Tại vòng sơ khảo, nữ sinh đạt 93 điểm và xếp thứ 12. Kết quả này giúp Khương Bình tiến thẳng vào chung kết. Trong khuôn khổ cuộc thi năm nay, nữ sinh được xem là một trong những nhân tố bí ẩn. Ngoài ra, Khương Bình cũng là thí sinh học trung cấp đầu tiên trong lịch sử cuộc thi đạt thành tích này.
Trước đó, tham gia kỳ thi cấp 3, Khương Bình đạt 621 điểm, đủ để theo học tại một trường THPT ở địa phương. Tuy nhiên, do đam mê thiết kế thời trang, nữ sinh quyết định chọn học trung cấp ở một ngôi trường làng.
Khương Bình cho biết, hệ trung cấp chủ yếu học tiếng Trung (Văn), Toán và môn chuyên ngành. Khi rảnh rỗi, nữ sinh tập trung nghiên cứu Toán. Chỉ sau thời gian ngắn, sách giáo khoa không đủ đáp ứng nhu cầu của Khương Bình. Lúc này, điểm môn Toán trên trường của nữ sinh cũng thu hút sự chú ý của cô Vương Nhuận Thu.
Dưới sự động viên của cô Thu, Khương Bình bắt đầu tự học toán cao cấp. Quá trình này, nữ sinh không ít lần gặp khó khăn khi nghiên cứu Phương trình vi phân từng phần. Để tham gia cuộc thi Toán học toàn cầu, Khương Bình đã tự học 2 năm. Nữ sinh bộc bạch, việc không giải được một bài toán, kể cả khi nằm trên giường vẫn nghĩ đến.
![]() | ![]() |
Khi được hỏi về sở thích, nữ sinh tiết lộ, đam mê khám phá Toán học. "Vì Toán học mang lại cho tôi niềm vui". Dù có năng khiếu về Toán nhưng Khương Bình không thừa nhận, cho rằng, chỉ là sự nhạy bén của bản thân. "Toán đối với tôi không chỉ là môn học, còn là đam mê, thú vui và có cả thách thức".
Chia sẻ việc cân bằng 2 niềm đam mê song hành, Khương Bình cho hay, khi rảnh sẽ học Toán. Thiết kế thời trang và Toán học không mâu thuẫn, còn bổ trợ cho nhau hiệu quả. "Toán có trong mọi khía cạnh của cuộc sống, thời trang cũng không ngoại lệ. Khi thiết kế trang phục, tôi cần sử dụng các kỹ năng vẽ, cắt đối xứng. Tất cả đều liên quan đến Toán học".
Nói về cơ duyên đến với cuộc thi, nữ sinh cho biết, vô tình thấy trên mạng xã hội nên muốn thử sức. "Thường ngày tôi nghiên cứu Toán nghiêm túc. Hy vọng khi tham gia cuộc thi năng lực của tôi được người khác nhìn nhận".
Dự định sắp tới của Khương Bình là thi đỗ đại học. "Dù tương lai thế nào tôi vẫn giữ niềm đam mê Toán. Nếu Thiết kế thời trang là mục tiêu A, khám phá Toán sẽ là mục tiêu B của tôi". Nữ sinh khẳng định, không bỏ 1 trong 2 lĩnh vực này, vì đây đều là niềm đam mê.
Cuộc thi Toán học toàn cầu do tập đoàn Alibaba và Học viện DAMO tổ chức. Đây là năm thứ 6 liên tiếp cuộc thi được tổ chức. Vòng chung kết sẽ diễn ra ngày 22/6. Thí sinh dự thi sẽ phải trải qua 8 tiếng liên tục. Người chiến thắng chung cuộc sẽ nhận được giải thưởng trị giá hơn 4 triệu NDT (14 tỷ đồng).
Chính vì vậy, ông Hòa cho rằng cần phải có chứng chỉ hành nghề, để đảm bảo tân cử nhân có nghiệp vụ sư phạm, có thời gian thực tập, sau đó mới được cấp chứng chỉ sẽ hiệu quả hơn.
“Tôi nghĩ rằng, các trường sư phạm cũng đã cố gắng rất nhiều trong đào tạo nhưng việc thực tập sư phạm vẫn không tránh khỏi hình thức, nghiệp vụ sư phạm chưa được quan tâm đầy đủ. Việc thực tập vẫn nặng về kiến thức nhiều hơn là rèn luyện nghiệp vụ sư phạm”, ông Hòa nói.
