Theo báo RT, nghi phạm 19 tuổi, dường như bị tật ở tay và bị câm đã trao cho nhân viên thu ngân một tờ giấy chỉ dẫn người này phải giữ bình tĩnh và đưa tiền cho anh ta. Tuy nhiên, nhân viên thu ngân chỉ coi đây là trò đùa và phớt lờ tên tội phạm khuyết tật.
Phẫn nộ, nghi phạm đã dùng chân giơ súng lên uy hiếp nạn nhân. Tuy nhiên, âm mưu của hắn không thành công. Cảnh sát đã nhanh chóng được gọi đến hiện trường để bắt giữ nghi phạm.
Lực lượng chức năng phát hiện, ngoài khẩu súng đồ chơi, người đàn ông khuyết tật còn cất giấu một con dao làm bếp cỡ lớn trong xe lăn. Sau khi thẩm vấn và hoàn tất hồ sơ điều tra, cảnh sát đã cho nghi phạm tại ngoại vì nhận định anh ta không có cơ hội bỏ trốn. Anh ta hiện bị truy tố vì tội âm mưu cướp của.
Tuấn Anh
" alt=""/>Kỳ quặc vụ cướp ngồi xe lăn, dùng chân giơ súng uy hiếp nạn nhânMột nữ sinh ở New Jersey (Mỹ) đã kiện chính bố mẹ mình vì đã ném cô ra khỏi nhà từ năm 18 tuổi và không chi trả học phí trung học và cao đẳng cho cô.
Rachel Canning đã đệ đơn kiện lên tòa án, yêu cầu bố mẹ phải trả học phí những năm học trung học, chi phí sinh hoạt cũng như chi phí đi lại. Đồng thời, cô cũng muốn bố mẹ sử dụng số tiền từ quỹ dành cho học đại học hiện tại để trả ít nhất một phần học phí đại học của cô. Thậm chí, cô gái này còn đề nghị được thanh toán những hóa đơn hợp pháp khác.
Nhưng cuối cùng Canning phải từ bỏ vụ kiện sau khi thẩm phán từ chối đề nghị được trả sinh hoạt phí. Tuy nhiên, kết thúc có hậu khi Canning nhận được học bổng trị giá 56.000 USD từ ĐH Western New England.
Mục sư ăn trộm của Nhà thờ
![]() |
Một mục sư ở Colorado Springs, Colorado đã bị kết án 4 năm tù vì sử dụng tiền của Nhà thờ để trả tiền học phí đại học cho 2 con. Tổng số tiền biển thủ lên tới 99.000 USD.
Lần đầu tiên bị cáo buộc, ông đã bị trừng phạt bởi Nhà thờ Episcopal. Sau đó, ông Donald Armstrong thành lập nhà thờ của riêng mình. Nhiều thành viên của cộng đoàn cũ bây giờ lại tham gia nhà thờ đó và có vẻ không cảm thấy phiền lòng vì những việc làm sai trái trước kia của ông.
Ngủ trong thư viện để tiết kiệm tiền
![]() |
Năm 2004, một sinh viên năm thứ 2 ĐH New York đã ngủ 8 tháng trong tầng hầm thư viện vì không có tiền thuê ký túc xá. Steve Stanzak, lúc đó 20 tuổi, cho biết cậu bắt đầu dành 6 tiếng một đêm ở tầng hầm phụ của thư viện Bobst khi cậu không thể trả số tiền đặt cọc 1.000 USD.
Steve ngủ trên 4 chiếc ghế và chỉ mang theo một số vật dụng quan trọng trong ba lô: máy tính cá nhân, sách và một ít quần áo. Các vật dụng vệ sinh và quần áo khác được cậu giữ trong tủ đồ riêng.
Lãnh đạo trường chỉ biết chuyện sau khi Steve chia sẻ kinh nghiệm của mình trên một tạp chí. Thay vì đuổi cậu ra khỏi đó, nhà trường đã sắp xếp cho cậu một phòng ký túc xá miễn phí.
Ăn để trả học phí
![]() |
Sinh viên chuyên ngành kỹ thuật máy tính Eric Dahl hiện đang xếp thứ 3 thế giới về khả năng ăn uống trong tất cả các cuộc thi ăn uống chuyên nghiệp, mặc dù anh cũng từng một lần xếp vị trí đứng đầu. Dahl đã kiếm được hơn 18.000 USD nhờ thắng các giải về ăn uống và sử dụng tiền này để trả học phí.
