![]() |
Người sáng lập WikiLeaks già đi trông thấy sau 7 năm ẩn náu. (Ảnh: Daily Mail) |
"Giống như nhiều người, tôi đã lần đầu xem đoạn video về vụ bắt giữ trên Twitter. Tôi đã sốc khi nhìn thấy Julian già đi nhanh chóng như thế nào... Ông ta trông tuyệt vọng và bị dồn vào chân tường. Ông ta không còn là một nhà hoạt động tự tin, táo bạo và thường khôn ngoan như tôi từng biết", nhà báo Atika Shubert của CNN nhận định.
![]() |
Assange thời còn phong độ. (Ảnh: Daily Mail) |
Assange, lớn lên tại Melbourne (Australia) và trở thành một tin tặc trong suốt những năm 1990. Tên tuổi của ông ta đã được chú ý vào thời điểm đó khi trang web của ông ta tiết lộ một đoạn video có tiêu đề "Vụ giết người ngoài dự kiến" (Collateral Murder).
Đoạn clip cho thấy một trực thăng Apache của Mỹ tại Baghdad đã bắn liên tiếp vào một nhóm đàn ông, bao gồm một nhiếp ảnh gia và tài xế của Reuters, khiến 12 người thiệt mạng.
WikiLeaks được Assange dựng lên khi đã giã từ nghiệp tin tặc. Năm 2010, ông ta đã cung cấp cho ba tờ báo lớn New York Times (Mỹ), Guardian (Anh), Der Spiegel (Đức) một loạt tài liệu mật của quân đội Mỹ về chiến tranh Afghanistan và Iraq. Sau vụ rò rỉ này, chính phủ Mỹ đã mở một cuộc điều tra hình sự đối với WikiLeaks và yêu cầu các quốc gia đồng minh hỗ trợ.
![]() |
Người sáng lập WikiLeaks bị bắt. (Ảnh: Ruptly) |
Tháng 8/2018, nhà sáng lập WikiLeaks được mời tới Stockholm, Thụy Điển. Tại đây ông ta đã bị tố xâm hại tình dục một phụ nữ.
Tháng 11/2010, Thụy Điển đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với Assange. Ông đã bị thẩm vấn ở Thụy Điển nhiều tháng trước về các cáo buộc tấn công tình dục và cưỡng hiếp. Assange phủ nhận các cáo buộc và nói rằng, mình sẽ bị dẫn độ từ Thụy Điển sang Mỹ vì vai trò của ông trong việc xuất bản các tài liệu bí mật của Mỹ.
Assange đã đầu hàng cảnh sát Anh vào ngày 7/12/2010, nhưng được tại ngoại trong vòng 10 ngày. Trong thời gian tại ngoại, ông đã trốn vào Đại sứ quán Ecuador và xin tị nạn chính trị.
Sầm Hoa
" alt=""/>Người sáng lập WikiLeaks già đi trông thấy sau 7 năm ẩn náuĐáng chú ý, chuyến thăm này diễn ra vào tháng 10/2016, tức chỉ vài tháng sau khi tòa trọng tài đặc biệt ra phán quyết có lợi cho Philippines về những tranh chấp về yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuy nhiên, Chính phủ của Thủ tướng Razak dường như quyết không để sự kiện mang tính bước ngoặt trên ảnh hưởng đến việc theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Những nỗ lực này dường như đã được đền đáp, với nhiều cuộc trao đổi cấp cao, các cuộc tập trận song phương quy mô lớn, cùng các cuộc trao đổi kiến thức quân sự diễn ra liên tục giữa hai nước. Thậm chí, tàu ngầm Trung Quốc đã thực hiện 2 chuyến thăm tới căn cứ hải quân Sepanggar của Malaysia, dù căn cứ này nằm ở một vị trí khá nhạy cảm trên Biển Đông.
Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, giới chức Malaysia lại đang ngày càng thờ ơ trước những giá trị trong mối quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Theo phân tích của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), điều này có thể bắt nguồn từ những xáo trộn trên chính trường Malaysia, dịch Covid-19, cùng với các hành động mang tính khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Rajib Nazak trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2017. Ảnh: Reuters |
Dưới thời Thủ tướng Najib Razak, Kuala Lumpur đã có nhiều cuộc trao đổi quốc phòng cấp cao hơn với Bắc Kinh, trong đó có chuyến thăm năm 2016 của Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy trước thềm cuộc tập trận chung Aman-Youyi.
Đến tháng 3 năm 2017, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của quân đội nước này đến thăm Malaysia. Ông Hứa Kỳ Lượng đã gặp cả Thủ tướng Najib Razak lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein, và đạt được sự đồng thuận nhằm làm sâu sắc và mở rộng hơn các lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Tuy nhiên, số lượng chuyến thăm song phương giữa hai nước đã giảm mạnh sau khi ông Mahathir Mohamad nhậm chức Thủ tướng Malaysia vào năm 2018. Kể từ đó cho đến nay, giới chức Kuala Lumpur chỉ tham dự Diễn đàn Tương Sơn - một cuộc đối thoại an ninh cấp khu vực do Bắc Kinh sáng lập vào đầu năm 2006, và lễ tiếp nhận tàu sứ mệnh ven biển (LMS) đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.
