Kiên định với tăng trưởng xanhQuảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp, đưa du lịch ngày càng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực tăng trưởng. Trong đó, thành phố Hạ Long sẽ hướng tới là thành phố du lịch biển, văn minh, thân thiện, một trung tâm dịch vụ đẳng cấp quốc tế.
Cụ thể, TP Hạ Long phát triển theo mô hình đa cực, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, mở rộng không gian ra các khu vực lân cận của huyện Hoành Bồ, TX Quảng Yên và TP Cẩm Phả, với 4 vùng phát triển: phía bắc là vùng phát triển đô thị sinh thái, dịch vụ hỗ trợ TP Hạ Long; phía đông Vùng trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa của thành phố; phía tây và nam: Vùng phát triển với chức năng đô thị du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển; phía tây: Vùng mở rộng với chức năng đô thị sinh thái, biển đảo, vùng bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái tự nhiên và các trung tâm du lịch - dịch vụ quốc tế, trung tâm giáo dục, thể dục, thể thao cấp vùng.
Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng có nghị quyết về việc ngành than sẽ chấm dứt khai thác lộ thiên trên địa bàn TP Hạ Long trong năm 2019, tập trung cho phát triển du lịch.
Trên thực tế, nhiều năm qua, hoạt động khai thác than tác động không nhỏ tới cảnh quan, môi trường của TP Hạ Long và Di sản vịnh thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Quảng Ninh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi phát triển từ "nâu" sang "xanh", nhấn mạnh đặc biệt đến yếu tố môi trường.
UBND tỉnh Quảng Ninh xác định, việc đóng cửa các mỏ than lộ thiên là phù hợp với định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, xây dựng Hạ Long thành thành phố du lịch biển, trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế.
Tỉnh Quảng Ninh xác định rõ, trong số 9 dự án khai thác than lộ thiên trên địa bàn TP Hạ Long thì đến hết năm 2019 sẽ kết thúc 4 dự án ở 3 mỏ Hà Tu, Núi Béo, Hà Lầm; từ năm 2020 đến 2025 kết thúc 5 dự án khai thác lộ thiên còn lại.
 |
|
Phát triển du lịch gắn bảo tồn tự nhiên
Với đích nhắm trở thành trung tâm du lịch biển đẳng cấp quốc tế, Quảng Ninh và cụ thể TP Hạ Long xác định phát triển du lịch, dịch vụ gắn liền việc bảo tồn tự nhiên.
Việc thực hiện đúng lộ trình kết thúc khai thác đối với các dự án khai thác than lộ thiên trên địa bàn TP Hạ Long là phù hợp với sự tăng trưởng, góp phần bảo vệ môi trường bền vững của thành phố di sản này.
Bên cạnh dừng hoạt động khai thác than trên địa bàn TP.Hạ Long, Quảng Ninh còn định hướng tăng cường quản lý nhà nước từ khâu cấp phép, hậu kiểm các dự án lớn về hạ tầng du lịch; đẩy nhanh tiến độ các dự án bằng các nguồn vốn đầu tư công về xử lý nước thải đô thị; vận hành liên tục các trạm quan trắc; tăng cường hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) tổ chức Hội thảo Tổng kết Dự án Thúc đẩy tăng trưởng xanh khu vực Vịnh Hạ Long.
Dự án thúc đẩy tăng trưởng xanh khu vực Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2 triển khai từ tháng 11/2016 do UBND tỉnh Quảng Ninh và JICA phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh thông qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang xanh. Đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng xanh khu vực Vịnh Hạ Long thông qua thực hiện các chính sách môi trường bền vững trong các ngành trọng điểm và thực hiện chính sách phát triển ngành Du lịch.
Qua 3 năm triển khai giai đoạn 2, dự án đã đạt được một số kết quả, tạo được các thể chế hóa cơ chế để thúc đẩy tăng trưởng xanh. Đặc biệt, du lịch Hạ Long đã hoàn thành chức năng của cơ quan tiếp thị điểm đến kèm theo và được thể chế hóa cho Trung tâm xúc tiến du lịch; khởi động và vượt xa du lịch truyền thống đối với du lịch sinh thái (Quan Lạn); hệ thống dán nhãn được thể chế hóa cho tàu du lịch. Đồng thời, hoàn thành Sách trắng tăng trưởng xanh…
Với những chính sách phát triển bền vững cùng sự đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, TP Hạ Long không còn là điểm “nghỉ mát” mà trở thành “điểm đến 4 mùa”, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bằng những sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú.
K. Anh
" alt=""/>Hạ Long chuyển từ ‘nâu’ sang ‘xanh’, nâng chất dịch vụ du lịch
300.000 trẻ mầm non, lớp 1 TP.HCM uống sữa học đường VinamikChiều 31/10 tại Trung tâm Báo chí TP.HCM đã diễn ra buổi họp báo công bố triển khai chương trình Sữa học đường trên địa bàn Thành phố, với chủ đề “Chung tay vì một Việt Nam vươn cao”.