Quyên góp qua mạng xã hội
![]() |
Corey Arvinger – sinh viên ĐH Howard từng nợ nhà trường 14.000 USD khi đang dang dở kỳ học thứ 4 vào năm 2012. Vì thế, cậu quyết định quyên góp tiền trực tuyến. Ý tưởng nảy ra khi Arvinger đang đăng nhập vào các tài khoản mạng xã hội của mình và tìm cách sử dụng nó để quay lại trường đại học.
Cậu nhận thấy mình có hàng nghìn bạn bè và người theo dõi trên Facebook và Twitter. Và cậu chợt nghĩ rằng nếu mình có thể quyên góp 4 USD từ 4.000 người thì cậu có thể quay lại trường.
Với sự giúp đỡ của bạn bè và mọi người, Arvinger đã tạo trang web 4for14000.com để chia sẻ câu chuyện của mình và kêu gọi sự giúp đỡ từ mọi người. Những tờ báo lớn của Mỹ cũng đăng tải câu chuyện và cuối cùng Arvinger cũng đạt được mục đích.
Cướp ngân hàng
![]() |
Năm 2007, 2 sinh viên tới từ Ohio đã bị kết án 20 năm tù vì tội dùng sung cướp ngân hàng. Khi bị bắt, họ cho biết đang cần tiền để trả học phí.
Hai kẻ liều lĩnh này là Christopher Avery, 22 tuổi, sinh viên ĐH Cincinnati và Andrew Butler, 20 tuổi, sinh viên ĐH Toledo. Mẹ của Butler cho biết con trai bà là một trong 2 sinh viên da đen của trường trung học công nghệ thông tin Taft (Ohio) nhận được học bổng 20.000 USD được trao trong 4 năm. Tuy nhiên, học phí của ĐH Toledo quá cao mặc dù đã có học bổng.
Tuy nhiên, thẩm phán đã tỏ ra rất lạnh lùng khi nói rằng: “Bạn không cần tới 130.000 USD để học ĐH Toledo”.
Nhảy để quyên tiền
![]() |
Trong suốt 3 năm, Jason Hopkins đã cố thủ ở con phố Michigan Avenue, nhảy disco với tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài cát-xét và một tấm biển kêu gọi quyên góp tiền để cậu trả các chi phí khi đang theo học ngành hoạt hình ở Viện Nghệ thuật.
Làm ‘chuột thí nghiệm’
![]() |
Sinh viên được biết đến là đối tượng có những cách kiếm tiền rất sáng tạo, nhưng cũng rất ít người có thể cạnh tranh được với nữ sinh Allison Yochim của ĐH Boston – người từng kiếm tiền bằng cách theo dõi những hình ảnh rùa biển đánh nhau và “làm tình”.
Yochim – người tự miêu tả mình là một ‘con chuột bạch’ – cho biết cô đã kiếm được hơn 3.000 USD bằng cách tham gia hơn 30 nghiên cứu y học ở các bệnh viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới của Boston.
Bán trinh tiết trả học phí
![]() |
Tháng 3 năm 2014, một sinh viên y khoa giấu mặt tự xưng tên là Elizabeth Raine đã gây xôn xao khi rao bán trinh tiết của mình cho người trả giá cao nhất.
Trên blog, cô gái người Mỹ 27 tuổi này đã trả lời những câu hỏi về trinh tiết. Cô giải thích rằng cô coi thỏa thuận này là một giao dịch sòng phẳng và “không quan tâm anh ta là ai, miễn là anh ta không bị tâm thần và chúng tôi hòa hợp được với nhau”.
Tuy nhiên, cuối cùng cô đã quyết định lộ mặt và tiết lộ tên thật của mình chỉ để hủy bỏ cuộc đấu giá vào phút cuối.
Các nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động đang được sử dụng phổ biến tại các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt sau khi các hạn chế di chuyển do đại dịch Covid-19 đòi hỏi phải tăng cường sử dụng kênh mua hàng trực tuyến.
