Ông William Li, CEO và là Nhà sáng lập của Nio chia sẻ với tờ Der Spiegel của Đức rằng việc giảm giá của Tesla đã thực sự có sự ảnh hưởng tới giá cả ô tô tại Trung Quốc, tuy nhiên Nio sẽ không chạy theo các cuộc đua giảm giá và cũng sẽ không mất đi thị phần khách hàng của mình.
“Hiện nay những mẫu xe tương đương Tesla của chúng tôi đã có giá cao hơn so với họ khoảng 20.000 đô la, đó không phải là phân khúc cốt lõi của chúng tôi.”
Đối với kế hoạch khai thác thị trường châu Âu thông qua 2 doanh nghiệp khởi nghiệp mới, Nio hi vọng sẽ sử dụng một hãng chuyên về các mẫu xe điện cỡ nhỏ và giá cả phải chăng, trong tầm dưới 30.000 Euro. Đó chắc chắn sẽ là đối thủ đáng gờm cạnh tranh với những nhà sản xuất ô tô truyền thống lâu đời, mà cụ thể chính là Volkswagen.
Với lợi thế chi phí sản xuất rẻ hơn tới 20% so với tại Mỹ hay châu Âu, giám đốc Li hoàn toàn lạc quan rằng lợi thế to lớn đó có thể giúp “con cưng” của ông thành công tại châu Âu. Dẫu vậy, ông không đề cập cụ thể về hãng xe thứ 2, và chưa rõ liệu đây có phải là một thương hiệu nhắm tới phân khúc hạng sang hay không.
Hùng Dũng(Theo Insideev)
Trống đồng Kính Hoa-Bảo vật quốc gia Việt Namlà cuốn sách của GS. TS Trịnh Sinh và nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính, do Nhà xuất bản Thế giới phát hành vừa được trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 5. Cuốn sách có phần lời bằng hai thứ tiếng Việt - Anh và hàng trăm ảnh chụp ở mọi khía cạnh trống đồng Kính Hoa.
GS. TS Trịnh Sinh cho biết, viết về một loại trống đồng Đông Sơn đã khó, viết về một chiếc trống Đông Sơn đẹp và ẩn chứa nhiều thông điệp lịch sử như trống Kính Hoa lại càng khó hơn.
"Trước tiên là chúng tôi muốn công bố tư liệu ở mức tối đa: Các kích thước, bản vẽ, bản ảnh, bản dập hoa văn cùng với sự khảo tả chi tiết. Hy vọng những tư liệu gốc này sẽ có giá trị cho các nhà khoa học trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu một trong những chiếc trống đồng đẹp nhất của cư dân Đông Sơn. Càng nghiên cứu chúng tôi càng thấy quả là cư dân Đông Sơn, tổ tiên chúng ta là một cư dân tài giỏi trong việc đúc trống, điều mà không một cư dân Đông Nam Á thời cổ đại đúc được những sản phẩm “công nghệ” cao đến nhường vậy. Họ còn là những người yêu đời, yêu cảnh quan thiên nhiên và hòa mình với quần động vật xung quanh. Thực sự họ là những người có tâm hồn lãng mạn, cuộc sống tinh thần phong phú thể hiện qua từng nét hoa văn”, GS. TS Trịnh Sinh chia sẻ.
Và với việc thực hiện cuốn sách này với hình thức song ngữ, nhóm tác giả mong muốn quảng bá hình ảnh di sản độc đáo, bảo vật quốc gia đến với bạn bè trên thế giới. "Tôi tin nhiều học giả rất muốn sở hữu cuốn sách có cả tiếng Anh để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này", GS. TS Trịnh Sinh chia sẻ.
Theo Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, trống đồng Kính Hoa cung cấp nhiều bằng chứng khoa học để tìm hiểu đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) và tinh thần (lễ hội, tín ngưỡng), cũng như kỹ thuật đúc đồng, luyện kim của con người thời Đông Sơn. Đặc biệt, việc tìm thấy các vết vải in trên mặt trống, ngoài việc khẳng định tính nguyên bản của trống, còn chứng minh rằng người Việt cổ thời Đông Sơn đã biết dệt vải để làm quần áo. Đây là bằng chứng thuyết phục để phản bác lại quan điểm của một số sử gia Trung Quốc cho rằng cư dân Âu Lạc chưa biết chế tác ra quần áo phục vụ cuộc sống của mình.
GS-TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết trống đồng Kính Hoa có những yếu tố mới lạ, độc đáo. “Chẳng hạn, vành hoa văn trống có hàng loạt giao long đang giao nhau. Đồ án này trước đó không trống nào có. Chúng ta mới chỉ thấy hình một cặp giao long trên rìu, trên giáo và hộ tâm phiến (miếng che ngực). Nhưng ở trống Kính Hoa có một loạt giao long, làm thành vạch trang trí riêng”, ông Tín nói. Điều này cho thấy mối quan hệ thống nhất của bộ công cụ đồ đồng thời Đông Sơn.
