
Gần đây, trên mạng Internet tiếp tục xuất hiện website giả mạo tại địa chỉ tracuugplxgov.vn có giao diện tương tự với trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe của Bộ Giao thông Vận tải. |
Đáng chú ý, theo quan sát của phóng viên, không chỉ có giao diện và nội dung tương tự trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe của Bộ Giao thông Vận tải, ở phần chân trang, website giả mạo tracuugplxgov.vn còn lưu ý thông tin: “Hiện nay có nhiều cá nhân giả mạo trung tâm, lập website giả mạo. tracuugplx.com.vn – hosogplx.com – gplxgov.vn – gplxgov.com.vn là trang giả mạo của trung tâm chúng tôi” càng khiến cho nhiều người khó phân biệt.
 |
Nội dung thông tin lưu ý dưới chân trang web giả mạo tracuugplxgov.vn. |
Theo kết quả tra cứu thông tin về website giả mạo có địa chỉ tracuugplxgov.vn trên hệ thống hỗ trợ tra cứu thông tin tài nguyên Internet Việt Nam của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), trang web này được một cá nhân đăng ký sử dụng qua Nhà đăng ký tên miền PA Việt Nam từ ngày 20/7/2020.
 |
Trang web tại địa chỉ tracuugplxgov.vn được một cá nhân đăng ký từ ngày20/7/2020 và sẽ hết hạn vào ngày 20/7. |
Để người dân, xã hội và các cơ quan liên quan không bị nhầm lẫn khi tra cứu thông tin dữ liệu giấy phép lái xe, đồng thời cũng nhằm hạn chế việc cung cấp và sử dụng giấy phép lái xe giả, ngày 7/6, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Bộ TT&TT hỗ trợ ngăn chặn và xử lý website giả mạo có địa chỉ tại tracuugplxgov.vn.
Bộ TT&TT cũng được đề nghị hỗ trợ rà soát các website giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe của Bộ Giao thông Vận tải trên mạng Internet và có biện pháp ngăn chặn các website giả mạo tương tự có thể xuất hiện trong tương lai.
Đồng thời, chỉ đạo Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân quản lý website giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe của Bộ Giao thông Vận tải trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Trước đó, hồi trung tuần tháng 10/2020, Bộ Giao thông Vận tải cũng từng có văn bản đề nghị Bộ TT&TT hỗ trợ xử lý các website giả mạo và kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng cho một số hệ thống thông tin trọng yếu của Bộ. Ngay sau đó, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ TT&TT đã phối hợp rà soát, kịp thời xóa bỏ các website giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe.
ICTnews sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả về kết quả ngăn chặn, xử lý website giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
Mới đây, vào ngày 5/6, thực hiện đề nghị của EVN, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã xử lý, chặn truy cập với 3 trang web giả mạo, mạo danh EVN gồm: dienlucevn.com, lichcatdien.info, sotaydien.com.
Các trang web giả mạo nêu trên đã đăng tải các thông tin không chính thống liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, gây ảnh hưởng uy tín và có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của các khách hàng, đối tác của tập đoàn.
Vân Anh

Chặn truy cập 3 website vi phạm bản quyền của VOV
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết sẽ phối hợp cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để chặn truy cập 3 websites vi phạm bản quyền của VOV.
" alt=""/>Bộ GTVT: Website tracuugplxgov.vn giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe

Anh Đoàn Hùng Cường, từng là giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú Bình Liêu (Quảng Ninh), người có 16 năm kinh nghiệm trong nghề dạy học quyết định viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục cuối tháng 8 vừa qua.Anh Đoàn Hùng Cường (sinh năm 1979) cho biết sở dĩ có quyết định này là để anh tìm kiếm một hướng đi khác thuận lợi hơn cho việc mưu sinh và nuôi gia đình.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Cường cho biết sau khi tốt nghiệp đại học được hơn một năm, tới năm 2001 anh chính thức được nhận dạy tại trường THCS Thị trấn Bình Liêu.
Từ năm 2004, anh Cường được đề cử về làm chuyên viên của Phòng GD-ĐT huyện Bình Liêu và trở thành một trong những cán bộ trẻ nhất của phòng. Đến năm 2009, anh xin về làm giáo viên đứng lớp giảng dạy tại trường THCS Tình Húc (huyện Bình Liêu).
Thời gian đó, anh Cường ôn thi thạc sĩ ngành Lí luận văn học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Anh Cường mang kết quả trúng tuyển về Phòng GD-ĐT huyện Bình Liêu để xin đi học theo công văn 2871 của tỉnh Quảng Ninh về ưu đãi nhân tài. Tuy nhiên, do không thuộc diện được cử đi học, anh không được hưởng chế độ này.
 |
Anh Cường trong một lần đến trường mình từng dạy học |
“Việc đề xuất ai được đi học có hưởng chế độ là do Phòng GD-ĐT và Phòng Nội vụ quyết định, bởi đây là hai cơ quan chuyên môn phụ trách việc bồi dưỡng nhân tài. Tôi không được chọn đơn giản vì không phải là cán bộ nguồn” - anh Cường kể.
Tuy vậy, anh vẫn xin nghỉ việc không lương để đi học cao học.
