Vào lúc 18h tối nay, tuyển Việt Nam có trận đấu định mệnh với "ông kẹ" châu Á, Iran lượt trận thứ 2 bảng D Asian Cup, một thử thách mà báo chí Hàn ví von cho thầy trò Park Hang Seo là "núi chồng núi". |
Điểm yếu tuyển Việt Nam là hay để thua từ những tình huống cố định |
Tờ News nhìn nhận, dù chơi hay nhưng do để thua Iraq ở trận ra quân nên tuyển Việt Nam buộc phải tính kế phương án B, tìm đường lấy vé vòng 16 ở nhóm 3 cho 4 đội có thành tích tốt nhất.
Theo đánh giá chung việc vượt được Iran sẽ là điều "điều thần kỳ" với tuyển Việt Nam. Nhưng tờ này không quên nhắc cho mọi người nhớ thầy Park từng nhiều lần mang đến "phép thuật" cho bóng đá Việt Nam, qua cách ứng phó, lựa chọn lối chơi trước từng đối thủ.
"Một nhiệm vụ hết sức khó khăn cho tuyển Việt Nam trước Iran. Tuy nhiên, nếu các học trò của HLV Park Hang Seo chú ý 2 điều thì có thể đạt được kết quả như mong muốn.
 |
Thầy Park cùng học trò có trận đấu mang tính sống còn với Iran chiều tối nay |
Đầu tiên, những miếng đánh từ tình huống cố định! Điểm yếu của Việt Nam là điểm mạnh Iran. Ở trận thắng Yemen 5-0, Iran có đến 3 bàn đến từ các quả đá phạt. Đội bóng xếp hạng 29 TG phối hợp và tận dụng cực tốt từ những tình huống bóng chết như thế này.
Trong khi đó, tuyển Việt Nam để thua Iraq vào phút cuối cũng vì quả đá phạt từ chiếc chân trái của Ali Adnan. Hay ở trận "hâm nóng" trước giải, học trò thầy Park để CHDCND Triều Tiên quân bình 1-1 cũng bởi vì điều ấy.
Điều then chốt các cầu thủ tuyển Việt Nam cần chú ý là tránh phạm lỗi ở các khu vực nhạy cảm gần khung thành nhà, không chỉ bất lợi do thua kém hình thể mà dâng cho Iran những quả phạt trực tiếp hết sức nguy hiểm.
 |
Sau sự suy tư, tính toán chiến lược đấu Iran sẽ là nụ cười thầy Park cùng tuyển Việt Nam vào tối nay sau tiếng còi tan trận? |
Điều thứ hai, tuyển Việt Nam hãy giữ sự tập trung cho đến hết trận. Thông qua những trận đấu lớn của tuyển Việt Nam gần đây và cả qua trận thua Iraq vừa rồi, có thể thấy đội bóng áo đỏ đã để lỡ chiến thắng vào gần cuối trận.
Có thể kể đến bàn thua Iraq vào phút 90, hay để CHDCND Triều Tiên gỡ hòa 1-1 phút 81, rồi Malaysia quân bình 2-2 ở chung kết lượt đi AFF Cup... Việt Nam lơ là trong tích tắc và lại bị trừng phạt đúng từ điểm yếu: đều là các pha cố định!
Để có thể đạt kết quả như mong muốn trước Iran, tuyển Việt Nam ngoài cải thiện ở điều 1, tỉnh táo để không phạm lỗi rồi "biếu" đá phạt cho Iran, thì cần phải tập trung cao độ cho đến khi tiếng còi kết thúc chính thức vang lên... Như thế, tấm vé vòng 16 Asian Cup mới không vuột khỏi thầy trò HLV Park Hang Seo!".
Mai Nguyễn
" alt=""/>Báo Hàn: Tuyển Việt Nam làm 2 điều này, sẽ gây bão trước Iran

