Trong gần một thập kỷ, ông Park đã gặp gỡ và lắng nghe tâm sự của hơn 1.000 người. Ông luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn về mặt tinh thần cho bệnh nhân trong những giây phút cuối đời.
Ông Park đã tiếp xúc với những người có thương tích nặng do đạn bắn, hỏa hoạn, té ngã, bị đâm, đột quỵ. “Chúng tôi ở đó không phải để cải đạo hay rao giảng. Hầu hết công việc của tôi là lắng nghe. Tôi có mặt để an ủi, không phán xét”, ông Park bày tỏ.
Vào tháng 4, ông Park đã cho ra mắt cuốn sách mang tên Cần bao lâu tùy bạn ghi lại hành trình ông đã trải qua và những gì ông học được về sự mất mát.
“Một phần của cuốn sách là hồi ký, một phần là những câu chuyện ở bệnh viện và hướng dẫn vượt qua nỗi sầu bi. Tôi mong muốn mọi người thể hiện nỗi buồn theo bất cứ cách nào, la hét, nhảy múa, ca hát, lăn lộn trên sàn, tê liệt, mệt mỏi, tắt máy, không thể khóc”.
Ông Parks nói rằng điều quan trọng là như tiêu đề cuốn sách, bạn có thể đau buồn bao lâu tùy bạn.
“Chúng ta thường được dạy cách kìm nén nỗi đau đó, bước tiếp, buông bỏ, quay trở lại cuộc sống hối hả và tái hòa nhập. Tôi muốn nói, hãy dành thời gian để đau buồn nếu bạn thấy cần, hãy dịu dàng với chính mình”, ông khuyên.
Nghe được lời cuối cùng của bệnh nhân cũng có thể mang lại những bài học quý giá cho người đang sống. Trong khi nhiều người không có đủ nguồn lực để theo đuổi cuộc sống mà họ mong muốn, ông Park cho biết nhiều người khác có khả năng nhưng cuối cùng lại chọn không làm vậy, hoặc chỉ đơn giản là trì hoãn.
“Cái chết, dù là 30 năm nữa hay ngày mai, sau cùng vẫn sẽ tới”, ông Park nói.
Nếu có thể lựa chọn, có đủ nguồn lực, bạn hãy làm ngay hôm nay để khi nằm trên giường bệnh, bạn có thể nhìn lại và nói: “Mọi chuyện không hoàn hào nhưng tôi đã cố gắng hết sức”.
Đó có thể là dành nhiều thời gian hơn với con cái, theo đuổi một sở thích, kế hoạch hay đơn giản là đặt điện thoại xuống và tận hưởng một khoảnh khắc.
Công việc hằng ngày cũng khiến ông Park trân trọng cuộc sống hơn. Ông thường xuyên chia sẻ trải nghiệm và hiểu biết của mình trên mạng xã hội: “Bạn biết đấy, cuộc sống thực sự rất mong manh, chúng ta tựa như những chiếc đèn lồng giấy và chỉ một tia lửa cũng có thể khiến chúng ta cháy rụi”.
Tác dụng
Rau dền đã được sử dụng làm thực phẩm hàng nghìn năm trước. Các thầy thuốc từ lâu đã sử dụng rau dền để chữa bệnh. Theo Medical News Today, rau dền có một số tác dụng nhất định:
Cung cấp protein lành mạnh: Không chỉ lá, ngay cả hạt rau dền cũng là nguồn cung cấp protein không chứa gluten. Lá có màu xanh, vàng, tím hoặc đỏ tùy theo vùng trồng.
Tốt cho tiêu hóa: Rau dền chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, có thể giảm tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, chất xơ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Phòng ngừa thiếu máu: Rau dền chứa sắt nên có thể hỗ trợ ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh thiếu máu.
Ngăn ngừa tổn thương: Rau dền chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa. Một số nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Lợi ích kháng khuẩn: Một số chủng rau dền có thể tiêu diệt vi khuẩn trong môi trường phòng thí nghiệm, đặc biệt là E. coli hay nấm candida gây nhiễm trùng da.
Rủi ro và tác dụng phụ
Theo Nutrition-and-you, rau dền chứa axit oxalic có thể kết tinh thành sỏi oxalate trong đường tiết niệu ở một số người nếu ăn nhiều. Do đó, những người bị sỏi đường tiết niệu nên tránh ăn quá nhiều loại rau này và cần uống nước thường xuyên.
Phytate và chất xơ trong rau dền có thể cản trở khả dụng sinh học của canxi, sắt và magie. Ngoài ra, tiêu thụ một lượng lớn chất xơ cũng có thể gây đầy hơi.
Bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu như warfarin được khuyến khích tránh dùng rau dền có hàm lượng vitamin K cao.
Trồng trọt và bảo quản
Rau dền là loại cây trồng có thời vụ ngắn, có thể thu hoạch sau 6 tuần gieo hạt. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ ban ngày trên 25 độ C và nhiệt độ ban đêm không thấp hơn 15 độ C. Rau dền thích đất màu mỡ, thoát nước tốt.
Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, rau dền có quanh năm. Ở chợ, rau bán theo mớ từ 4.000 đồng trở lên. Khi mua, bạn nên tránh những mớ rau héo, lá đổi màu vàng và có đốm. Ngoài ra, tránh những mớ rau thân quá mập mạp vì dễ có vị đắng.
Rau dền nhanh héo và chỉ tươi được 2-3 ngày khi để trong tủ lạnh. Vì vậy, hãy chế biến loại rau này sớm nhất để thu được lợi ích dinh dưỡng tối đa.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thành Diệu đề nghị, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận, tổng hợp ý kiến, giải pháp xác đáng, phù hợp tình hình thực tiễn đơn vị, địa phương để tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch, chính sách hỗ trợ, định hướng kịp thời cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh triển khai, áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động, giúp tăng năng suất, hiệu quả.
Địa phương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành từ Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh cung cấp nền tảng số, giải pháp số để địa phương có bước phát triển đột phá về chuyển đổi số trong thời gian tới cũng như đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã đề ra.
Tỉnh cũng đồng thời mong muốn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh chủ động và đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông sản mang thương hiệu của Tiền Giang.
Trước đó, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tỉnh Tiền Giang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022 - 2025.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng cho biết, đơn vị đã xây dựng và triển khai đồng bộ kế hoạch chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ở các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy phong trào chuyển đổi số trên diện rộng, hướng đến đạt hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội.
Ngoài ra, tỉnh tập trung thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp; có chính sách thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển tại địa phương; ưu tiên trên các lĩnh vực thương mại điện tử, giáo dục, du lịch, y tế,…
Tính đến tháng 6 năm 2023, Tiền Giang có 491 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký kinh doanh thuộc lĩnh vực bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm, thiết bị viễn thông, lắp ráp, cài đặt, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì máy tính, laptop; tư vấn công nghệ thông tin như thiết kế, thi công hệ thống mạng, máy in, máy fax…
Về doanh nghiệp phần cứng điện tử, có 25 doanh nghiệp đăng ký loại hình sản xuất máy vi tính, thiết bị ngoại vi của máy vi tính, linh kiện điện tử…
Các doanh nghiệp công nghệ số ở tỉnh chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực buôn bán các sản phẩm công nghệ thông tin (máy tính, máy in, các linh kiện điện tử…), cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin với quy mô vừa và nhỏ như Viettel Tiền Giang - Chi Nhánh Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội; VNPT Tiền Giang; Công ty Viễn thông FPT chi nhánh Tiền Giang…
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang