Nội thất ốp bóng loáng của mẫu Subaru Solterra (Ảnh: Autoblog).
Tại Triển lãm ô tô Los Angeles vào tháng trước ở Mỹ, đã có rất nhiều mẫu ô tô có nội thất ốp bóng như vậy. Subaru Solterra, Toyota bZ4X hay Kia Sportage là một vài ví dụ.
Kiểu ốp này trông khá ổn trong các bức ảnh quảng cáo, nhưng ngoài các buổi chụp hình, nó hiếm khi giữ được vẻ bóng sáng. Bất kỳ ai từng sở hữu một chiếc xe có nội thất ốp đen bóng đều biết điều gì sẽ xảy ra trong quá trình sử dụng xe.
Đầu tiên là tình trạng thường xuyên có bụi bẩn bám trên bề mặt, dù bạn có chăm dọn nội thất tới đâu.
Kế đến là bề mặt bóng loáng rất dễ xước và khi đã bị xước thì trông rất tệ. Có lẽ đây chính là vật liệu nội thất có độ bền kém nhất, nhưng ngạc nhiên là lại được dùng cho rất nhiều mẫu xe mới.
Nội thất ốp đen bóng chỉ đẹp... trên ảnh (Ảnh: Autoblog).
Việc sử dụng nội thất ốp bóng đang nở rộ thời gian gần đây và có thể sẽ còn tiếp tục, thay cho loại nhựa sần màu đen hoặc xám rất phổ biến trước đây. Dù trông không hào nhoáng nhưng vật liệu nhựa sần không dễ bị bẩn như loại bóng loáng. Vậy tại sao các nhà sản xuất ô tô nhất loạt chạy theo trào lưu làm nội thất ốp đen bóng?
Có lẽ nội thất ốp đen bóng giúp xe bán dễ hơn. Người ta thường có xu hướng bị hấp dẫn bởi những gì sáng lấp lánh, như nhẫn kim cương hay đồng hồ đắt tiền. Nếu một chiếc xe có nội thất bóng loáng giữa những chiếc xe trông bình thường thì chúng ta dễ đi đến quyết định chọn chiếc tạo ấn tượng hào nhoáng ban đầu.
Dù vậy, vẫn có một số nhà sản xuất đi ngược lại xu hướng. Ví dụ, Honda đã cố tình thiết kế cụm điều khiển trung tâm của mẫu Civic mới không hề ốp bóng; thay vào đó là vật liệu nhựa màu xám vân kẻ sọc. Nó không dễ bị xước hay bẩn như loại nhựa đen bóng mà trông vẫn khá thú vị.
Nội thất nhựa không hề hào nhoáng của Honda Civic (Ảnh: Autoblog).
Với những vị trí chúng ta thường xuyên phải chạm vào, như cụm điều khiển, không nên dùng nhựa bóng. Có lẽ, chỉ nên dùng vật liệu này ở những vị trí dựng đứng và tay ít chạm tới. Ví dụ, mẫu Hyundai Palisade áp dụng khá chuẩn quy tắc này, khi hạn chế sử dụng ốp nhựa bóng màu đen ở những vị trí như xung quanh hệ thống thông tin - giải trí, thay vào đó là ốp giả bề mặt kim loại.
Ốp nội thất bằng vật liệu sợi carbon cũng tương tự ốp nhựa đen bóng. Hầu hết các xe tính năng vận hành cao hoặc được giới thiệu là tính năng vận hành cao thường được trang bị nội thất ốp vật liệu sợi carbon (tiêu chuẩn hoặc tùy chọn).
Xe có giá bán dưới 30.000 USD tại Mỹ thường chỉ có nội thất ốp vật liệu giả sợi carbon, chứ không phải hàng xịn (Ảnh: Autoblog).
Vật liệu sợi carbon, ngoài việc tạo vẻ đắt tiền cho xe, còn được coi là chìa khóa cho việc giảm trọng lượng xe. Tuy nhiên, đó là với ngoại thất, còn với tỷ lệ sử dụng ít như nội thất thì vai trò giảm cân rất mờ nhạt. Thay vào đó, việc sử dụng loại gỗ đẹp hoặc ốp kim loại có họa tiết trông sẽ cao cấp hơn nhiều.
Theo Dân trí
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sử dụng một vài khối gỗ, người thợ mộc Việt Nam đã mất 25 ngày để tạo ra một mô hình thu nhỏ của một chiếc Ferrari SF90 Spider 2022 giống hệt xe thật.
" alt=""/>Nội thất ốp nhựa bóngVới phân khúc SUV hạng C, nhiều mẫu xe có mức giá rẻ chỉ dưới 1 tỉ đồng. Đồ họa: Lâm Anh
Toyota Corolla Cross là mẫu C-SUV đi tiên phong trong việc phổ cập xe lai hybrid tại Việt Nam. Thương hiệu mạnh và thiết kế trẻ trung, đẹp mắt là những yếu tố thu hút khách hàng trên mẫu xe này.
Hyundai Tucson (799 - 940 triệu đồng)
Mẫu xe được bán tại Việt Nam với 4 phiên bản 2.0 MPI Tiêu chuẩn, 2.0 MPI Đặc biệt, 1.6 Turbo Đặc biệt, 2.0 Diesel Đặc biệt với mức niêm yết được giá dao động từ 799 - 940 triệu đồng.
Hyundai Tucson có kích thước tổng thể: 4.480 x 1.850 x 1.660mm, khoảng sáng gầm xe: 172 mm. Hyundai Tucson là mẫu C-SUV cung cấp nhiều tùy chọn động cơ nhất trong phân khúc.