Tuy nhiên, điều ông Hòa lo lắng là liệu sau khi Luật Nhà giáo được ban hành có thêm nội dung về chứng chỉ hành nghề nhà giáo, có thể tình trạng nở rộ những trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tổ chức luyện thi chứng chỉ.
Ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An, cho rằng, đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường nếu đã được các đơn vị (dù công lập hay ngoài công lập) tuyển dụng nên được cấp luôn chứng chỉ hành nghề nhà giáo. “Tức là nếu một người được tuyển dụng, đương nhiên được cấp chứng chỉ hành nghề. Bởi các đơn vị tuyển dụng cũng có đầy đủ các bộ phận, từ các nhà tuyển dụng đến các nhà khoa học phụ trách chuyên môn. Chúng ta không thể để tình trạng được tuyển dụng rồi nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề nên họ không được dạy học. Hoặc bất cập cũng có thể nảy sinh là có thể các tân cử nhân sư phạm được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng lại không được tuyển dụng”, ông Hải nói.
GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, cho rằng, theo điều 16 của dự thảo Luật Nhà giáo về các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, việc cấp chứng chỉ có vẻ mang tính chất hành chính, chứ không phải chuyên môn.
“Để cấp chứng chỉ hành nghề, theo tôi, phải do các nhà chuyên môn, các nhà khoa học, các chuyên gia có bằng cấp trong lĩnh vực, ngành nghề đó xem xét, xác nhận thông qua một hội đồng có chuyên môn thực sự về lĩnh vực đó”.
Ông Phú bày tỏ lo ngại việc có thể dẫn đến việc nặng “hành chính hóa” việc cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo. “Biết đâu có thể từ việc này sẽ dẫn đến các tiêu cực trong việc cấp chứng chỉ hành nghề”, ông Phú nói.
Ông Phú góp ý việc cấp chứng chỉ hành nghề trước hết phải thông qua một hội đồng khoa học, có các nhà khoa học chuyên ngành đó tham dự thay vì như dự thảo hiện nay. “Các nhà khoa học có thể là người ở chính tại cơ sở giáo dục đó, là các thầy cô có kinh nghiệm tại cơ sở và dứt khoát phải có lực lượng này. Hơn hết việc xét cấp chứng chỉ phải được thực hiện ở chính các trường- nơi giáo viên, giảng viên đó đang hành nghề giảng dạy”, ông Phú kiến nghị.
Ông Nguyễn Ngọc Phú cũng nêu ra một vấn đề trăn trở: “Nhà giáo có được sử dụng tri thức của mình để mưu sinh không? Tôi nghĩ phải được, các ngành khác đều vậy.
Vấn đề này cần phải được làm rõ trong Luật Nhà giáo. Do đó, nếu chấp nhận điều này, phải công khai điều này ra sao, để các thầy cô thực hành việc đó không bị mang tiếng là dạy ‘chui’.
Liên quan đến việc này, ông Lương Tất Thùy, Phó Chủ tịch Hội cựu giáo chức cơ quan Bộ GD-ĐT cũng góp ý về Điều 11 của dự thảo Luật Nhà giáo về các hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo. Dự thảo có đưa ra hành vi bị cấm là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.
“Hiện nay, dạy thêm, học thêm biến tướng. Bây giờ cấm dạy thêm, học thêm nhưng giáo viên chủ nhiệm lại thu thập các học sinh lại và giới thiệu, đưa ra trung tâm ngoài để bồi dưỡng. Như vậy thực chất đó vẫn là học thêm, chỉ là hình thức khác. Vậy giờ cấm dạy thêm, học thêm dưới mọi hình thức, trong luật cần phải quy định chặt chẽ. Nếu cấm là cấm hẳn, còn không mở ra cho giáo viên như thế nào cũng cần làm rõ”, ông Thùy nói.
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam cảm ơn sự quan tâm và tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đối với dự thảo Luật Nhà giáo, một bộ luật có tác động mạnh mẽ tới đời sống của nhà giáo trong ngành giáo dục.
Đại diện Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho hay, các ý kiến tại hội thảo sẽ được tổng hợp, gửi tới ban soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo.