sinh đưa con em về nhà tránh bão (nếu đã đưa đến trường) ngay trong sáng nay.
Lê Huyền
Từ chiều mai 25/12, hơn 2 triệu học sinh, sinh viên tại TP.HCM sẽ nghỉ học để tránh bão Tembin. Riêng học sinh huyện Cần Giờ nghỉ học từ 6h sáng ngày mai.
" alt=""/>Bão số 16: Toàn bộ học sinh, sinh viên Sài Gòn nghỉ học từ sáng nay