Câu chuyện tình của "chồng 30- vợ 60"gây xúc động bởi những minh chứng tình yêu khó tin
Hết lòng lăn lộn vì “con”
Cậu con trai tật nguyền Triệu Tiến Ngân chứng kiến từ đầu câu chuyện của chúng tôi và bà Năm. Nó chỉ cười và thi thoảng nói những câu không ai nghe rõ. Tôi hỏi: “Long có thương em không?”. Nó hồn nhiên trả lời bập bẹ: “Long thương ít thôi, không nhiều đâu”. Bà Năm ngồi ngoài nghe con trai trả lời như thế liền bênh vực Long. Bà hỏi con trai: “Mày muốn người ta thương mày như thế nào nữa? Mày xem anh trai mày, chị gái mày đã bao giờ giúp mày được việc gì chưa? Người ta là người dưng nước lã, người ta bế mày đi tắm, mang cơm cho mày ăn, ăn xong người ra lại dọn cho mày. Mày còn muốn như thế nào nữa?”. Cậu con trai chỉ ngồi cười khi nghe mẹ nói.
![]() |
Long (ngồi ghế) và con trai bà Năm |
Bà Năm bảo: “Thằng Ngân này lì lắm, nó đã từng lấy cục đá rất to ném Long đến chảy cả máu. Nếu là người khác có mà nó chẳng chết với người ta rồi, may mà Long thương tôi nên cũng thương nó, không chấp đâu”. Rồi bà bắt đầu kể lại những ngày đầu tiên Long chính thức về ở với bà, cùng nhau chăm sóc Ngân. Hồi đầu Ngân không đi lại được. Ngân thì nặng, bà thì gầy lại thêm công việc vất vả, đầu tắt mặt tối suốt ngày nên không thể giúp Ngân tập đi. “Từ ngày Long về ở cùng, đi làm thì thôi chứ về nhà, cứ lúc nào rỗi là Long lại dìu nó (Ngân - PV) tập đi. Ban đầu thì đi quanh nhà thôi, nhưng vì hồi ấy chưa làm nhà nên cái sân gồ ghề lắm. Ngân bị ngã triền miên, đau đến mức chán không muốn tập đi nữa. Thương Ngân, Long cõng nó qua con suối cho tập đi trên đường bằng phẳng hơn để nó bớt ngã hoặc có ngã thì cũng không đau như khi tập trên sườn núi”, bà Năm chia sẻ. Nghe mẹ kể chuyện, Ngân chỉ ngồi lắng nghe, thi thoảng lại cúi đầu xuống, cười rất hiền như thể biết lỗi của mình vậy.
Bà Năm bảo, Long cho Ngân tập đi được hơn một năm thì nó tự chống gậy đi được. Bây giờ Ngân có thể dùng gậy tự đi qua suối được rồi.
Từ ngày biết đi, Ngân la cà khắp thôn xóm. Nhiều hôm đến tối muộn chưa thấy Ngân về nhà, Long lại phải đi tìm. Mà tìm thấy thì Ngân cũng có chịu về ngay đâu, lại phải mắng mỏ, quát tháo một hồi nó mới chịu đứng dậy. Mà Ngân thì cục tính, rất nhiều lần đánh Long chỉ vì bị Long gọi về.
Kể đến đây, bà Năm quay sang nhắc Ngân: “Đến nhà ai chơi phải biết giờ về cho họ đi ngủ. Long đi làm tối ngày mệt mỏi, đến khi muốn ngủ thì lại phải đi khắp thôn tìm mày. Thế mà mày còn đánh người ta. Mày xem đã ai tốt với mày như Long chưa?” – bà Năm nhắc lại câu nói lúc trước. Ngân chỉ mỉm cười, lái đề tài sang chuyện khác: “Nhưng Long cũng thương mẹ ít thôi, có thương nhiều đâu”.
Tôi ngạc nhiên: “Thương ít là thế nào?”. Ngân trả lời: “Thi thoảng vẫn mắng mẹ em. Mà mẹ em thì thương Long nhiều lắm”. Tôi càng ngạc nhiên hơn. Một người tật nguyền như Ngân sao lại để ý được nhiều chuyện thế, trong khi Long và bà Năm sống ở ngôi nhà bên kia suối. Ngân kể: “Mẹ thương Long lắm! Mỗi lần Long đi rừng về đau chân hay ghẻ lở là mẹ lại tự lên rừng tìm lá về tắm cho Long. Có ngày chiều muộn Long về, chân bị sưng tấy, mẹ bỏ cả bữa cơm, vội vàng vào rừng tìm cây thuốc về bó cho Long”. Ban đầu, nghe con trai kể chuyện thì bà Năm im lặng, sau rồi bà mới thanh minh: “Thế tao không lo cho Long thì ai lo cho Long nữa. Người ta thương mày thế, tao cũng phải thương người ta chứ”.