LMS là một phần trong chương trình hiện đại hóa của Hải quân Malaysia, nhằm giảm 15 lớp tàu hiện tại của nước này xuống chỉ còn 5. 18 tàu LMS được Malaysia đặt mua nằm trong kế hoạch trên, với 4 tàu đầu tiên được Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc ký hợp đồng sản xuất.
![]() |
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng trong chuyến thăm tới Kuala Lumpur, Malaysia năm 2017. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Trong thỏa thuận ban đầu trị giá 1,17 tỷ ringgit (tương đương 285 triệu USD) được ký kết năm 2017, 2 tàu LMS sẽ được đóng ở Trung Quốc và 2 tàu còn lại sẽ được đóng ở Nhà máy đóng tàu hải quân Boustead của Malaysia, nhằm giúp nhà máy này được hưởng lợi từ việc chuyển giao kỹ năng và công nghệ của Trung Quốc.
Nhưng đến tháng 3 năm 2019, chính phủ của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã đàm phán lại thỏa thuận để cả 4 tàu LMS sẽ được đóng tại Trung Quốc, với chi phí giảm nhẹ xuống còn 1,047 tỷ ringgit (tương đương 255 triệu USD.
Tính đến tháng 3 năm nay, tất cả 4 tàu LMS đã được hoàn thành, và 2 trong số chúng đã đưa vào hoạt động. Hai tàu còn lại dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm nay.
Tháng 10 năm ngoái, tạp chí quốc phòng Jane's đã chỉ ra một số điểm yếu của tàu LMS, có tên gọi KD Keris. Những khiếm khuyết này, chủ yếu liên quan đến “các hệ thống cảm biến và chiến đấu”, được giới chức Malaysia ghi nhận và báo cáo với các nhà thầu Trung Quốc để cải thiện.
Trớ trêu thay, tàu KD Keris lại được Hải quân Malaysia triển khai vào tháng 11 năm ngoái để giám sát chính tàu Hải cảnh Trung Quốc ở Bãi cạn Luconia, nơi được cho là đã xảy ra một vụ đụng độ giữa tàu hai nước.
![]() |
Một LMS đang được Trung Quốc đóng cho Malaysia. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Malaysia |
Malaysia đã quyết định tìm kiếm các đối tác nước ngoài khác để đóng các tàu LMS còn lại của mình. Hiện tại, khả năng về một cuộc đặt mua rầm rộ các mặt hàng từ Trung Quốc của Malaysia chưa chắc đã xảy ra, dù nhiều hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất vẫn nằm trong một số hạng mục mua sắm của nước này. Ví dụ, máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất và máy bay huấn L-15B do Hàng không Hongdu của Trung Quốc phát triển, đều là những ứng cử viên trong dự án phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Malaysia.
Sau cuộc thay đổi chính trị hồi tháng 2/2020, đồng thời với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, các hoạt động liên quan đến ngoại giao và quốc phòng giữa Malaysia và Trung Quốc đã bị thu hẹp đáng kể. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là chuyến thăm hồi tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Ngụy Phương Hòa đã gặp cả Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob, để cùng thảo luận về các vấn đề trên Biển Đông, phòng chống dịch Covid-19 và tăng cường hợp tác quốc phòng.
Trên giấy tờ, Chính phủ Thủ tướng Yassin đã chỉ định 2 cựu binh trong nội các Thủ tướng Najib Razal làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Malaysia. Đặc biệt, việc bổ nhiệm ông Hishammuddin Hussein làm Bộ trưởng Ngoại giao sẽ tạo nên lợi thế trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng Malaysia-Trung Quốc.
![]() |
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hồi tháng 9/2020. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Theo SCMP, chính phủ vốn không ổn định của Malaysia đã liên tục bị sao nhãng bởi tình hình chính trị trong nước và dịch Covid-19. Vì vậy, khó có khả năng giới chức Kuala Lumpur sẽ đặt vấn đề hợp tác ngoại giao và quốc phòng với Trung Quốc làm ưu tiên hàng đầu vào thời điểm này.
Bên cạnh đó, các động thái của Bắc Kinh đối với những tranh chấp trên Biển Đông cũng góp phần làm nguội lạnh tình hữu nghị và tăng sự hoài nghi của giới chức quốc phòng Malaysia về hiệu quả của việc phát triển các mối quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Sự kiện giàn khoan West Capella của Malaysia hồi tháng 4 năm ngoái là một minh chứng rõ nét nhất cho điều này.