- Tối 21/12, HLV Park Hang Seo đã lên chuyến bay trở về Hàn Quốc để dự buổi lễ trao giải thưởng cao quý “Nhân vật của năm”.Công Phượng khoe tóc "mì tôm", Quế Ngọc Hải làm đội trưởng
Tuyển Việt Nam trẻ hóa đi Asian Cup: Khó đấy, HLV Park Hang Seo
Tuyển Việt Nam và thầy Park bay cao: Giờ là việc của VFF...
Đây là giải thưởng cao quý do Hiệp hội Báo chí xứ sở Kim chi bình chọn đối với những cá nhân tạo ra hình ảnh đẹp của đất nước Hàn Quốc với quốc tế.
Với những thành tích vang dội cùng bóng đá Việt Nam trong năm 2018, HLV Park Hang Seo trở thành một trong những người được yêu mến nhất ở xứ sở Kim chi.
 |
HLV Park Hang Seo gặt hái nhiều thành công khi làm việc ở Việt Nam. Ảnh S.N |
Sau khi nhận giải, thầy Park sẽ trở lại Việt Nam vào tối ngày mai (23/12) trước khi cùng đội tuyển Việt Nam có trận đấu giao hữu quốc tế với CHDCND Triều Tiên tại SVĐ Mỹ Đình vào ngày 25/12 tới.
Trong thời gian HLV Park Hang Seo vắng mặt, trợ lý Lee Young-jin sẽ là người tổ chức, chỉ đạo tuyển Việt Nam tại các buổi tập.
Trước đó, vào chiều 21/12, thầy trò HLV Park Hang Seo có vinh dự được diện kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Cũng tại buổi gặp gỡ này, đội tuyển Việt Nam được tặng huân chương Lao động hạng Nhất, HLV Park Hang Seo được tặng huân chương Hữu nghị, Quang Hải nhận huân chương Lao động hạng Nhì, các thành viên khác được nhân huân chương Lao động hạng Ba cùng nhiều Bằng khen.
12 nhân vật được vinh danh tại buổi lễ trao giải "Nhân vật của năm" 2018 tại Hàn Quốc:
- HLV Park Hang-seo (HLV ĐT Việt Nam)
- Chủ tịch Kim Ki Byung (CEO tập đoàn Lotte)
- Giáo sư Yeom Jae Ho (ĐH Hàn Quốc)
- Thống đốc Yang Seung Jo
- Chính trị gia Park Sang Jong (Chủ tịch Hội đồng Phúc lợi Xã hội Hàn Quốc)
- Ông Kim Sung Soo (Giám đốc Bảo tàng nghệ thuật Ottchil)
- Bác sỹ Kim Ock Hee (Bệnh viện Cham)
- CEO Oh Jang Kyo (Chủ tịch của Atto Research)
- Chính trị gia Kim Joon Sung (tỉnh Yeonggwang)
- Chính trị gia Ahn Jae Geun (Uỷ ban Hành chính và An ninh)
- Nhóm nhạc BTS
- Ca sỹ IU
Đại Nam
" alt=""/>HLV Park Hang Seo tạm chia tay tuyển Việt Nam để về Hàn Quốc

