Yếu tố tín nhiệm rất được chú ý trong quy trình sàng lọc ứng viên. Người có mức tín nhiệm thấp ở nơi cư trú, nơi công tác sẽ không được lựa chọn. “Chúng tôi thấy quy trình hiệp thương ngày càng được tiến hành chặt chẽ. Qua việc tiến hành công khai, dân chủ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện thông tin về đại biểu thiếu tiêu chuẩn cũng được phát huy… Các vấn đề về quốc tịch, thu nhập, tài sản… đều rất được chú ý trong đánh giá tiêu chuẩn đại biểu. Những nội dung quy định này đã được làm rõ và cụ thể hơn”, ông Thực nói.
Ngoài mức tín nhiệm, còn có quy định về mức tiếp xúc tối thiểu của ứng viên với cử tri. Với đại biểu Quốc hội, phải có ít nhất 10 cuộc tiếp xúc; còn với đại biểu HĐND các cấp, ít nhất là 5 cuộc. Như vậy, người dân có điều kiện hiểu biết nhiều hơn về ứng viên, ông Thực cho biết.
868 người ứng cử để bầu 500 đại biểu Quốc hội
Ngày 27/4, Hội đồng Bầu cử quốc gia Việt Nam đã công bố danh sách 868 người ứng cử tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV. Trong tổng số ứng viên, số người ứng cử do Trung ương giới thiệu là 203; địa phương có 665 người. Có 9 người tự ứng cử.
Ứng viên là phụ nữ có 393 người (chiếm 45,3% tổng số); ứng viên là người dân tộc thiểu số có 185 người (hơn 21,3%); ứng viên là người ngoài Đảng có 74 người (trên 8,5%), ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, cho biết tại cuộc họp báo ngày 27/4. Số người ứng cử dưới 40 tuổi là 224; người trẻ nhất là 24 tuổi trong khi người cao tuổi nhất là 77 tuổi, ông Cường nói.
Việc sàng lọc ứng viên được tiến hành cẩn thận, chặt chẽ qua 3 vòng hiệp thương, theo lời bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu, thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia. Trong quá trình bầu cử, thậm chí đã trúng cử, nếu người nào vi phạm pháp luật thì vẫn bị cơ quan chức năng xử lý, bà nói.
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trong khi đó, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND.
Chuẩn bị kỹ lưỡng
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Thủ tướng và các cơ quan liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn các vấn đề liên quan kỳ bầu cử lần này. Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị yêu cầu hệ thống chính trị nỗ lực hết sức chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bầu cử.
Ban Tổ chức TƯ đã ban hành hướng dẫn về công tác nhân sự cho bầu cử, bao gồm tiêu chuẩn cho đại biểu Quốc hội chuyên trách. Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, chức vụ giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên; có quy hoạch làm đại biểu Quốc hội chuyên trách hoặc có quy hoạch chức danh thứ trưởng và tương đương trở lên.
MTTQ các cấp đã nghiêm túc tổ chức các hội nghị hiệp thương, chú ý đánh giá xem ứng viên có đáp ứng tiêu chuẩn hay không, bao gồm yếu tố thu nhập, tài sản. Ba vòng hiệp thương, trong đó vòng hiệp thương thứ nhất được tổ chức từ ngày 3-17/2 ở 63 tỉnh thành, thể hiện tinh thần dân chủ, theo đó, tất cả mọi người được phép góp ý về tiêu chuẩn ứng viên, về dự thảo văn kiện liên quan Quốc hội, HĐND các cấp.
Xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được phép tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND vào ngày 21/5 (sớm hơn 2 ngày so với ngày bầu cử toàn quốc) vì đi lại khó khăn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngày 23/5 sẽ diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND. Dự kiến, kết quả bầu cử được công bố vào tháng 6.
Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới dự kiến khai mạc vào ngày 20/7. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội khóa mới. Kỳ họp thứ nhất cũng sẽ thảo luận hai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư công giai đoạn này.
Đức Bảo
Thủ tướng mới đắc cử của Việt Nam, một người có nhiều sáng kiến lớn, cùng các nhà lãnh đạo khác được kỳ vọng sẽ đưa đất nước tiến tới một kỷ nguyên phát triển mới.
" alt=""/>Báo Australia viết về nét mới tại kỳ bầu cử Quốc hội Việt NamVĐV Thanh Vũ (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng 6 VĐV khác của thế giới hoàn thành thử thách Triple Deca Continuous (Ảnh: FBNV)
Triple Deca Continuous diễn ra tại Italy là cuộc thi siêu 3 môn phối hợp được xem là khắc nghiệt nhất thế giới, khi các VĐV phải hoàn thành các phần thi gồm bơi bể 144km (giới hạn thời gian 96 tiếng), đạp xe 5.400km trên đường nhựa và đường bằng có chiều dài 7km (giới hạn thời gian 550 tiếng) và chạy 1.260km trên cung đường có chiều dài 1km (giới hạn thời gian 550 tiếng).
VĐV Thanh Vũ là VĐV duy nhất người Việt Nam và là một trong 7 VĐV của thế giới đã hoàn thành cuộc thi sau 45 ngày (các VĐV tham gia cuộc thi sẽ bắt đầu từ ngày 1/9 và phải hoàn thành trước ngày 16/10, VĐV Thanh Vũ hoàn thành vào ngày 15/10) với thời gian 1.044 tiếng, 7 phút và 45 giây, nhanh hơn giới hạn thời gian tổng (1.080 tiếng) gần 36 tiếng.
