Sau nhiều ngày chờ đợi, siêu phẩm Galaxy Note8 đã chính thức mở bán tại Việt Nam ngày 29/9, đúng thời điểm smartphone này đang gây sốt trên toàn quốc với hơn 40.000 đơn đặt hàng.Sự kiện giúp giải toả “cơn khát” công nghệ của nhiều người dùng. Rất nhiều hoạt động thú vị đã được tổ chức tại các thành phố lớn.
TP.HCM
Từ khoảng 7h sáng, các quận trung tâm của TP.HCM như Q.1, Q.10, Q.5... đã nhộn nhịp với dòng người đến nhận máy tại những hệ thống bán lẻ lớn. Cá biệt, có đơn vị còn mở bán Galaxy Note8 từ 0h ngày 29/9 nhưng vẫn thu hút đông đảo tín đồ công nghệ tham gia.
Trước ngày mở bán chính thức, nhiều nhà bán lẻ thông báo lượng đặt hàng đã vượt quá số lượng dự tính nhiều lần. Tỷ lệ đặt cọc của các đơn hàng cũng lên đến 80%, điều rất hiếm khi xảy ra với các thiết bị di động cao cấp.
 |
Ngay từ sáng sớm ngày mở bán, lượng người dùng đổ về các hệ thống bán lẻ tại TP.HCM để mua Galaxy Note8 đã vô cùng đông đảo. |
Bên cạnh hoạt động giao máy, các nhà bán lẻ như Thế giới di động, FPT Shop, Viễn Thông A, Viettel... cũng tổ chức chương trình biểu diễn âm nhạc, rút thăm trúng thưởng, tiệc nhẹ để cảm ơn người dùng đã tin tưởng lựa chọn Galaxy Note8. Đặc biệt, khoảnh khắc Mr.S Pen và Mrs.S Pay (hai nhân vật được nhân hoá từ các tính năng trên Galaxy Note8) xuất hiện trên chiếc xe Limousine để giao máy cho khách hàng tại một điểm bán lẻ đã chứng minh độ sáng tạo cũng như quy mô hoành tráng của sự kiện năm nay.
Ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc mua hàng Samsung của Thế giới di động cho biết: “Năm nay Galaxy Note8 ghi nhận hiện tượng khan hàng trên toàn cầu do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là thiết kế và tính năng hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu mà người dùng mong mỏi. Thứ hai là sự ủng hộ nhiệt tình từ người hâm mộ dòng Galaxy Note, những người đã phải chờ đợi 2 năm để được sở hữu sản phẩm di động yêu thích”.
 |
Không khí háo hức của người dùng TP.HCM trong ngày đầu mở bán Galaxy Note8 đã phản ánh sức hút không nhỏ của siêu phẩm này. |
Đà Nẵng
Diễn ra vào sáng thứ 6 nhưng sự kiện mở bán Galaxy Note8 tại Đà Nẵng vẫn thu hút không ít tín đồ công nghệ tham gia. So với năm ngoái, công tác tổ chức sự kiện mở bán năm nay được đầu tư công phu hơn hẳn. Các cửa hàng đều có phát thẻ thứ tự và bố trí nhân viên tư vấn cho khách hàng trong lúc chờ nhận máy. Ngoài việc trao máy, các đơn vị bán lẻ cũng trao tặng nhiều phần quà giá trị và tư vấn về các gói ưu đãi đặc quyền dành riêng cho chủ sở hữu Galaxy Note8 tại Việt Nam.
 |
Diễu hành đường phố là một trong những hoạt động ấn tượng trong ngày mở bán Galaxy Note8. |
Ấn tượng nhất tại Đà Nẵng là hoạt động diễu hành đường phố với sự tham gia của hàng chục chiếc xe SH. Nhiều cửa hàng ghi điểm trong mắt khách hàng nhờ chuẩn bị tiệc nhẹ cho khách trong lúc kiểm tra và cài đặt máy. Anh Hùng (32 tuổi, Nhân viên IT) chia sẻ: “Mình đã theo Samsung và dòng Galaxy Note từ khá lâu rồi, từ đời Note đầu tiên đến giờ. Mỗi năm đều thấy dòng Note có nhiều cải tiến mới. Năm nay mình thích nhất là khả năng chụp hình và Samsung Pay. Thay vì phải mang nhiều thẻ ngân hàng thì giờ chỉ cần mang điện thoại là thanh toán được”.