Với cuốn sách Trống đồng Kính Hoa-Bảo vật quốc gia Việt Nam, nhóm tác giả đã kết hợp với Nhà xuất bản Thế giới chụp ảnh bằng máy ảnh chuyên nghiệp và ống kính đặc tả nên cho ra những tấm ảnh đẹp, đặc biệt là ảnh vết hằn của vải trên mặt trống.
Ở lần xuất bản thứ nhất, cuốn sách đã gây tiếng vang trong giới học thuật và xã hội. Ngay năm sau đó, sách được tái bản với số lượng 1.000 cuốn, có sửa chữa và in đẹp hơn bằng giấy chất lượng, bìa làm bằng vải đũi, có tấm đồng in tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.
" alt=""/>Giải B Sách quốc gia tôn vinh cuốn sách viết về bảo vật Trống đồng Kính HoaNhiều phụ nữ ngạc nhiên bởi họ chưa bao giờ nghe đến chế độ này trong khi những người khác bị rào cản về thủ tục, chẳng hạn như yêu cầu phải có giấy của bác sĩ và nỗi sợ kỳ thị ở nơi làm việc.
Ở nhiều doanh nghiệp, nghỉ phép thường bị chỉ trích khiến phụ nữ ngại nộp đơn. Đồng thời, kinh nguyệt thường được xem là vấn đề riêng tư. Họ phải chịu đựng cơn đau trong im lặng hoặc giải quyết một cách kín đáo. Một số người phải dùng thuốc giảm đau để vượt qua ngày làm việc hoặc dùng ngày phép hàng năm để nghỉ ngơi.
Zoey Zhang, 27 tuổi, làm việc ở trung tâm công nghệ Thâm Quyến chưa bao giờ sử dụng phúc lợi này. Cô nói yêu cầu về chẩn đoán của bác sĩ rất không thực tế.
"Làm sao tôi có thể đến bệnh viện khi đang đau đớn?", cô nói. Cô tin rằng yêu cầu này khiến chính sách chỉ tồn tại trên giấy tờ.
Mặt khác, văn hóa cạnh tranh ở nơi làm việc khiến Zoey Zhang cảm thấy nghỉ phép năm còn khó khăn, huống hồ nghỉ đau bụng.
Đau bụng kinh phổ biến với hơn một nửa số phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt cảm thấy khó chịu trong một hoặc hai ngày mỗi tháng. Báo cáo năm 2021 về sức khỏe phụ nữ Trung Quốc cho thấy 1/3 phụ nữ phải chịu đựng cơn đau vừa phải trong khi 10% chịu cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cece Zhang, doanh nhân ở Thượng Hải, là người thúc đẩy chế độ nghỉ kinh nguyệt ở công ty mình. Bà cho biết định kiến xã hội về kinh nguyệt thường khiến phụ nữ ngần ngại. Họ vẫn cảm thấy xấu hổ về những điều cơ bản như mang băng vệ sinh ra ngoài nơi công cộng.
"Tôi đã nói về chế độ nghỉ kinh nguyệt trong quá trình tuyển dụng dù một số người vẫn ngần ngại sử dụng", bà nói. Họ cảm thấy không cần thiết hoặc không chắc chắn khi nào thì dùng ngày phép. Trong khi đó, Gen Z được cho là những nhân viên tự tin hơn khi sử dụng phúc lợi này.
Zhang Xue, luật sư công ty luật Yingke Bắc Kinh, nói nhiều nhà tuyển dụng lo ngại về việc sử dụng ngày phép sai mục đích và chi phí lao động tăng cao.
Một nhà tuyển dụng nói việc cho phép nhân viên nữ nghỉ hai ngày mỗi tháng vì lý do đau bụng kinh có thể kéo dài tới 24 ngày một năm, tạo ra sự thâm hụt nhân sự.
"Lao động nữ đã có thời gian nghỉ sinh con. Việc thêm thời gian nghỉ kinh nguyệt làm tăng chi phí lao động", ông nói. "Điều này có thể khiến các công ty ưu tiên tuyển dụng lao động nam".
Luật sư Zhang cho biết chính phủ cần linh hoạt chính sách để chế độ nghỉ kinh nguyệt trở nên thiết thực.
"Người sử dụng lao động nên hỗ trợ nhu cầu của nhân viên nữ trong khi xã hội phải nỗ lực xóa bỏ định kiến và thúc đẩy sự tôn trọng quyền của phụ nữ", bà nói.
Guan Qingao, 26 tuổi, ở Bắc Kinh, đã từng trải qua cơn đau bụng dữ dội khiến quằn quại, chóng mặt và nôn mửa ở văn phòng. Đồng nghiệp phải đưa cô đến bệnh viện.
Cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy công ty của Guan đưa ra chế độ nghỉ kinh nguyệt, cho phép phụ nữ nghỉ một ngày bằng cách gửi ảnh chụp màn hình từ ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Quy trình trên là riêng tư, chỉ nhân viên và người quản lý nhân sự biết.
"Kinh nguyệt là quá trình sinh học tự nhiên, giống như ăn hoặc ngủ", cô nói. "Nó xứng đáng được thảo luận cởi mở và giải pháp có hệ thống".
" alt=""/>Tranh cãi 'ngày phép kinh nguyệt'