Đến năm 2012, anh Cường quay trở về Trường THCS Tình Húc với tấm bằng Thạc sĩ ngành Lí luận Văn học và là một trong số ít giáo viên tại huyện Bình Liêu dùng được 2 ngoại ngữ Tiếng Trung và tiếng Anh (Chứng chỉ B1 Châu Âu).
Đến 2016, anh Cường được điều chuyển về trường THPT Nội trú huyện Bình Liêu và trở thành giáo viên đầu tiên trong huyện có bằng thạc sĩ. “Dưới sự dẫn dắt của tôi, lần đầu tiên học sinh dân tộc Tày của nhà trường đạt giải nhì môn Văn cấp tỉnh. Đây được coi là “hiện tượng” của ngành. Bởi lẽ, học sinh dân tộc Tày nói tiếng Kinh còn rất khó khăn chứ nói gì đến việc viết văn” - anh Cường kể.
Khi chủ động viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục sau 16 năm đứng trên bục giảng, anh Cường cho biết nhiều người cũng thắc mắc.
"Tôi ở xa, sức khỏe lại không tốt, nhà có 2 con nhỏ, vợ tôi nghề nghiệp cũng không ổn định, bố mẹ già yếu. Vậy nên tôi quyết định nghỉ để về gần hơn với gia đình”.
Chia sẻ về nỗi lo của mình, anh tính toán: “Với thâm niên 16 năm, hiện sau trừ các loại phí thì tổng thu nhập mỗi tháng của tôi là 8 triệu đồng, trừ tiền đi lại mất 2,5 triệu đồng, thuê trọ mất 500 nghìn đồng, điện nước mất 1 triệu đồng, ăn uống mất 2 triệu đồng. Như vậy, tôi mang về nhà giỏi lắm cũng chỉ được 2 triệu đồng. Nếu mình tôi thì mức lương đó cũng đủ sống, nhưng nếu cả gia đình trông chờ vào thì hơi khó khăn”.
Ngày 29/8, anh Cường đã nhận được quyết định đồng ý với đề nghị xin nghỉ từ ngày 1/9/2017.
 |
Quyết định giải quyết thôi việc đối với thầy Đoàn Hùng Cường. |
“16 năm trước nhận được tờ quyết định được vào nghề háo hức bao nhiêu thì giờ cầm tờ giấy được ra khỏi ngành tôi lại thấy nhẹ nhõm. Tôi chỉ mất hai ba hôm đầu tiên sau khi nghỉ, đang ngủ thì giật mình tỉnh giấc vì quen giờ phải dậy soạn giáo án và lên lớp”.
Chia sẻ về hướng đi tương lai của mình, anh Cường cho biết dự kiến sẽ thử sức với lĩnh vực tổ chức sự kiện, truyền thông với hy vọng thu nhập tốt hơn.
“Giờ về làm tự do, ai thuê gì làm nấy chứ tôi cũng không ngại. Người ta không thể chọn lại quá khứ, nhưng hiện tại và tương lai thì mình có thể quyết định được” - anh Cường vui vẻ nói.
Chiều nay 12/9, trao đổi với VietNamNet, Bí thư huyện Bình Liêu Mai Vũ Tuấn cho biết tổng thu nhập mỗi tháng của anh Đoàn Hùng Cường là hớn 10 triệu đồng. Cụ thể, theo hồ sơ của UBND huyện Bình Liêu cung cấp, ngoài lương cơ bản bậc 6, hệ số 3,99, anh Cường còn hưởng phụ cấp thâm niên 6%, hưởng phụ cấp lâu năm 0,5% và hưởng đầy đủ các khoản phụ cấp đối với giáo viên công tác tại trường PTDT nội trú cấp huyện. Mức lương hiện hưởng tháng 8/2017 là 10.186.700 đồng. “Ngoài nghề giáo, anh Cường còn quản lý một công ty tổ chức sự kiện. Việc viết đơn xin nghỉ việc chắc là do anh Cường muốn tập trung cho công việc đó” - ông Tuấn thông tin. |
UBND huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Ninh.Theo đó, UBND huyện Bình Liêu đã xác minh nội dung một số báo phản ánh là không chính xác. Hồ sơ xin việc của ông Đoàn Hùng Cường có bằng tốt nghiệp CĐ Sư phạm Văn - Địa của Trường CĐSP Quảng Ninh.Cường được tuyển dụng vào ngành ngày 01/01/2003, công tác tại trường THCS thị trấn Bình Liêu, trình độ Cao đẳng sư phạm Văn - Địa, Bậc: 01, Hưởng lương: Hệ số: 1,78. Từ năm 2006-2009, ông Cường đi học tại chức đại học sư phạm tại trường CĐSP Quảng Ninh. Năm 2010, theo nguyện vọng của ông, UBND huyện đã cử ông đi học thạc sĩ hệ tập trung 2 năm (từ ngày 15/10/2010). Trong thời gian đi học, ông Cường được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định (hệ số 2,72; số tiền lương 2.196.200 đ/ tháng) và vẫn được tăng lương theo quy định (từ hệ số 2,72 lên 3,33). Sau khi học xong Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (trường ĐHSP Hà Nội 10/2012), ông Cường về trường THCS Tĩnh Húc tiếp tục công tác, được hưởng hệ số lương 3,33 với tổng số tiền lương là 9.266.250 đ/ tháng. (Theo VTC) |
|
Thanh Hùng - Phạm Công
" alt=""/>Thầy giáo 16 năm xin ra khỏi biên chế, chuyển nghề tổ chức sự kiện