Hết chuyện tập đi cho Ngân lại đến chuyện Long trèo đèo, vượt suối vào xã, lên huyện để lo chính sách cho con trai của vợ. Bà Năm kể, có ngày không biết Long đi bao nhiêu cây số để đi làm chế độ cho đứa con của bà. Hết đưa Ngân đi khám sức khỏe lại đi tìm hiểu chế độ. Mà đâu chỉ đi một lần, nguyên khám sức khỏe cũng phải đi lại vài lần, lúc thì thiếu chỉ số này, khi thì thiếu kết luận kia. Mà đường đi thì khó khăn lắm. Lo xong mọi thủ tục, Long lại là người trực tiếp đi lấy 300.000 đồng/tháng tiền chế độ cho Ngân. Bà Năm bảo: “Nhiều khi 2 đứa đánh nhau, Long giận không đi lấy nữa đấy. Khi nào Long hết giận lại sẽ đi. Mà cán bộ xã cũng chỉ cho Long nhận tiền hộ Ngân thôi, anh chị ruột của nó đến nhận cũng không được mà”.
Kỳ công làm nhà cho “vợ”
Ông Bàn Văn Đường cho biết: “Trước đây con đường đất chính dẫn vào thôn gập ghềnh, khúc khuỷu, một bên là vực, một bên là rừng, qua 2 con suối mà không có cây cầu nào. Nếu trời nắng thì còn có thể đi lại được, nếu vào ngày mưa thì thôn gần như bị cô lập hoàn toàn”. Rồi ông chia sẻ: “Công nhận chú Long tốt thật đấy, không những lo cho con trai riêng của vợ mà còn góp công, góp của xây được ngôi nhà khang trang cho người vợ không hôn thú của mình. Hiếm có chàng trai nào làm được như vậy lắm”.
![]() |
Bà Năm |
Chỉ vào ngôi nhà khang trang mọc sừng sững bên núi, bà Năm bảo: “Để làm được ngôi nhà này, Long là người vất vả nhất. Chúng tôi lấy tiền dành dụm được sau 8 năm cùng nhau làm ăn và bán bớt một phần diện tích keo mới đủ tiền làm đấy. Nhưng nếu Long không nhận công việc trực tiếp đi rừng lấy bạch đàn về dựng nhà thì chắc tôi không đủ dũng cảm để quyết định xây nhà đâu vì con cái không góp được với tôi một đồng nào. Đã thế khi xây nhà xong, có đứa còn bảo tôi có nhiều tiền thì chia cho con cái đi, để đấy chết có mang theo được đâu. Tôi buồn nhiều lắm, may mà có Long chia sẻ cùng”.
Ông Bàn Văn Đường cũng đồng tình: “Thôn xóm vẫn nói, nếu không có chú Long đến ở cùng thì gia đình bà Năm sao được như ngày hôm nay”. Đang nói đến chuyện Long lo lắng cùng bà Năm gánh vác việc nhà, ông Đường đột ngột quay qua bảo với bà Năm (2 người là anh em con chú, con bác): “Cô làm thế nào thì làm, đừng để chú Long thiệt thòi quá, nhỡ sau này cô có xảy ra chuyện gì thì chú ấy tính sao. Hay là sinh cho chú ấy một đứa con đi” – ông Đường dè dặt hỏi. Bà Năm chỉ im lặng, tay mân mê vạt áo như đang suy nghĩ điều gì đó.