 |
|
“Có thể sức khỏe con chưa đủ vững chắc
Nhưng trái tim con có đủ khát khao
Có thể xương con bằng thủy tinh
Nhưng con cố gắng rèn luyện ý chí bằng sắt thép”.
Những vần thơ Vân viết trên trang giấy, dù chưa một lần được gửi tới mẹ, nhưng chị Nguyễn Thị Minh Hà cũng thấu hiểu con gái đã phải cố gắng đến nhường nào trong suốt hành trình 23 năm qua.
Cả tuổi thơ gắn với bệnh viện cùng vô số lần gãy xương không đếm xuể, Minh Vân vẫn mạnh mẽ bước đi trên “những mảnh thủy tinh”, chỉ để hôm nay em được thực hiện ước mơ trở thành tân cử nhân Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Cả tuổi thơ gắn với bệnh viện cùng vô số lần gãy xương không đếm xuể, Minh Vân vẫn mạnh mẽ bước đi trên “những mảnh thủy tinh”
Bước đi mạnh mẽ trên “những mảnh thủy tinh”
Tuổi thơ của Nguyễn Minh Vân (Nam Định) không giống như bao đứa trẻ khác. 20 ngày tuổi, sau một lần bị gãy tay, vợ chồng chị Hà đau đớn phát hiện ra con gái mắc phải căn bệnh xương thủy tinh. Cũng từ ấy, cuộc sống của Vân chỉ gắn liền với bệnh viện và những lần băng bó.
Ở tuổi lên 4, lên 5, Vân chợt thấy mình không giống những bạn bè cùng trang lứa. Lần đầu tiên em biết đến sự mặc cảm trước mọi người là khi chẳng thể chạy nhảy, nô đùa. Những bước chân đi cũng chỉ rất chậm, có phần hơi luống cuống khi bước xuống cầu thang. Hay mỗi lần gãy xương bó bột, em phải nằm bất động cả tháng trời trên giường bệnh.


Vân phải lớn lên cùng đôi chân của bố và những gánh hàng tỏi của mẹ. Số lần gãy xương không đếm xuể cũng là bấy nhiêu lần bố mẹ em lo lắng liệu con gái có thể bước tiếp và vượt qua.
Nhưng giống như cây xương rồng chẳng thể gục ngã trước giông bão, Vân cứ thế mạnh mẽ vươn lên để nỗ lực cho cuộc sống của chính mình và nuôi lớn ước mơ vào đại học.
“Bắt đầu chậm hơn các bạn, em tự dặn mình phải cố gắng gấp 2, gấp 3 lần để bù vào khoảng trống ấy”, Vân nói.


Những năm cấp 1 là quãng thời gian Minh Vân ở viện nhiều hơn ở nhà. Sau mỗi lần gãy xương, em phải nằm im trên giường trong suốt 2 – 3 tháng. Nhưng cô bé 7 tuổi nhất quyết đòi bố dạy chữ, học tính toán dù cơ thể cử động rất khó khăn.
Vào ngày thi, cô giáo chủ nhiệm lại mang đề đến tận nơi để Vân hoàn thành ngay trên giường bệnh. Những cố gắng từng ngày ấy, với Vân, nếu không có sự đồng hành của thầy cô và cha mẹ, chắc chắn em sẽ không đủ nghị lực để bước tiếp.
 |
|
Không muốn là gánh nặng của gia đình, Vân còn tự học cách chăm sóc bản thân, nấu cơm, rửa bát. Em cũng luyện đi trên hai chiếc nạng thay vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố.
Nhớ lại quãng thời gian 12 năm được bố đưa đến trường dù mưa hay nắng khiến Vân nghẹn ngào viết nên những câu thơ:
“Bố đã in sâu vào trí nhớ thầy cô
Con một bước bố theo sau một bước
Ngày con trở về thăm lại trường cũ
Các cô nhắc lại con chạnh lòng xiết bao”.

