Thực tế, tại Hải Dương, song song với việc tổ chức đội ngũ nhân sự trực tiếp xuống các trang trại, nhà vườn, hợp tác xã để hướng dẫn người dân cách thức tạo gian hàng, cách livestream, viết nội dung giới thiệu sản phẩm và bán hàng trên sàn thương mại điện tử, Vietnam Post và Viettel Post đã có nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng đặt mua nông sản.
Cụ thể, VietnamPost áp dụng miễn phí 100% phí vận chuyển nông sản Hải Dương. Với Viettel Post, bên cạnh việc triển khai tính năng “Mua chung giá rẻ” trên sàn, xây dựng chương trình Flash Sale cho nông sản Hải Dương, đơn vị này còn áp dụng mức phí vận chuyển đồng giá 11.000 đồng cho đơn hàng trọng lượng tới 30kg từ Hải Dương đến một số địa phương trong tháng 3/2021.
Theo thống kê mới nhất từ Vietnam Post và Viettel Post, sau hơn 1 tháng triển khai chương trình hỗ trợ bà con nông dân Hải Dương, tổng số đơn hàng nông sản Hải Dương của 2 sàn này đạt trên 33.000 đơn, với tổng sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 60 tấn rau củ (su hào, bắp cải, cà rốt, khoai tây, hành…) cùng gần 8.000 con gà và hơn 300.000 trứng.
Hỗ trợ nông dân quen cách thức bán nông sản qua sàn thương mại
Đáng chú ý, theo đại diện Vietnam Post, riêng trong chương trình hỗ trợ người dân Hải Dương tiêu thụ nông sản vừa qua, đội ngũ Vietnam Post đã đồng hành và hướng dẫn thành công cho hầu hết bà con tại các địa bàn trọng điểm như thành phố Hải Dương, huyện Chí Linh, Cẩm Giàng, Kim Thành… cách thức đưa nông sản lên bán trên sàn cũng như tiếp cận với công nghệ số…
Vì thời gian gấp rút cũng như có một số rào cản trong việc phòng tỏa các địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên mô hình trên chưa thể nhân rộng được 100% trên toàn tỉnh.
“Tuy nhiên, trong kế hoạch sắp tới của Vietnam Post, bắt đầu từ quý 2/2021, đội ngũ Vietnam Post sẽ liên tục triển khai đào tạo và hỗ trợ bà con nông dân không chỉ ở Hải Dương mà còn ở 62 tỉnh thành còn lại trong việc đưa sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm - PV) lên sàn, nhằm nhân rộng mô hình phát triển “sử dụng công nghệ số trong kinh doanh” đến gần hơn với bà con cả nước”, đại diện Vietnam Post thông tin.
![]() |
Viettel Post cho biết, đến nay đã có trên 150 hộ nông dân Hải Dương được hướng dẫn và hơn 30 hộ mở gian hàng trên sàn Vỏ Sò. |
Tương tự, với Viettel Post, trong hơn 1 tháng vừa qua, doanh nghiệp bưu chính này đã cử hơn 10 nhóm nhân sự trực tiếp xuống các hợp tác xã, hộ nông dân tại Hải Dương để hướng dẫn bà con cách thức bán hàng mới – bán trên sàn thương mại điện tử. Đến nay, có trên 150 hộ nông dân Hải Dương được hướng dẫn và hơn 30 hộ mở gian hàng trên sàn Vỏ Sò.
Cũng trong thời gian qua, hệ thống của sàn Vỏ Sò đã ghi nhận, tính riêng các gian hàng nông sản, đặc sản OCOP, lượng truy cập sàn đã tăng 200%. Có thể thấy sức hút của nông sản Việt là rất lớn.
“Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chủ động tìm kiếm những sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, cũng như được đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở thêm các kho lạnh nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng”, đại diện Viettel Post thông tin thêm.
Như ICTnews đã thông tin, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò của ViettelPost đang xúc tiến công tác chuẩn bị để chiến dịch ứng dụng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh giải cứu được mở rộng thêm ở 3 địa phương khác ngoài Hải Dương là Quảng Ninh, Bắc Giang và Khánh Hòa ngay trong tháng 4.
Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định, việc 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Vietnam Post và Viettel Post tiến hành chiến dịch hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử có thể coi là một phép thử, xem cả 3 phía liên quan đánh giá sự hiệu quả và khả thi của mô hình, gồm người tiêu dùng, nông dân và hệ thống sàn thương mại điện tử của các đơn vị bưu chính.
“Mô hình này có duy trì được bền vững hay không thì chúng ta cần chờ xem người tiêu dùng có thay đổi thói quen lâu nay của mình được hay không, khi thường mua nông sản tại các chợ, siêu thị quen thuộc, tiện lợi”, ông Bình nêu quan điểm.
M.T
Tối 4/3, chuyến xe chở 60.000 quả trứng gà sạch Cẩm Đông đã về đến kho của sàn Vỏ Sò để sớm đến tay người tiêu dùng. Đây là những lô hàng đầu tiên trong chiến dịch dùng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh cần giải cứu.
" alt=""/>Hơn 60 tấn nông sản Hải Dương đã được tiêu thụ qua các sàn Postmart, Vỏ SòBitriver - trung tâm dữ liệu lớn nhất ở Liên Xô cũ - khai trương từ một năm trước nhưng đến giờ mới thu hút khách hàng trên toàn thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Hầu hết khách hàng khai thác tiền ảo.
