- VietNamNet cập nhật kết quả vòng 19 Ngoại hạng Anh cũng như bảng xếp hạng nhanh và chính xác nhất.
- VietNamNet cập nhật kết quả vòng 19 Ngoại hạng Anh cũng như bảng xếp hạng nhanh và chính xác nhất.
Samsung hiện đã thu hút được nhiều đối tượng ủng hộ quan điểm của mình, kể cả các tên tuổi lớn trong làng công nghệ như Google hay Facebook, và cả Bộ Tư pháp Mỹ.
Vụ tranh chấp pháp lý giữa công ty Hàn Quốc và Apple bắt nguồn từ sự ganh đua lâu nay giữa họ trong thị trường smartphone. Sự cạnh tranh giữa hai "kỳ phùng địch thủ" từng khiến họ phải dắt nhau ra tòa nhiều lần. Lần này, tranh chấp pháp lý tập trung vào việc nên tính toán các tổn thất như thế nào nếu tòa phát hiện bên bị kiện đã vi phạm một bằng sáng chế liên quan đến thiết kế, thay vì các tính năng của sản phẩm.
Hơn 100 chuyên gia thiết kế cũng như các học giả trong lĩnh vực này, kể cả những nhân vật uy tín như Calvin Klein, Dieter Rams và Terence Conran, đã tuyên bố đứng về phía Apple trong bản góp ý về vụ kiện. Bản góp ý nêu rõ, nếu Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết ủng hộ Samsung, động thái đó "sẽ làm suy giảm nghiêm trọng giá trị của thiết kế và làm suy yếu đáng kể vị thế cạnh tranh của Mỹ trên thế giới".
Trong khi đó, phe hậu thuẫn Samsung lập luận rằng, việc áp dụng cách hiểu luật bản quyền như trước đây của một tòa án liên bang Mỹ sẽ tạo ra lợi thế không công bằng cho các nguyên đơn và cản trở sự sáng tạo.
Các chuyên gia về sở hữu trí tuệ nhận định, phán quyết của tòa án tối cao có thể tăng cường hoặc làm suy giảm đáng kể giá trị của các bằng sáng chế về thiết kế.
Apple bắt đầu kiện Samsung "ăn cắp" thiết kế của iPhone vào năm 2011 và được tòa tuyên thắng kiện vào năm sau đó, với khoản tiền bồi thường được xác định là 1,05 tỉ USD. Tiếp sau các tranh chấp pháp lý khác, tháng 12/2015, công ty Hàn Quốc đã nhất trí trả cho Táo khuyết 548 triệu USD, mặc dù nhất quyết sẽ lấy lại tiền nếu thắng kiện ở tòa án cấp cao hơn.
Khi đưa vụ việc ra Tòa án tối cao Mỹ, Samsung đang tìm cách vô hiệu hóa yêu cầu trả 399 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại liên quan đến các bằng sáng chế thiết kế iPhone. Các lí lẽ hiện tập trung vào một điều khoản trong luật bản quyền, vốn quy định nguyên đơn được chia sẻ mọi lợi nhuận gắn với việc bán một sản phẩm sử dụng bằng sáng chế thiết kế.
Samsung cho rằng, các vi phạm bằng sáng chế của hãng khá hạn hẹp, chỉ liên quan đến các phần nhỏ ở mặt trước của smartphone và một hệ thống biểu tượng màu sắc trên một màn hình hiển thị đơn lẻ. Theo Samsung, việc trao cho Apple toàn bộ lợi nhuận gắn với các smartphone Samsung bị phát hiện vi phạm những bằng sáng chế đó, sẽ chẳng khác gì việc bắt một đối tượng vi phạm thiết kế mình ngăn chứa cốc trên xe hơi phải trả toàn bộ lợi nhuận thu được từ chiếc xe hơi sử dụng nó.
Vụ kiện hiện vẫn chưa ngã ngũ và vẫn phải chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án tối cao Mỹ.
Tuấn Anh(Theo WSJ)
" alt=""/>Các nhà thiết kế lừng danh về phe Apple trong vụ kiện chống SamsungCông ty Trung Quốc này cung cấp thiết bị cho nhiều nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới. ZTE nhiều lần đối mặt với lệnh cấm từ các nước như Mỹ, Ấn Độ, Úc... vì bị nghi ngờ là gián điệp. Và thực tế trong nhiều năm qua cũng cho thấy, các thiết bị router, điện thoại của ZTE đã nhiều lần bị tố chứa những lỗi bảo mật nghiêm trọng ảnh hưởng tới người dùng. 3 vụ việc điển hình dưới đây là những minh chứng cho nhận định này.
Vụ lùm xùm với router ZXV10 W300
![]() |
Theo cảnh báo mà Trung tâm Phối hợp CERT tại trường đại học Carnegie Mellon (Mỹ) đưa ra hồi tháng 8/2015, router DSL của ZTE chứa một mật khẩu dễ đoán cho phép truy cập thiết bị bằng một tài khoản quản trị ẩn. Mẫu router của ZTE bị trung tâm này tố cáo có tên ZXV10 W300. ZXV10 W300 chứa một mật khẩu quản trị dạng "XXXXairocon" trong đó XXXX là 4 ký tự cuối của địa chỉ Mac của thiết bị. Địa chỉ Mac là mã duy nhất của thiết bị đó, và sử dụng một phần địa chỉ này không hề gây khó cho hacker khi muốn dò mật khẩu. Đó là bởi hacker có thể dễ dàng dò ra toàn bộ MAC bằng cách gửi một truy vấn đến giao thức quản lý mạng đơn giản (Simple Network Management Protocol - SNMP).
Đáng lưu ý, lỗ hổng này trên ZTE ZXV10 W300 từng được một nhà nghiên cứu bảo mật độc lập phát hiện từ năm 2014 nhưng ZTE không có động thái nào khắc phục. Bên cạnh đó, ngoài router của ZTE, hàng loạt router khác cũng bị ảnh hưởng, bao gồm ASUS DSL-N12E, DIGICOM DG-5524T, Observa Telecom RTA01N, và Philippine Long Distance Telephone (PLDT) SpeedSurf 504AN. Theo CERT, lỗi mật khẩu dễ đoán mà các thiết bị này gặp phải có cùng một định dạng, bởi vậy có khả năng firmware của chúng được phát triển bởi cùng một công ty. Ở thị trường thiết bị nhúng, đây không phải là thông tin gì quá gây ngạc nhiên. Một hãng nào đó có thể ký hợp động để công ty khác phát triển firmware hoặc thậm chí sản xuất luôn phần cứng cho họ.
Thêm nhiều router chứa backdoor
![]() |