Tờ báo này nhận định, sự hợp tác quốc phòng Malaysia-Trung Quốc, dù vẫn được xem như một cách thức xây dựng lòng tin giữa hai nước, nhưng giờ đây đã bị nghi ngờ hơn rất nhiều so với những năm đầu thập niên 2010.
Việt Anh
Một số nhà quan sát tin Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược cũ ở Biển Đông, vốn từng qua mặt được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để thử thách tân lãnh đạo Nhà Trắng Joe Biden.
" alt=""/>Quan hệ quân sự MalaysiaÔng Li, hiện 41 tuổi, từng phải bỏ học giữa chừng để kiếm tiền trả nợ cho gia đình, rồi làm thợ xây, bảo vệ nhưng đã trở thành nhân vật được nhắc tới trên trang đầu các tờ báo Trung Quốc sau khi lấy bằng tiến sĩ và làm giảng viên tại một trường đại học ở nước này.
Tiến sĩ Li cho biết, bản thân có được thành công như vậy vì không ngại thất bại và quyết tâm đạt mục tiêu đặt ra.
Ông chào đời tại một ngôi làng xa xôi ở tỉnh Quý Châu. Năm 16 tuổi, Li phải bỏ học dù luôn đứng top ba người giỏi nhất lớp, do người nhà ốm và buộc phải vay mượn tiền. “Ban đầu tôi làm công nhân xây dựng, rồi sau đó trở về nhà để nuôi vịt và trồng cây thuốc lá. Tôi làm việc trong gần 5 năm để trả hết số nợ của gia đình”, ông Li kể với SCMP.
Năm 1999, ông Li làm bảo vệ tại Đại học Giáo dục Quý Châu và ở đây, bị ảnh hưởng của môi trường học tập, ông quyết định học tiếp.
Trong khoảng 2 năm, ông vừa đi học, vừa đi làm. Tiếp đó, ông trúng tuyển một khoá học liên thông, không đòi hỏi học toàn thời gian tại khoa tiếng Trung của trường Đại học Giáo dục. Sau khi hoàn thành chương trình, ông Li tham dự kỳ thi đại học dành cho những người lớn tự học.
Hai năm sau đó, ông được nhận vào khoá học cử nhân song việc này không giúp ông tìm được một công việc tốt. “Tôi muốn trở thành giáo viên song bằng cấp tôi có được không đủ cao”. Vì lý do này, ông Li đặt ra mục tiêu mới – phải lấy được bằng thạc sĩ.
“Để được nhận vào chương trình đào tạo thạc sĩ còn khó hơn nhiều so với thi đỗ kỳ thi dành cho người trưởng thành tự học. Kiến thức tiếng Anh của tôi gần như bằng không. Tôi phải học khoảng 8.000 từ trong từ điển, đọc thêm sách tiếng Anh để mở rộng vốn từ”.
Ông Li thi trượt hai lần. “Hôm thi, tôi sốt 40 độ, mắt nhìn dòng kẻ một thành hai. Bạn tôi đã khuyên tôi bỏ thi, song tôi vẫn muốn cố lần thứ ba”.
Những nỗ lực của ông Li cuối cùng cũng được đền đáp. Năm 2007, ông được nhận vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành mỹ học của Đại học Quý Châu. Trong thời gian học, ông làm gia sư để kiếm thêm tiền.
Sau khi tốt nghiệp, Li tới Đại học Giáo dục Quý Châu làm trợ lý học tập tại khoa tiếng Anh để giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Li kể, ông tới thư viện lúc 7h sáng rồi học tới tận nửa đêm và đây là thói quen mà ông duy trì thường xuyên.
“Là sinh viên, tôi biết thầy Li đã gặp khó khăn như thế nào. Thầy luôn làm việc, hỗ trợ sinh viên tối đa trong khi vẫn chuẩn bị cho kỳ thi tiến sĩ và chăm sóc cho cha”, Luo Yuehong, một học sinh của Li Mingyong kể.
Năm 2015, sau hai lần thất bại Li được chấp nhận vào chương trình tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Hoa Trung và hoàn thành vào năm 2018. Li Mingyong quyết định trở lại Đại học Giáo dục Quý Châu, giảng dạy về văn hoá và truyền thông tại ngôi trường này.
Khi được hỏi, ông quý trọng điều gì nhất trong những năm tháng phấn đấu không ngừng, Li nói, đó là sự kiên trì, tính kỷ luật và quyết đoán.
“Tôi không nghĩ mình là người truyền cảm hứng. Ai cũng có thể đặt mục tiêu và nỗ lực vì nó. Một số người có thể thất bại và từ bỏ nhưng sự kiên trì sẽ đưa bạn tới gần mục tiêu, dù bạn có thể không đi được tới cùng”, ông Li nói.
Hoài Linh
" alt=""/>Chặng đường 20 năm nỗ lực thành tiến sĩ của anh chăn vịt