Ngay cả khi hoạt động mua sắm trực tiếp được nối lại, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp trong khu vực phát triển ứng dụng thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ tại các nước ASEAN đã có thể nắm bắt cơ hội kinh doanh mới thông qua sử dụng nền tảng truyền thông xã hội và nhắn tin trực tuyến. Điều này cho thấy thương mại xã hội, bán hàng qua mạng xã hội đang trở thành 1 kênh bán hàng hữu ích trong khu vực.
Thực tế, người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp vận hành theo một quy chuẩn cao hơn, từ đó, tạo ra một môi trường công bằng và toàn diện, bao gồm cả trên môi trường Internet.
Tuy nhiên, người tiêu dùng được đánh giá luôn ở vị trí yếu thế hơn trong các giao dịch trực tuyến. Vì vậy, Ủy ban điều phối thương mại điện tử ASEAN nhận thấy rằng cần có các quy tắc hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, quản lý trách nhiệm kinh doanh và cơ chế xử lý đối với các hành vi không công bằng, thiếu trách nhiệm của người bán hàng trực tuyến.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, trong bối cảnh trên, các nước ASEAN đã thảo luận việc xây dựng Bộ hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử nhằm nâng cao công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến trong khu vực. Bộ hướng dẫn đưa ra các nguyên tắc cơ bản bao gồm: Khả năng tiếp cận và tính bao trùm, toàn diện, không phân biệt đối xử; Minh bạch, hiện diện trung thực, công bằng và cho phép lựa chọn.
Căn cứ những nguyên tắc trên, các nước ASEAN tiếp tục xây dựng các yêu cầu về trách nhiệm riêng lẻ đối với website thương mại điện tử bán lẻ và các nền tảng thương mại điện tử. Cụ thể, các doanh nghiệp bán hàng thông qua website của mình cần xem xét tuân thủ các nội dung như thiết kế giao diện và hạ tầng cho phép lựa chọn để đảm bảo tính tương tác cao giữa người mua và người bán, tránh gây ảnh hưởng hoặc tác động tới quyết định người mua hàng thông qua cách thức hiển thị thông tin, hình ảnh, sản phẩm và quá trình giao kết hợp đồng trực tuyến.
Người bán hàng cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về hiển thị thông tin, cung cấp thông tin sản phẩm cho người mua hàng, tránh việc cung cấp thông tin mập mờ, dễ gây hiểu lầm. Bộ hướng dẫn cũng đưa ra các khuyến nghị về việc xây dựng hợp đồng trực tuyến, bao gồm các điều kiện, điều khoản giao dịch phù hợp với môi trường Internet. Hai trách nhiệm cuối với người bán hàng bao gồm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng và nghĩa vụ giải quyết tranh chấp.
Với các nền tảng thương mại điện tử, trách nhiệm đầu tiên của nhà cung cấp dịch vụ là tuân thủ mọi quy định pháp lý tại nước sở tại mà nền tảng đó kinh doanh. Nhà cung cấp dịch vụ đồng thời nên thực hiện các biện pháp tích cực nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực với người mua do tính phức tạp và sự tham gia của nhiều bên hơn so với việc bán hàng thông qua website thương mại điện tử của chính mình. Chúng ta có thể cân nhắc về việc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện định kỳ việc kiểm tra các nhà bán hàng trên nền tảng để đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Hướng dẫn của chỉ ra các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cần tăng cường hợp tác với nhau và với các nhà cung cấp dịch vụ nền tảng để khắc phục, xử lý các nội dung vi phạm nguyên tắc hoạt động của nền tảng và pháp luật nội địa.
Các nhà cung cấp dịch vụ nền tảng còn cần tăng cường báo cáo và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm kịp thời, đồng thời, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện từ người mua hàng.
Cuối cùng, các bên cần xem xét và thúc đẩy quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế hợp tác giải quyết tranh chấp quốc tế và xuyên biên giới trong bối cảnh TMĐT xuyên biên giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong khu vực.
Như vậy, Bộ Hướng dẫn đã đưa ra những nguyên tắc và quy định trách nhiệm khuyến khích người bán hàng và nhà cung cấp dịch vụ nền tảng nên tuân thủ trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng một môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh trong ASEAN.
" alt=""/>Nâng cao quy chuẩn của các doanh nghiệp thương mại điện tử khu vực ASEAN