Thông tin tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Từ Lương cho biết: Từ ngày 1/11 này, hơn 300.000 trẻ em mầm non và HS khối lớp 1 trên địa bàn 10 quận, huyện (Quận 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh) sẽ được uống sữa học đường (dung tích 180ml/ lần/ ngày, với 5 lần/ tuần). Đơn vị được lựa chọn cung cấp sữa cho chương trình là Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
 |
Họp báo công bố triển khai chương trình "Sữa học đường" trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh với chủ đề “Chung tay vì một Việt Nam vươn cao” |
Ông Từ Lương cho biết mục tiêu của chương trình Sữa học đường là góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học (lớp 1) thông qua hoạt động cho uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Thành phố, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
Ông cho biết thêm, chương trình Sữa học đường trên địa bàn TP.HCM thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Trong đó nhà nước hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ 20%, phụ huynh chỉ phải đóng 50% chi phí. Riêng đối với các em có điều kiện khó khăn, TP và Vinamilk sẽ hỗ trợ uống sữa miễn phí hoàn toàn. Chương trình này không bắt buộc, đối với các bậc phụ huynh nếu không muốn cho con uống sữa học đường thì có thể không đăng ký.
 |
Thành viên Ban chỉ đạo chương trình sữa học đường cùng tham dự việc triển khai thực hiện trong ngày đầu tiên tại điểm trường Đoàn Thị Điểm, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh |
Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng Vinamilk Nguyễn Quang Thái cho biết Vinamik là là một thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Vimamik tham gia chương trình với mục đích chung tay vì một Việt Nam vươn cao, không chỉ giúp các em có sức khỏe mà còn hướng đến việc nâng cao trí lực cho các em.
“Sữa học đường Vinamik cung cấp sẽ có 2 loại gồm sữa tươi có đường và sữa tươi nguyên chất không có đường. Tất cả các sản phẩm này có thể cho trẻ sử dụng từ 1 tuổi trở lên”- ông Thái cho biết.
 |
Ngày 1/11/2019, thành phố Hồ Chí Minh triển khai đồng loạt việc uống sữa học đường cho học sinh mẫu giáo và học sinh tiểu học lớp 1 trên địa bàn 10 quận, huyện. |
Thí điểm 2 tháng tại TP.HCM
Tại buổi họp báo, bà Bùi Thị Diễm Thu- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, cho biết trước khi thực hiện chương trình này đã tổ chức khảo sát ý kiến của phụ huynh.
Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cũng đã phối hợp với đơn vị cung cấp sữa là Vinamilk tổ chức lớp tập huấn cho gần 8000 hiệu trưởng các trường, cán bộ y tế trường, giáo viên và đại diện phụ huynh học sinh...
 |
Các học sinh cùng gấp vỏ hộp sữa gọn gàng sau khi uống sữa học đường. |
Tiêu chí lựa chọn địa bàn tham gia chương trình, bà Thu cho biết Sở ưu tiên các quận/huyện ngoại thành, những địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp - khu chế xuất.
Ông Nguyên Hữu Hưng- Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết việc thí điểm sẽ thực hiện tại 10 quận, huyện trong thời gian 2 tháng cuối của học kỳ 1 2019-2020.
 |
Chương trình sữa học đường TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức tập huấn cho gần 2.000 trường học với hơn 8.000 đại biểu là đại diện thành viên ban giám hiệu các trường, giáo viên, cán bộ y tế, kế toán, giáo viên và đại diện cha mẹ học sinh nhằm cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết đảm bảo việc triển khai chương trình sữa học đường an toàn và hiệu quả. |
Sau thời gian thí điểm, Ban chỉ đạo Sữa học đường Thành phố sẽ ngưng để tổng kết, đánh giá lại đề án và xem những mặt được và chưa được. Từ đó sẽ có báo cáo rút kinh nghiệm, tham mưu UBND trình và xin HĐND để có hướng tiếp theo mở rộng chương trình hay không.
“Cá nhân tôi thì tất cả các khâu mà chúng ta chuẩn bị từ trước đến giờ sẽ đảm bảo. Nếu như, TP tiếp tục thực hiện đề án thì sẽ làm ngay chứ không để gián đoạn lâu”- ông Hưng khẳng định.
 |
Ông Nguyễn Quang Thái - Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng Vinamilk chia sẻ và giải đáp những băn khoăn của đại biểu về chương trình sữa học đường tại tập huấn sữa học đường. |
Về vấn đề kiểm soát chất lượng sữa cung cấp cho Đề án, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP cho biết ngay khi biết thông tin Vinamilk trúng thầu đề án thì đơn vị đã phối hợp với Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Trung tâm đấu giá Sở Tư pháp để tiến hành kiểm tra, kiểm định an toàn thực phẩm tại nhà máy sản xuất sữa học đường cho các em.
Bên cạnh việc kiểm tra điều kiện sản xuất, lưu kho, vận chuyển, phân phối thì lực lượng chức năng cũng lấy các mẫu hàng trong 2,5 triệu hộp để đưa đi kiểm định chất lượng và các kết quả đều đạt tiêu chuẩn theo quy định.
 |
Sản phẩm sữa cung cấp cho chương trình sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu, hoàn toàn đảm bảo chất lượng và đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu |
Được biết, hiện nay trên thế giới có 60 quốc gia triển khai chương trình Sữa học đường. Tại Việt Nam, chương trình này cũng đang được triển khai tại 17 tỉnh, thành như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Thuận… thu được những kết quả đáng khích lệ trong việc cải thiện thể chất, điều kiện dinh dưỡng của trẻ em và nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của chính quyền địa phương, nhà trường và đông đảo phụ huynh.
Thảo Nguyên
" alt=""/>TP.HCM chính thức triển khai chương trình Sữa học đường