Tôi ngồi nghe và hiểu ý của ông Đường. Hai người không phải là vợ chồng hợp pháp, nhà xây thì bà Năm đứng tên. Nếu xảy ra chuyện gì thì Long trắng tay. Hỏi bà Năm về ý định của Long khi quyết tâm xây nhà cho bà, bà Năm cho biết: “Thì chúng tôi cũng bàn bạc nhiều chứ. Tôi xác định ở lại đây, sống tuổi già ở đây. Nếu không làm nhà, sau này nhỡ xảy ra chuyện gì thì tôi biết ở đâu? Long ở lại đây thì cứ ở, có ai đuổi Long đi đâu”. Có lẽ bà Năm không hiểu ý của tôi. Tôi diễn giải lại suy nghĩ của mình lần nữa. Như đã hiểu, bà Năm bảo: “Sao tôi để Long thiệt được. Long đã làm cho mẹ con tôi không biết bao nhiêu việc, đã cưu mang, giúp đỡ gia đình tôi suốt 10 năm qua. Tôi cảm ơn Long nhiều lắm. Tôi đang nhờ người vào đo để làm sổ đỏ cái quán trước nhà cho Long. Đất ấy, nhà ấy sẽ toàn quyền Long quyết định. Nếu sau này Long lấy vợ thì ở đấy, hoặc đi đâu là do Long tự quyết”. Tôi trố mắt ngạc nhiên: “Cô cho Long đi lấy vợ ư”. Đến lượt bà Năm tròn mắt: “Sao không? Tôi giục suốt ấy chứ nhưng Long chưa ưng đám nào”.
Theo Giadinh.net
" alt=""/>Minh chứng tình yêu kỳ lạ của 'chồng 30![]() |
Phút đầm ấm của vợ chồng NSND Thế Anh - NS Thu Hằng. |
Đẹp trai, tài hoa - NSND Thế Anh từng khiến không ít khán giả nữ say mê, cả trên màn ảnh lẫn ngoài đời. “Gặp phụ nữ đẹp, người ta lại mê mình nữa, ai mà không động lòng, tôi cũng thế thôi. Nhưng tôi luôn xác định, mình được sinh trong một gia đình gia giáo, phải cố gắng sống chuẩn mực, tốt cho bản thân và còn làm gương cho các con. Ông nào làm bố mà đánh mất niềm tự hào trong mắt con cái, là toi rồi” - ông cười, răng khểnh vẫn duyên, mặt vẫn rạng ngời dù đã ở tuổi 76.
“Làm vợ Thế Anh không sướng đâu”
Vợ ông, nghệ sĩ Thu Hằng bưng ấm trà, nở nụ cười hiền chào khách. Thế hệ trẻ ít biết, nghệ sĩ Thu Hằng từng là diễn viên kịch tài năng của VN, một trong hai nghệ sĩ VN đoạt huy chương vàng tại một liên hoan kịch ở Liên Xô (cũ). Xinh đẹp, tài năng và đang là nhân vật “vedette” ở Nhà hát kịch trung ương, nhưng bà quyết định lui về làm hậu phương cho chồng, sau khi kết hôn (năm 1968) không lâu. Từ một “bông hoa” lung linh trên sân khấu, bà quay lại với vai trò người vợ đảm trong thời đất nước khó khăn. Ông lại là nghệ sĩ gần như tôn thờ nghệ thuật, nhiều khi đến mức cực đoan. Ông chỉ nhận những vai ông thấy có thể phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân, chứ không quan tâm đến tiền bạc. Ông “đi mây về gió”, không năng động trong việc làm thêm cái này cái kia để đỡ đần kinh tế cho vợ. Một tay bà thu vén tất cả.
Bà kể tủi: “Tôi cũng phải biết ý để bảo vệ hình ảnh cho chồng. Từ những phim khởi đầu sự nghiệp của ông ấy như Nổi gió (năm 1966), Thế Anh đã rất nổi tiếng. Tôi chẳng dám để một tài tử điện ảnh lo chuyện bếp núc. Xe đạp ông ấy xịt lốp, tôi cũng phải đi vá, để ông ấy vác xe đi, người ngoài phố thấy hình ảnh đó thì không được”. Chi tiết nhỏ nhưng cho thấy bà Thu Hằng đã vất vả thế nào khi làm vợ “người của công chúng”.
Bà kể tiếp một kỷ niệm vui: “Thời hai vợ chồng còn công tác ở Nhà hát kịch Trung ương, có một cô gái trẻ mê ông Thế Anh. Cô ấy đề nghị thẳng “Chị nhường Thế Anh cho em được không?”. Tôi bình tĩnh bảo: Được, nhưng chị nói trước với em, làm vợ Thế Anh thì phải cơm nước thế này, thuốc thang thế kia, tính khí ông ấy thế nọ. Kể một lúc, cô gái kia “chạy mất dép”. Chuyện này không ít đồng nghiệp với chúng tôi thời đó biết. Mỗi lần kể lại, ai cũng buồn cười. Làm vợ Thế Anh không sướng đâu”.