Hà Nội
Hoạt động mở bán Galaxy Note8 tại Hà Nội cũng thu hút sự quan tâm không nhỏ của tín đồ công nghệ. So với năm ngoái, lượng đặt hàng Galaxy Note8 năm nay tại Hà Nội tăng đột biến, khiến nhiều cửa hàng phải hãm đơn hàng lại vì lo lắng nguồn cung không đủ cầu.
 |
Nhiều cửa hàng tại Hà Nội đã trải thảm đỏ để chào đón những khách hàng đầu tiên đến mua Galaxy Note8. |
Các nhà bán lẻ tại Hà Nội tổ chức khá nhiều hoạt động trải nghiệm Galaxy Note8 cho khách hàng. Đáng chú ý là chương trình trải nghiệm tính năng Samsung Pay hay hoà mình vào các giai điệu âm nhạc cổ điển tại điểm bán. Sự hào hứng và nhiệt tình của khách hàng cũng góp phần khiến không khí ngày mở bán tại Hà Nội thêm phần sôi động. Anh B (Nhân viên tài chính, Quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Trước đây mình dùng điện thoại của hãng khác, cũng đắt đỏ nhưng cảm thấy không có nhiều đột phá. Năm nay thấy Galaxy Note8 ấn tượng quá, vừa ghi chú, vừa dịch thuật, vừa camera kép, vừa Samsung Pay. Nói chung là thấy mới và tiện ích hơn hẳn”.
 |
Hoạt động tư vấn, trải nghiệm sản phẩm ngay trong ngày mở bán Galaxy Note8 nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng Hà Nội. |
Sự kiện mở bán Galaxy Note8 vào ngày 29/9 đã mở màn cho mùa mua sắm công nghệ cuối năm đầy sôi động. Trước tình hình khan hàng diễn ra trên toàn thế giới, người tiêu dùng được khuyên nên đặt hàng ngay để có thể nhận máy trong thời gian sớm nhất.
Tuyết Nhung" alt=""/>‘Làm phải lớn’
Thị trường điện thoại di động Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu chững lại, trên mọi phân khúc. Có thương hiệu đến rồi đi, nhưng cũng thương hiệu tiếp tục bám trụ và có thành công nhất định.“Miếng bánh” thị phần đã chia gần hết
Theo thống kê của GfK, trong năm 2016, hàng tháng tại Việt Nam có tới gần 2 triệu điện thoại di động được bán tới tay người dùng. Điều này có nghĩa là nếu tính cả con số hàng chính hãng mà GfK không thống kê được, cũng như hàng đã qua sử dụng thì con số còn lớn hơn rất nhiều.
 |
Có tới khoảng 40 thương hiệu smartphone nhỏ đang cạnh tranh 20% thị phần còn lại của thị trường di động Việt Nam.
|
Tính riêng smartphone, các ông lớn tại Việt Nam (không hẳn đã là ông lớn tại khu vực hay trên thế giới) hiện là Samsung, Apple, Oppo đang chiếm tới trên dưới 80% thị phần về sản lượng và xấp xỉ 70% thị phần về giá trị. 20% thị phần doanh số còn lại với khoảng 30% giá trị thị trường dành cho hàng chục thương hiệu cũ mới, cả nội địa và nước ngoài. Đây thực sự là một cuộc chiến khốc liệt, giữa các thương hiệu Việt như: Viettel, FPT, Mobiistar,… với những thương hiệu ngoại như Lenovo, Huawei, Sony, LG, W-mobile, Obi, Asus,…
Theo tính toán chưa đầy đủ, thì việc “đánh chiếm” 20% thị phần còn lại đang có khoảng 40 thương hiệu thực hiện ở thị trường Việt Nam. Nếu theo thống kê trên, thì số lượng cần đánh chiếm đó xấp xỉ 250.000 máy/tháng. Những bài toán kinh tế cho thấy, nếu một thương hiệu bán được 20.000 máy/tháng thì được coi là thu đủ bù chi. Vậy, số 20% thị phần còn lại, chỉ đủ dành cho khoảng 10 thương hiệu. Rõ ràng đây là cuộc chơi rất khó cho những hãng nhỏ, thương hiệu mới. Vì vậy, ngoài việc cạnh tranh lẫn nhau, các thương hiệu mới luôn tìm cách lấy thị phần từ các ông lớn. Câu chuyện Oppo thành công trong việc này và trở thành “ông lớn” ở thị trường Việt Nam là ví dụ điển hình.
