Các điểm dịch vụ sẽ do DHL eCommerce liên kết với các đối tác để mở. Chẳng hạn, công ty đang làm việc với hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K để mở các quầy của DHL eCommerce trong cửa hàng của Circle K. Các cửa hàng bán online khi cần DHL eCommerce giao hàng có thể đến các điểm này để gửi hàng; ngược lại, người mua hàng do DHL eCommerce giao có thể chọn phương thức nhận hàng tại các điểm dịch vụ gần nhất.
"Đây là mô hình shop in shop. Với mô hình hợp tác này, chúng tôi có thể triển khai tại các quán cà phê, các tiệm giặt ủi, cửa hàng tiện lợi,... Miễn là các cửa hàng đó có không gian hợp lý để đặt quầy", ông Charles Brewer - CEO DHL eCommerce - phát biểu hôm 21/11.
![]() |
"Mô hình này giúp DHL eCommerce tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp các cửa hàng có lượng khách vãng lai tìm đến, có thể gia tăng doanh thu", CEO DHL eCommerce nói.
Khác với một vài doanh nghiệp chuyển phát, hậu cần trong nước tự xây dựng các điểm gửi/nhận hàng, DHL eCommerce chọn cách hợp tác với các doanh nghiệp sở hữu mặt bằng có sẵn.
" alt=""/>DHL eCommerce hợp tác tiệm giặt, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi để mở 1.000 điểm giao nhậnNgày 11/11/2017, Ngày hội Robothon TP.Cần Thơ 2017 và hoạt động trải nghiệm STEM X sẽ diễn ra tại Nhà thi đấu đa năng trường Võ Trường Toản, phường An Hòa, quận Ninh Kiều.
Có sự góp mặt của 11 đội với tổng số 24 học sinh thi hạng Sơ cấp EV3, Ngày hội Robothon TP.Cần Thơ 2017 do Sở GD&ĐT Thành phố và Công ty cổ phần DTT Eduspec - Học viện STEM cùng với các các trường Tiểu học trên địa bàn tổ chức.
Ngày hội Robothon là sân chơi bổ ích, trí tuệ, khuyến khích sự sáng tạo dành cho các bạn học sinh đam mê STEM nói chung và lĩnh vực robot nói riêng. Mỗi năm một chủ đề, Ngày hội Robothon luôn hướng cho học sinh tới những giá trị nhân văn trong cuộc sống.
Năm nay, chủ đề xuyên suốt của Ngày hội Robothon các cấp được lựa chọn là “Hóa học xanh” để mô phỏng thực trạng ngành công nghiệp hoá chất đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường, xã hội và sức khoẻ phổ biến ở tất cả các thành phần kinh tế.
Từ sự phơi nhiễm với các chất độc hại mà người lao động phải hứng chịu, đến việc có nhiều bất cập trong chi phí và việc xử lý rác thải, ngành công nghiệp phải vượt qua nhiều rào cản phức tạp để đảm bảo một tương lai bền vững hơn cho thế giới loài người. Thông qua việc giải quyết các vấn đề, học sinh sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc tổng hợp những chất mới và thực hành những giải pháp liên quan.
" alt=""/>Ngày mai, học sinh tại TP.Cần Thơ được trải nghiệm miễn phí lắp ráp, điều khiển robotTại Hội nghị về sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin (ATTT) mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam tổ chức ngày 8/11/2017, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng mã độc của BKAV đưa ra những con số đáng báo động về thiệt hại do virus và mã độc gây ra. Theo đó, năm 2014 virus đã gây thiệt hại 8.500 tỷ đồng, năm 2015 con số thiệt hại tăng lên là 8.700 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên 10.400 tỷ đồng. Ông Vũ Ngọc Sơn cũng cho biết, trên thế giới có virus gì thì Việt Nam có virus đó, trong đó nhiều nhất là virus lây nhiễm qua USB, kế đó là mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware, hệ thống phần mềm gián điệp tấn công máy tính, các loại virus siêu đa hình khác.
Virus USB là một thảm họa với người dùng khi mà 10 cái USB thì 8 cái bị virus. Nguy hại do virus USB gây ra đã khiến Microsoft gần đây phải đưa ra các giải quyết loại bỏ tính năng Autorun ở các USB, bởi đây là con đường lây nhiễm virus. Nhiều loại virus vẫn tấn công qua USB dưới dạng giả mạo ổ đĩa, giả mạo thư mục, khi mở ổ đĩa ra thấy một con virus giả mạo file khi mở ổ đĩa giả mạo đó ra thì virus sẽ xâm nhập vào máy tính.
Ông Vũ Ngọc Sơn cũng cho hay, mã độc tống tiền (ransomrare) là một trong những nguyên nhân đẩy giá các loại tiền ảo lên cao. Bởi vì tất cả các vụ tấn công tống tiền đều đòi trả tiền chuộc bằng bitcoin nên đã đẩy giá bitcoin lên. Các loại Ransomware là những loại mã độc tống tiền như WannaCry, Petya, Bad Rabbit… khiến người dùng khiếp sợ vì khi tấn công các mã độc này sẽ mã hóa toàn bộ dữ liệu trong máy tính sau đó đòi tiền chuộc bằng tiền ảo, mà chủ yếu là bitcoin. Khi bị mã hóa không truy cập được dữ liệu, người dùng thường có tâm lý rất hoảng loạn và khi nhận được email đòi tiền chuộc thì ngay lập tức dùng Bitcoin để chuộc lại.
Mã độc tống tiền thường lây nhiễm phổ biến nhất qua email, theo như nghiên cứu của BKAV có tới 16% các email lưu chuyển trên mạng là có dính mã độc tống tiền, 84% các lây nhiễm khác tấn công qua các lỗ hổng khác.
Năm 2017 được xem là năm của mã độc ransomware. Dù mã độc mã hóa tập tin đã tồn tại trong gần 3 thập kỷ, chỉ trong vài tháng qua, nó mới phát triển thành cơn ác mộng đối với công chúng. Thậm chí, ransomware còn được đưa vào từ điển. Chỉ trong hai tháng 5 và 6 của năm 2017, ảnh hưởng từ mã độc tống tiền thực sự trở nên rõ rệt.
" alt=""/>Phó Chủ tịch BKAV: Virus gây thiệt hại cho Việt Nam hàng chục nghìn tỷ đồng