Hiện tại Vân đã có thể tự đi trên hai chiếc nạng
Trải qua đau đớn suốt quãng tuổi thơ cùng không ít lần rơi nước mắt vì mặc cảm, Minh Vân đã dần tự bước đi được trên chính đôi chân của mình, chỉ để đến ngày em được ghi danh vào một trường đại học.
Trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015, bằng sự nỗ lực không ngừng, Vân đã được xét đặc cách vào Học viện Công nghệ - Bưu chính viễn thông, chuyên ngành Công nghệ thông tin với 22 điểm.
Lựa chọn ngành Công nghệ thông tin, Vân bảo: “Chân em giờ không thể đi lại nhiều. Đây là ngành học phù hợp với sức khỏe của em nhất”.
Bố cũng có sự nghiệp riêng là sự nghiệp làm bố
365 ngày nhân 12 năm là chừng ấy thời gian anh Nguyễn Trung Sơn trở thành đôi chân thứ hai của con. Người đàn ông tuổi ngoài 40 đáng lẽ đã có một sự nghiệp riêng và trở thành trụ cột kinh tế của cả gia đình. Nhưng anh chấp nhận ở nhà phụ vợ bán những gánh hàng tỏi để có thời gian chăm sóc con trên mọi nẻo đường.
Suốt 12 năm phổ thông, các thầy cô giáo đã quen với hình ảnh một người cha trên chiếc xe máy cũ đều đặn dắt tay cô con gái nhỏ vào đến tận chỗ ngồi.
“Kể từ khi biết em bị bệnh, bố mẹ không sinh thêm con nữa mà dồn mọi thứ để nuôi nấng em. Bố cũng đã hi sinh cả sự nghiệp riêng chỉ để ở nhà chăm sóc, đưa đón em đi học. Bố thường nói với em rằng, bố cũng có một sự nghiệp riêng. Đó là sự nghiệp làm bố”.

Ngày biết tin con gái đỗ vào đại học, anh Sơn quyết định rời quê cùng con lên Hà Nội để thuê nhà. Anh tính khi nào ổn định sẽ đi chạy xe ôm cho đến khi con học hết 4,5 năm đại học.
Nhưng ở đất Thủ đô mọi thứ đều đắt đỏ lại không dễ tìm việc làm, Vân xin bố cho chuyển vào ký túc xá để bắt đầu cuộc sống tự lập. Dù thương và lo lắng cho con nhưng không còn cách nào khác, anh Sơn đành phải chấp nhận.
Cuộc sống của cô tân sinh viên vốn quen với sự có mặt của bố ở bên, những ngày đầu phải tự làm mọi thứ khiến Vân không khỏi xáo động vì nhớ nhà. Cô bé 18 tuổi khi ấy bắt đầu học cách kìm chế cảm xúc và gửi gắm mọi nỗi niềm vào những vần thơ.
Những ngày đầu đại học, nhớ nhà, Vân viết:
“Nhưng mẹ ơi tất cả vì tương lai
Nước mắt rơi mới có ngày vinh hiển
Tin con đi rồi ngày mai sẽ khác
Bốn năm dài tựa như giấc ngủ trưa”.
Vân bảo, khi làm thơ em thấy mình có thể trải lòng những thứ em chẳng thể nói trước bố mẹ.
“Em thấy mình may mắn hơn rất nhiều người. Đôi chân em dẫu chỉ bước những bước thật chậm, thật khẽ nhưng em vẫn được cảm nhận cái mát lạnh của đất, của nước ở dưới chân mình. Và hơn hết, em vẫn được nằm trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Đó là may mắn, là hạnh phúc vô cùng”.
Sự trưởng thành của bản thân với Vân cũng chính là món quà lớn nhất em có thể tặng cho bố mẹ. Cô bé năm nào giờ đã chuẩn bị tốt nghiệp đại học và có một công việc như em từng ước ao. Cho nên đến bây giờ, khi viết cho bố, em viết:
“Những ngày tháng ấy qua hết rồi bố ơi
Đưa con đi mọi nơi, bố không hề than mệt
Mệt chi con, bố không sợ gì hết
Đưa con đến trường bố gửi gắm tin yêu”.
Thúy Nga

Cậu bé sống một mình trên núi và lời từ chối bất ngờ với thầy chủ nhiệm
Có lần, vì thương học trò, thầy chủ nhiệm mang cho chút đồ ăn và 2 bộ quần áo mới, nhưng Nguyên nhất định không chịu nhận. Cậu không thích cảm giác phải đi xin xỏ.
" alt=""/>Bước đi mạnh mẽ trên những “mảnh thủy tinh”