Thông số cụ thể mà cô gái sinh năm 1990 đạt được là 95 tiếng 47 phút bơi, 535 tiếng 53 phút 56 giây đạp xe và 403 tiếng 35 phút 23 giây chạy bộ. Thậm chí Thanh Vũ là nữ VĐV đạt thông số tốt nhất ở phần thi chạy bộ.
"Tổng quãng đường của Triple Deca Continuous là 6.810km, nghĩa là gấp gần 3 lần chiều dài của con đường dài nhất Việt Nam (tính từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Trong đó, đường bơi là 114km (trong bể 50m), đạp xe 5.400km (vòng 7km) và cuối cùng là chạy 1.266km (vòng 1km).
Trong một cuộc thi xoay quanh hàng ngàn vòng lặp dường như vô tận như thế, đối thủ duy nhất bạn cần đánh bại là chính bản thân mình, bởi vì đây không hẳn là cuộc đua, nó là cuộc chiến, một cuộc chiến của thể chất và tinh thần ngay từ khi bắt đầu.
Tôi đã rất, rất nhiều lần tự vấn bản thân, rằng động lực nào để tôi đi tiếp, bước tiếp, hay thậm chí lê lết tiếp trong những vòng lặp vô cùng tận này. Những con số trên đồng hồ giờ đã trở nên vô nghĩa. Trong cuộc chiến này, tôi tự nguyện bắt đầu và tự nguyện chiến đấu.
Rất nhiều lần tôi hoài nghi về ý nghĩa của hành trình này, khi mình phải lặp đi lặp lại những vòng bơi, vòng đạp và đến những vòng chạy đến phát cuồng, Tôi tìm động lực từ việc làm sao để hành trình thách thức này tạo ra một ý nghĩa sâu đậm.
Trong những khoảnh khắc đen tối nhất, kiệt quệ nhất, mệt mỏi nhất, thì một nụ cười của người lạ, của đội ngũ hỗ trợ, hay những người đang cùng trải qua hành trình này với mình làm thay đổi thế giới quan, làm cho sự đen tối trở thành sự biết ơn, trở thành một đặc ân cuộc sống trao tặng", VĐV Thanh Vũ chia sẻ về cách cô có thể hoàn thành cuộc thi khắc nghiệt nhất thế giới.
Trước khi tham gia cuộc thi siêu 3 môn phối hợp nói trên, vào năm 2016, Thanh Vũ từng lập kỳ tích khi là người phụ nữ châu Á đầu tiên chạy qua 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, gồm: Sahara, Gobi, Atacama, Nam Cực ở giải chạy siêu bền quốc tế 4 (Deserts Grand Slam) với tổng chiều dài lên đến 1.000km chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11/2016).
Năm 2022, Thanh Vũ trở thành nữ VĐV Việt Nam đầu tiên vô địch cuộc đua 3 môn phối hợp (The Deca Ultratriathlon) sau khi vượt qua quãng đường 2.260km, trong đó cô đã bơi 38km, đạp xe 1.800km và chạy bộ 422km.
" alt=""/>VĐV Thanh Vũ: "Tôi đã khóc rất nhiều trong suốt chặng đua khắc nghiệt"Theo Mirror, 6 con của bà mẹ Quezia Romualdo được sinh bằng phương pháp sinh mổ ở tuần thứ 27 tại bệnh viện. Tất cả các em bé được sinh ra trong vòng vài phút đều khỏe mạnh.
Quezia và chồng Magdiel Costa, 31 tuổi, phát hiện mang thai 6 em bé vào đầu tháng 4. Trước đó, họ đã có một con gái là Eloa, 5 tuổi. Hai vợ chồng đã cải tạo lại ngôi nhà ở Colatina, Brazil để đủ chỗ ở cho đàn con của mình.
Ngày 7/9, Quezia được khâu tử cung và vài tuần sau đó, cô sinh mổ tại một bệnh viện ở Colatina. Tổng cộng có 32 chuyên gia y tế, gồm cả bác sĩ, y tá, nhà vật lý trị liệu, kỹ thuật viên điều dưỡng, bác sĩ gây mê và bác sĩ nhi đã tham gia nhóm đỡ đẻ vào chiều 1/10.
Khoảng 10 phút sau khi ca mổ bắt đầu, các bác sĩ thông báo 6 đứa trẻ đã ra đời và đều khỏe mạnh. Một trong các bác sĩ cho biết, em bé đầu tiên nhỏ tới mức nằm vừa trong lòng bàn tay ông và thở hơi khó khăn.
Các em nhỏ được đặt tên là Theo, Matteu, Lucca, Henry, Eloa và Mayte.
>> Đọc thêm chuyện lạ thế giới trên báo VietNamNet
Sau 3 lần thụ tinh nhân tạo thất bại, một phụ nữ 68 tuổi cùng chồng 77 tuổi cuối cùng đã được thỏa mãn ước nguyện sinh con của chính họ.
" alt=""/>Bà mẹ Brazil sinh 6 con trong 10 phút