Phiên bản thứ tư của Captains Draft, được khởi tạo bởi kênh YouTube chuyên về Dota 2, DotaCinema, và giờ được quản lý bởi casting studio MoonduckTV, sẽ được tổ chức từ 04-07/01/2018 tại Washington, D.C, Mỹ.
Giải đấu đặc biệt này thuộc hệ thống Pro Circuitmới và là một trong những Valve Minor ở mùa giải 2017-2018. Sự khác biệt đáng kể nhất so với tất cả những giải đấu khác là tất cả các trận đấu sẽ diễn ra trong mode Captains Draft – chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt với các team tham dự và cả fan hâm mộ vốn đã quen thuộc với mode Captains Mode ở những giải đấu chuyên nghiệp.
Đối với Captains Mode, nơi toàn bộ 112 heroes sẵn có trong giai đoạn Ban/Pick. Còn với mode Captains Draft, lượng heroes sẵn có chỉ là 27, và nó sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở mỗi game đấu.
27 heroes này được chia thành ba dạng chính, đem lại cho hai teams mỗi chín lựa chọn ở các thuộc tính Strenght, Agility và Intelligence.
Ngoài ra, những hero bị vô hiệu hóa trong Captains Mode – do những vấn đề liên quan đến sự cân bằng hay đang trong quá trình rework, thiết kế lại – đều sẽ hiện diện trong Captains Draft. Tính tới ngày hôm nay, chỉ có duy nhất Techies là bị ban hoàn toàn khỏi Captains Mode, nhưng bản update Dueling Fates, đã được lên lịch sau đây chưa tới 10 ngày, sẽ bổ sung thêm hai heroes hoàn toàn mới.
Nếu trong trường hợp cả Techies lẫn hai heroes mới đồng loạt xuất hiện trong draft, chúng ta sẽ có dịp chứng kiến những game đấu rất thú vị - và tất nhiên là chúng không bị ai đó ban rồi.
Captains Draft 4.0 sẽ cung cấp 300.000 tổng tiền thưởng cùng 300 Qualifying Points cho các teams đạt thứ hạng cao nhất.
Evil Geniusesvà Team Secretđã được mời tới giải đấu, và phần còn lại buộc phải tham gia các vòng đấu loại thuộc sáu khu vực. Những vòng loại này sẽ bắt đầu khởi tranh từ ngày 28/10 – 15/11. Tất cả các trận đấu sẽ được stream trên kênh Twitch chính thức của MoonduckTV.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Xuất hiện giải đấu Valve Minor đầu tiên sử dụng mode Captains DraftDù mới ra mắt hồi đầu tháng 10, nhưng Google Pixel 2 XL đã bị người dùng tố mắc lỗi lưu ảnh (burn-in) màn hình. Trước đó, một số chủ nhân của mẫu smartphone này cũng than phiền về hiện tượng máy bị nhòe màu hoặc phát ra những tiếng động lạ như tiếng click hoặc âm thanh có tần số cao từ loa thoại.
Tất cả trục trặc với Google Pixel 2 XL hóa ra lại là tin đặc biệt tốt lành với Samsung và iPhone X. Chúng dường như ám chỉ, Google vẫn "còn non" trong mảng phần cứng di động và chưa thực sự tạo ra một mẫu điện thoại flagship xứng tầm với iPhone hay dòng Galaxy cao cấp của đại gia công nghệ Hàn Quốc.
Theo nhận định của nhiều người, sự cố với Google Pixel 2 XL không hẳn do lỗi của Google, vì hãng không trực tiếp chế tạo điện thoại, mà thuê công ty khác gia công thiết bị gắn thương hiệu mình. Lỗi được cho là một phần vì phần cứng của LG, công ty chịu trách nhiệm cung ứng màn hình OLED cho Google Pixel 2 XL, không đáp ứng các tiêu chuẩn.
LG dường như đã không thể tạo ra các tấm nền OLED mang lại trải nghiệm màn hình tương tự như ở một số smartphone dùng màn hình OLED khác. Song, lỗi của Google là không giải quyết được vấn đề này trước khi nó gây tổn hại cho Google Pixel 2 XL.
Trong khi đó, phiên bản smartphone Pixel đời mới với màn hình nhỏ hơn - Googe Pixel 2, sử dụng tấm nền màn hình do Samsung chế tạo không bị tố mắc lỗi như người anh em Google Pixel 2 XL.
Samsung hiện là nhà sản xuất màn hình OLED cho smartphone hàng đầu thế giới và là công ty duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu liên tục về sản phẩm này. Đây có thể là những lí do khiến Apple cuối cùng quyết định trình làng smartphone OLED trong năm nay.
Vài tháng trước khi iPhone X chính thức được công bố, trong dư luận từng râm ran các tin đồn về việc nhiều nhà sản xuất màn hình khác nhau ở châu Á, bao gồm cả LG đã đẩy mạnh nỗ lực chế tạo tấm nền OLED với hy vọng giành được đơn đặt hàng của Apple cho mẫu điện thoại flagship 2017. Trong khi đó, Apple cũng tìm kiếm thêm các nguồn cung ứng màn hình OLED khác ngoài Samsung vừa để tránh bị phụ thuộc hoàn toàn vào công ty Hàn Quốc, vừa tránh bị Samsung "ăn cắp" thiết kế của iPhone như khẳng định của một nguồn tin mới đây.