Các hãng nhỏ phải liên tục thay đổi, thậm chí là chạy theo mẫu mã, kiểu dáng, tính năng của những ông lớn, nhất là Apple để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Ngay khi Apple ra mắt iPhone màu vàng hồng, thì các hãng lập tức có màu vàng hồng. Cảm biến vân tay cách đây 1 năm chỉ có trên các điện thoại cao cấp như iPhone 6S hay Samsung S6 Edge, thì bây giờ đã có cả trên những điện thoại có mức giá bình dân như Mobell Nova X (3 triệu), Huawei GR5 mini (3,9 triệu), Lenovo A7010 (3,7 triệu) cũng có. Chưa hết, cùng giá tiền, thì cần phải có những chức năng, hoặc cấu hình cao hơn. Ví dụ cùng mức giá với nhau, nhưng so sánh S1 của W-mobile với F1S của Oppo hay J7 Prime của Samsung, thì S1 thậm chí còn trội hơn về RAM, bộ nhớ trong để tăng sức cạnh tranh với thương hiệu lớn.
Sức ép cạnh tranh từ kênh phân phối
Để tìm chỗ đứng của mình trong chuỗi phân phối, các hãng cũng phải cạnh tranh nhau trên từng điểm bán. Đó là bài toán từ chính sách bán hàng cho đại lý, đến hệ thống quầy kệ, trưng bày máy mẫu đến nhân viên đại diện bán hàng… Tất cả yếu tố này đều cần phải có kinh phí triển khai, thậm chí là rất lớn. Điều mà không phải hãng nhỏ, thương hiệu bé nào cũng có sẵn và chấp nhận đầu tư. Vị thế của nhãn hàng trong một cửa hàng đều dễ dàng nhận ra bởi hệ thống biển bảng, nội thất và nhân viên đông đảo. Những hãng lớn như Samsung hay Oppo có hàng trăm nhân viên bán hàng trên toàn quốc. Tất nhiên, ngoài những chiến dịch quảng bá không lồ, những hãng này cũng sẵn sàng đầu tư hình ảnh điểm bán với quy mô rộng khắp cả nước.
 |
Hệ thống quầy kệ, nhân viên bán hàng và tiếp thị của các thương hiệu smartphone lớn tạo áp lực mạnh khiến các thương hiệu nhỏ không thể chạy đua để cạnh tranh.
|
Khác với các hãng lớn, hãng nhỏ không thể đủ nguồn lực để tổ chức các đợt truyền thông hàng chục tỷ đồng, nhất là quảng cáo trên truyền hình, trong các khung giờ vàng. Nhưng việc truyền thông trên Internet đã thay đổi được khá nhiều và các hãng nhỏ luôn tận dụng điều này. Nếu biết cách nêu bật được sự khác biệt, truyền thông đúng nhóm đối tượng là khách hàng mục tiêu, và tính sáng tạo trong cách lựa chọn công cụ truyền thông, thì mạng xã hội và các công cụ quảng cáo trên Internet sẽ là kênh truyền thông hiệu quả, dễ tiếp cận hơn đối với khách hàng.
Với việc bảo hành và hậu mãi, các hãng nhỏ không có được hệ thống bảo hành rộng khắp vì chi phí rất lớn. Vì thế các hãng nhỏ đang gần như đuối sức trong chất lượng hậu mãi. Đây cũng là lý do mà các thương hiệu lớn dù có giá chênh lệch lớn nhưng vẫn được người dùng tín nhiệm. Để khắc phục điểm này, các hãng nhỏ phải thực hiện chế độ 1 đổi 1 trong vòng 30 ngày, thậm chí 90 ngày để làm hài lòng khách hàng.
Thị trường điện thoại di động Việt Nam chắc chắn sẽ còn nhiều biến động, dù không lớn. Bởi đó là sự vận động của thị trường và sẽ có những tên tuổi ra đi như HK, Sky… Để rồi có thêm nhưng thương hiệu mới. Ngoài các ông lớn đang nắm phần lớn thị phần, thì những thương hiệu ngoại mới như W-mobile, Obi, Vivo,.. đã và đang cố gắng xâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, những thương hiệu nội địa như Viettel, FPT, Mobiistar… vẫn đang nỗ lực tìm và khẳng định chỗ đứng của mình. Dù thành công hay không thì những thương hiệu này đang đang góp phần tạo nên một bức tranh sống động về thị trường điện thoại di động Việt Nam, và người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh này. Họ có nhiều sự lựa chọn với mức giá hợp lý và các chức năng, ứng dụng phù hợp cho nhu cầu của mình trên một sản phẩm, chứ không bắt buộc phải chọn những thương hiệu lớn có mức giá sản phẩm bị đội lên bởi chi phí quảng cáo tiếp thị khổng lồ.
Lưu Trần
" alt=""/>Thị trường ĐTDĐ Việt có còn chỗ cho thương hiệu mới?