![]() |
Công ty thuê một tòa nhà nằm gần nhà máy nhôm Bratsk. Nhà máy luyện nhôm lớn nhất thế giới được Liên Xô xây dựng vào những năm 1960 cùng một nhà máy thủy điện gần đó, vì năng lượng là thứ tốn kém nhất trong hoạt động luyện nhôm. |
![]() |
Các giá đỡ ba tầng của vi mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng (ASIC) và những bộ nguồn nằm trên tường của cơ sở khai thác 100 megawatt. Một loạt quạt công nghiệp lớn chạy dọc theo chiều dài tòa nhà, làm mát các máy móc khi chúng khai thác tiền điện tử. |
![]() |
Một nhóm kỹ sư làm việc 24/7 để theo dõi, chẩn đoán thường xuyên các thiết bị và ASIC. Họ đeo những thiết bị bảo vệ thính giác để chống lại tiếng ồn từ các giàn khai thác và quạt làm mát. |
![]() |
Trong khi số loại tiền ảo và token tăng lên đến con số hàng nghìn, Bitcoin vẫn là tiền điện tử nổi tiếng, được thử nghiệm qua thời gian và có giá trị. Ngoài nguồn cung năng lượng, Bratsk còn trở thành một địa điểm lý tưởng để khai thác tiền điện tử nhờ khí hậu Siberia với mùa đông dài và lạnh. Nhiệt độ thấp rất phù hợp cho các thiết bị dữ liệu trung tâm. |
![]() |
Nhóm đầu tư của Oleg Deripaska nảy ra ý tưởng xây dựng trung tâm dữ liệu ở Bratsk vào khoảng 5 năm trước. En+ Group và United Co. Rusal sở hữu các nhà máy thủy điện và nhôm Bratsk. Nhà máy thủy điện Bratskaya nằm trên sông Angara. Thủy điện được tạo ra trong khu vực vào nhóm rẻ nhất thế giới. |
![]() |
Luật pháp Nga không công nhận khai thác tiền điện tử. Bitriver không tham gia khai thác mà chỉ cung cấp thiết bị tại trung tâm dữ liệu và dịch vụ kỹ thuật, vì thế hoạt động kinh doanh của họ là hợp pháp. Công ty của Deripaska đã bị phạt gần 10 tháng trước khi ông đạt được thỏa thuận với Mỹ. Các hình phạt được dỡ bỏ vào tháng 2.Công nhân thiết kế cấu trúc để tăng công suất của cơ sở khai thác. Bitriver cho biết đang lưu trữ hơn 20.000 thiết bị khai thác với phạm vi lên đến 67.000 đơn vị. |
![]() |
Công ty cho biết các nhân viên kỹ thuật của họ đều được đào tạo và chứng nhân bởi gã khổng lồ phần cứng khai thác tiền ảo Trung Quốc Bitmain và Innosilicon. En+ cung cấp đến 100 megawatt năng lượng cho Bitriver mỗi năm. Nguồn điện rẻ và ổn định cũng là một yếu tố quan trọng để khai thác tiền điện tử. |
Theo Zing News
Một nhà tài phiệt Đài Loan mới đây đã thành tâm điểm khi khoe khoang khối tài sản nguy nga cùng bốn người vợ của mình, trang Taiwan news đưa tin.
" alt=""/>Ngôi nhà đào tiền ảo khổng lồ biến nước thành tiềnTheo biên bản ghi nhớ, ZTE và PTIC trước mắt sẽ hợp tác trong 5 lĩnh vực. Ảnh: Thanh Hà
ICTnews- ZTE hy vọng sẽ tăng hơn gấp đôi doanh thu trong năm 2008 tại thị trường Việt Nam khi đẩy mạnh quá trình bản địa hóa sản phẩm của mình tại thị trường này.
Qua việc ký kết biên bản ghi nhớ mới đây với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng (PTIC) thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc ZTE khẳng định sự hiện diện cũng như quyết tâm đa dạng hóa chiến lược phát triển của mình trong năm 2008 tại thị trường Việt Nam
Năm lĩnh vực hợp tác trong thời gian trước mắt giữa ZTE và PTIC, theo ông Lê Đỗ Vinh, Phó tổng giám đốc của PTIC là: phối hợp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và giải pháp công nghệ cao trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt cho các kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề; PTIC được ủy quyền là nhà phân phối duy nhất các sản phẩm của ZTE tại thị trường Việt Nam (bao gồm cả dịch vụ, bảo hành, lắp đặt...); thành lập các trung tâm khách hàng tại 3 thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng); và thành lập công ty chung để đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp dạng CKD và SKD các sản phẩm ZTE tại Việt Nam, dự kiến là các thiết bị đầu cuối không dây, phụ kiện, điện thoại di động...
“ZTE khẳng định sẽ tăng cường đầu tư và hợp tác toàn diện hơn nữa với VNPT, trước mắt là thông qua PTIC”, Phó chủ tịch ZTE, ông Zeng Li phát biểu trong buổi lễ ký kết diễn ra vào sáng 11/1/2008 tại Hà Nội. Ông này cũng nhấn mạnh rằng ZTE sẽ thành lập công ty con ở Việt Nam, thiết lập các dây chuyền sản xuất để đẩy mạnh quá trình bản địa hóa các sản phẩm của ZTE ở thị trường đầy tiềm năng của Đông Nam Á này.
Trước đó, trong buổi tiếp ông Zeng Li vào chiều 10/1 tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Trần Đức Lai cũng đánh giá cao các hoạt động của tập đoàn ZTE tại Việt Nam. Thứ trưởng hy vọng rằng nhà máy sản xuất các sản phẩm của ZTE trong tương lai không chỉ cung cấp cho thị trường Việt Nam mà còn có thể xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
" alt=""/>ZTE đẩy mạnh 'bản địa hóa' ở Việt Nam