Thời gian gần đây, cộng đồng giáo viên rất xôn xao và lo lắng về chuyện bổ nhiệm, xếp hạng, xếp lương nếu chiếu theo những thông tư mới được Bộ GD-ĐT ban hành.
Tôi nghĩ phía Bộ GD-ĐT cần có một công văn hướng dẫn cụ thể hoặc giao các Sở GD-ĐT hướng dẫn thật chi tiết để tránh dẫn đến các tình trạng sau:
Thứ nhất, giáo viên đỡ hoang mang. Việc này cũng giúp thủ trưởng các đơn vị, trường học phải có trách nhiệm giải thích được cho giáo viên đó là việc đương nhiên phải làm theo Luật Viên chức.
Tuy nhiên, cần giải thích được rõ khi nào thì giáo viên cần học và học như thế nào. Còn nếu không làm rõ, thì không chỉ giáo viên mà hiện nay kể cả các cán bộ quản lý, thủ trưởng cơ quan, cán bộ sở, phòng đôi khi cũng chưa nắm được hết tinh thần, thông quan điểm. Như vậy rất khó để có thể thuyết phục được đội ngũ nhà giáo đồng thuận.
Thứ hai, để tránh giáo viên mất tiền oan.
Dù sao thì giáo viên là nhóm yếu thế nên hay lo lắng. Lợi dụng việc này, các trung tâm, đơn vị không biết hợp pháp hay chưa, đã nhảy vào mời chào, lôi kéo giáo viên. Điều này có thể dẫn đến việc giáo viên vì lo lắng quá mà đăng ký học và tạo điều kiện cho những trung tâm không hợp pháp trục lợi, tốn kém tiền của nhưng không chắc có kết quả.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thứ ba, Bộ GD-ĐT cần có chỉ đạo các Sở, phòng, thậm chí các trường phải phân loại ra để hướng dẫn từng nhóm đối tượng giáo viên cụ thể về tính cần thiết với các chứng chỉ này.
Như giáo viên có chứng chỉ cao nhất có thay thế được cho các chứng chỉ các hạng thấp hơn được hay không? Có chứng chỉ hạng 1 có phải học chứng chỉ hạng 3 không, hay cứ bắt buộc phải đi học cả 3 loại chứng chỉ.
Ngoài ra cũng cần có lộ trình sau bao lâu không đủ các chứng chỉ đó mới bị tụt hạng.
Rồi với những trường hợp còn vài năm nữa sẽ nghỉ hưu, khi đang ở hạng này rồi, có cần thiết bổ sung thêm chứng chỉ hay không. Hay nếu trong trường hợp không cần học cũng được thì cần nói rõ, tránh ra thông báo đại trà, khiến người không biết vẫn đăng ký và mất tiền oan.
Thứ tưlà việc quản lý chất lượng đào tạo lỏng lẻo. Cần phải làm sao để khi tổ chức các lớp học chứng chỉ vừa đảm bảo hài hòa vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ, hiểu biết cho nhà giáo nhưng phải tổ chức được các lớp học một cách chất lượng. Còn nếu như ra thông tư yêu cầu, nhưng không quản lý được chất lượng khóa học sẽ dẫn đến "nếp quen xấu" cho những đợt tập huấn chuyên đề khác và rất khó làm việc.
Tôi mong Bộ GD-ĐT sớm có hướng giải đáp việc này. Bởi ngay như ở trường tôi, qua nắm bắt, hiện đã có rất nhiều đơn vị tìm cách liên hệ, “tiếp thị” giáo viên chuyện đi học, khiến giáo viên rất hoang mang.
Hồ Tuấn Anh
(Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An)
Ý kiến, góc nhìn của bạn đọc về việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên, cũng như các vấn đề của giáo dục, xin vui lòng gửi cho chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn.
Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) vừa giải đáp cụ thể những câu hỏi băn khoăn của nhiều giáo viên liên quan đến việc bổ nhiệm, xếp hạng giáo viên theo các thông tư mới ban hành.
" alt=""/>Bốn kiến nghị về bổ nhiệm, thăng hạng giáo viênTại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Qatar Mohammed bin Ali Al Mannai, hai bên đã thảo luận về các chiến lược phát triển và định hướng thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
Hai bộ trưởng đã thống nhất sẽ ưu tiên triển khai hợp tác về đầu tư phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước cùng đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng viễn thông ở các nước, hợp tác phát triển các dự án chuyển đổi số ở cả Việt Nam, Qatar và từ Qatar mở rộng ra các nước khu vực Trung Đông.
Trước đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã phát biểu kết luận tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE).
Diễn đàn có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam và đại diện Chính phủ UAE, các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực của hai nước.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao sự chủ động và sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận, xúc tiến đầu tư và mở rộng thị trường tại Trung Đông.
Cùng với sự phát triển của quan hệ chính trị và ngoại giao giữa hai nước, các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số, đang có nhiều cơ hội để khai thác thị trường đầy tiềm năng này.
Trong chương trình làm việc tại UAE, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với CEO và các lãnh đạo Tập đoàn Sirius của UAE. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng cùng tham gia buổi làm việc.
Với tiềm lực tài chính và khả năng huy động các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới, Sirius đang đẩy mạnh các dự án chuyển đổi số, đặc biệt trong các lĩnh vực về tài chính, tái cơ cấu và tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng hạ tầng trung tâm dữ liệu trên toàn cầu.
Hai bên đã trao đổi về các ưu tiên hợp tác, thảo luận khả năng triển khai một số dự án cụ thể để cùng tập trung thúc đẩy trong thời gian tới.
Cùng với thành công trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ tại 3 nước Trung Đông, các buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đặt nền móng cho việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp tại khu vực này.
Qua đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam tiến vào thị trường đầy tiềm năng này, góp phần đưa quan hệ hợp tác về thông tin và truyền thông của Việt Nam với Trung Đông ngày càng thiết thực, hiệu quả.