Tuy nhiên, thảm họa màn hình Google Pixel 2 XL dường như chứng minh, hiện tại Apple khó có thể tìm được nguồn cung ứng màn hình OLED tương đương chất lượng các màn hình OLED của Samsung. Điều đó đồng nghĩa, Samsung có thể tiếp tục tận hưởng các hợp đồng béo bở với Apple trong một khoảng thời gian trước mắt.
Màn hình OLED kỹ thuật cao chắc chắn đã góp phần đẩy giá iPhone X lên cao ngất ngưởng. Việc mẫu smartphone này bán chạy sẽ không chỉ làm lợi cho Apple mà còn mang lại nguồn thu nhập dồi dào cho nhà cung ứng Samsung.
Tuấn Anh(theo BGR)
Dù Google Pixel 2 XL mới ra mắt hồi đầu tháng 10, nhưng mẫu smartphone màn hình lớn này hiện đang bị một số người tố mắc lỗi màn hình.
" alt=""/>Thảm họa màn hình Google Pixel 2 XL là tin tốt lành cho Samsung và iPhone XGiờ đây, iOS 11.0.3 lại là cơn ác mộng mới của người dùng. Kịch bản cũng tương tự các lần trước. Sau khi nâng cấp, các thiết bị chạy chậm, pin tụt không phanh.
Fan táo kêu gào thảm thiết
Trên trang Twitter hỗ trợ của Apple, đa phần người dùng kêu ca về pin. Ngoài ra còn thêm các lỗi liên quan đến Touch ID, Bluetooth và độ ổn định của hệ thống.
Dưới đây là những phản hồi gửi về bộ phận hỗ trợ của Apple về lỗi nghiêm trọng của iOS 11.0.1:
“Tốt nhất các bạn nên sửa lỗi này trong bản nâng cấp iOS 11. Tôi đã phải sạc pin 3 lần trong một ngày. Nó làm tôi phát ốm...”.
“iOS 11 là thảm họa thực sự. Nâng cấp lên iOS 11.0.3 với hy vọng sửa được tất cả các lỗi, nhưng giờ đây chiếc iPhone 6S của tôi giờ còn không thể khởi động được”.
“Mất hoàn toàn đồng hồ và ngày trên màn hình home. Điện thoại tự tắt khi pin còn 80%. Tôi mới dùng iPhone 7 được hai tháng. Đây là bản nâng cấp tệ hại nhất. Chất lượng phần cứng và phần mềm của Apple ngày càng đi xuống trong hai năm qua, điều chưa từng xảy ra dưới thời của Steve Jobs”.
“Bản nâng cấp iOS 10.0.3 vừa phá hỏng chiếc iPhone của tôi. Rất cảm ơn Apple”.
“Máy chậm. Ứng dụng quản lý chi tiêu treo không mở được. Pin giảm đáng kể. Chức năng điều khiển âm thanh trên màn hình khóa không hoạt động (không dùng được Bluetooth trên xe). Thỉnh thoảng Touch ID cũng không hoạt động. Chức năng bản đồ cũng gặp vấn đề. Apple Watch không kết nối với điện thoại trừ khi khởi động lại máy”.
Chưa có bản vá lỗi mới
Hiện tại, Apple đang chuẩn bị đưa ra bản vá lỗi mới, nhưng chưa nói rõ thời điểm phát hành.
Tháng trước, Wandera - nhà cung cấp dịch vụ SaaS đã chạy phân tích dữ liệu trên 50.000 chiếc iPhone và thấy rằng những máy nâng cấp lên iOS 11 đều có thời lượng pin giảm trung bình 60%.
Thực tế, chưa có bản nâng cấp iOS 11 nào khắc phục được vấn đề này. Apple nên coi đó là ưu tiên hàng đầu. Ngay từ khi iOS 11 ra mắt, nó đã ngốn pin iPhone. Rồi tới các bản iOS 11.0.1, iOS 11.0.2 và iOS 11.0.3, tình hình càng tệ hơn.
Nếu như trong tuần trước, người dùng iPhone, iPad hoặc iPod Touch có thể hạ cấp xuống phiên bản iOS 10.3.3 để loại bỏ các lỗi khó chịu trên, thì nay Apple đã dừng quá trình này. Điều đó có nghĩa nếu chưa hạ cấp xuống iOS 10.3.3, bạn không còn đường lùi nữa.
Có một điểm đáng chú ý là rất ít người dùng iPhone 8 và iPhone 8 Plus phàn nàn về sự cố trên bản iOS 11.0.3. Đây là hai mẫu iPhone mới nhất nên việc chúng ít gặp lỗi cũng là điều dễ hiểu.
Vậy người dùng cần phải làm gì? Apple sẽ tung bản vá lỗi iOS 11.0.4 trong ít ngày tới, giúp thiết lập kỷ lục 5 bản nâng cấp iOS 11 chỉ trong một tháng. Với bản nâng cấp iOS 11.1, người dùng sẽ phải chờ lâu hơn.
iOS 11.1 đang trong giai đoạn thử nghiệm beta, và dự kiến phát hành vào cuối tháng 10. Phiên bản này sẽ bổ sung thêm các tính năng mới, vá lỗi và nâng cấp bảo mật (gồm bản vá cho lỗi KRACK Wi-Fi).
Theo Zing
" alt=""/>Người dùng iPhone khóc ròng vì bản nâng cấp iOS 11.0.3