Nghe vợ kể chuyện, Thế Anh cười vang, kể thêm, một lần ông đi công tác ở miền Tây Nam bộ, có đôi vợ chồng trẻ cứ nằng nặc mời cho bằng được ông về nhà họ ăn tối rồi nghỉ qua đêm. “Nể quá, tôi cũng về. Nhưng tôi chợt nhận ra có dấu hiệu bất ổn. Khi anh chồng vắng nhà, cô vợ xinh xắn bày biện cơm nước, ăn mặc khá gợi cảm, cứ đi qua đi lại, buông lời bông đùa như tỏ ý khiêu khích. Tôi quyết định từ biệt đi ngay”. Ông lại hài hước: “Không đi sớm là toi rồi. Ai mà biết được con quỷ trong con người mình trỗi dậy lúc nào”.
Đầy đặn một chữ tình
Năm 1986, gia đình NSND Thế Anh vào TP.HCM. Nhà nội khá giả nên cho ông tiền mua được căn nhà ở quận 10. Ông vẫn tiếp tục hết lòng vì nghệ thuật, chẳng màng đến tiền bạc. Ông bảo: “Tôi cứ sợ vợ nói nhà hết gạo, bắt tôi phải đi tấu hài để kiếm tiền thì nguy. May là bà nhà tôi giỏi, lo được hết”.
Để chồng không phải bận tâm đến chuyện “nhà còn gạo hay hết gạo”, bà đi dạy múa, dạy trang điểm. Có những quãng thời gian, hai con trai đến tuổi ăn tuổi học, bà phải làm ngày làm đêm. Đến nay, hai người con trai của ông bà đã thành đạt, một người học cao, đỗ đạt, đang làm việc ở Pháp, một người làm việc trong ngành hàng không VN.
Sau gần 50 năm chung sống, hạnh phúc của bà là lặng lẽ đón nhận những thành công của chồng. Phòng khách nhà ông được trưng bày kín hình ảnh của các bộ phim mà ông tham gia, khiến người lần đầu đến dễ... ngợp. Tranh thủ lúc ông ra sau lấy nước châm trà, bà “nói xấu” chồng: “Ông ấy cũng gia trưởng lắm, chiều ông ấy mà phát mệt. Được cái bây giờ ông ấy ít đóng phim, có thời gian ở nhà phụ vợ”. Dạo này đôi chân ông hơi yếu, đi tập tễnh. Ông cười xuề xòa: “Lớn tuổi rồi, như chiếc xe cũ, bữa thì xịt lốp, bữa thì xì nhớt ấy mà. Tôi cũng không ngại mấy việc linh tinh ở nhà, đôi khi tôi như “dao pha”, gặp gì làm nấy, từ rửa bát đến lau nhà, chẳng nề hà gì. Vợ vất vả cả đời rồi, giờ mình muốn đỡ đần vợ đôi chút lại không còn nhiều sức”.
Tuổi 70, bà Thu Hằng hoạt bát, tháo vát. Ngoài việc chăm chồng, bà vẫn sắp xếp thời gian đi dạy khiêu vũ ngoài công viên mỗi ngày. Hỏi bà có tiếc vì đã hy sinh một đời nghệ thuật vì chồng con, bà nhẹ nhõm: “Chẳng tiếc. Nếu tôi theo nghệ thuật thì khó giữ gia đình, khó chăm con. Tất nhiên, tôi cũng buồn vì tôi vốn có máu nghệ sĩ nhưng vì hạnh phúc gia đình, phải đánh đổi thôi”.
Ông “tổng kết” vui: “Nghề diễn viên ấy mà, nhạy cảm lắm. Tính ra tôi đã ôm người đẹp từ Bắc chí Nam cả ba thế hệ trên… phim rồi ấy chứ, nhưng chữ tình nặng lắm, nó là cái phanh giúp tôi giữ được mình. Ai bảo đào hoa thì không giữ được mình nào? Cái chính là anh có quyết tâm giữ hay không thôi”.
Câu nói hơi “quá đà” của ông khiến bà thoáng "bối rối", lấy cớ đi nấu cơm để bỏ ra sau. Ông lại cười: “Bà nhà tôi thế đấy, biết cách xuất hiện và biết cách rút lui để giữ hình ảnh đẹp cho chồng. Xưa nay vẫn vậy, không yêu sao được?”.
Trò chuyện với ông, có lẽ nhiều người sẽ thấy NSND Thế Anh không chỉ là bậc thầy về chuyên môn cho các thế hệ diễn viên đàn em, đàn cháu, mà còn là bậc thầy về việc giữ hạnh phúc gia đình cho nhiều người học hỏi, trong đó có... tôi!
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Ai bảo đào hoa thì không thể giữ mình?