![]() |
Với phân khúc SUV hạng C, nhiều mẫu xe có mức giá rẻ chỉ dưới 1 tỉ đồng. Đồ họa: Lâm Anh |
Không gian rộng rãi, thiết kế hiện đại, trang bị phong phú và nhiều tùy chọn động cơ là những ưu điểm chính của Hyundai Tucson.
Mitsubishi Outlander (825 - 1.058 triệu đồng)
Mitsubishi Outlander có 3 phiên bản đang được bán ra tại thị trường Việt Nam là 2.0 CVT, 2.0 CVT Premium, 2.4 CVT Premium với mức giá niêm yết từ 825 - 1.058 triệu đồng.
Mẫu xe có chỉ số kích thước tổng thể lần lượt là: 4.695 x 1.810 x 1.710mm, khoảng sáng gầm: 190mm. Mức tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp theo số liệu từ Cục Đăng kiểm: 7.25 L/100km.
![]() |
Với phân khúc SUV hạng C, nhiều mẫu xe có mức giá rẻ chỉ dưới 1 tỉ đồng. Đồ họa: Lâm Anh |
Thiết kế mạnh mẽ, khỏe khoắn cùng khả năng vận hành và không gian rộng rãi là những điểm nhấn chính trên Outlander 2021.
Mazda CX-30 (839 - 899 triệu đồng)
Mazda CX-30 hiện có 2 phiên bản được bán ra tại thị trường Việt là 2.0 Luxury với mức giá 849 triệu đồng và 2.0 Premium 899 triệu đồng.
Mẫu xe này có kích thước tổng thể: 4.395 x 1.795 x 1.540mm và khoảng sáng gầm: 175mm. Mazda CX-30 là mẫu C-SUV được định vị giữa CX-3 và CX-5 của Mazda tại Việt Nam. Tương tự như CX-3, thiết kế đẹp mắt đi cùng cảm giác lái tốt là những ưu điểm chính của CX-30.
![]() |
Với phân khúc SUV hạng C, nhiều mẫu xe có mức giá rẻ chỉ dưới 1 tỉ đồng. Đồ họa: Lâm Anh |
Tuy nhiên, không gian khoang cabin vẫn còn hạn chế so với các đối thủ cùng phân khúc vẫn là điểm yếu cần khắc phục trên mẫu xe này.
Theo Lao động
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trong khi một số xe bán tải có giá trị bằng "vàng", những chiếc khác lại tỏ ra là gánh nặng chỉ sau vài năm sở hữu.
" alt=""/>Giá xe SUV hạng C dưới 1 tỉ đồng tại thị trường ViệtChuỗi lây nhiễm Công ty Hanjoo Trade (189 ca)
Chuỗi này được phát hiện ngày 13/6 thông qua một người đi khám tầm soát một người đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á có kết quả test nhanh dương tính với nCoV. Từ đó, thành phố phát hiện 189 ca là người cùng công ty và 15 ca là người nhà có kết quả dương tính nCoV. Ca cuối cùng ghi nhận vào ngày 22/6 trong khu cách ly tập trung.
Chuỗi công ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn (102 ca)
Ban đầu có 2 bệnh nhân đến khám sàng lọc tại Bệnh viện Gia An ngày 15/6 là nhân viên của công ty. Đến nay, chuỗi lây nhiễm có 102 ca bệnh, đều là nhân viên của công ty. Họ được phát hiện sau khi phong tỏa công ty ngày 16/6. Ngày gần nhất ghi nhận ca mắc mới là ngày 24/6.
Chuỗi lây nhiễm khu dân cư Ehome3 (236 ca)
Chuỗi lây nhiễm này được phát hiện thông qua một trường hợp đến khám sàng lọc tại Bệnh viện Quốc tế City ngày 5/6 (sống tại chung cư Ehome 3) và 1 trường hợp đến khám sàng lọc tại Bệnh viện Triều An ngày 7/6 (buôn bán tại chung cư Ehome 3).
Từ hai người này, thành phố phát hiện thêm 236 ca bệnh khác, trong đó có 8 công nhân làm việc tại Công ty PouYuen, 3 công nhân ở Công ty Tỷ Hùng, 11 công nhân ở Công ty Khuôn chính xác Duy Tân - Khu Công nghiệp Tân Tạo. Đến nay, chuỗi lây nhiễm này có tổng cộng 238 trường hợp dương tính.
Chuỗi lây nhiễm công ty Kim Minh (115 ca)
Người đầu tiên của chuỗi được phát hiện ngày 10/6 là bệnh nhân 10119 qua khai báo y tế là nhân viên công ty có triệu chứng. Đến nay, có tổng cộng 115 ca bệnh, trong đó nhân viên công ty là 30 người và 85 người nhà của nhân viên, người trong khu phong tỏa liên quan Công ty Kim Minh, đều đã được cách ly tập trung. Ca cuối cùng được ghi nhận vào ngày 23/6.
Chuỗi vựa ve chai Đề Thám (36 ca)
Ca chỉ điểm của chuỗi được phát hiện thông qua một người đi khám bệnh tại Bệnh viện Nguyễn Trãi ngày 15/6. Từ bệnh nhân này, đến nay đã có có 36 ca xác định đều là những người thu lượm ve chai và 2 người được phát hiện tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, 1 ca tại Bệnh viện huyện Nhà Bè, 1 ca tại Bệnh viện Quận 2. Ca cuối cùng ghi nhận vào ngày 23/6.
Chuỗi liên quan cảng Sowatco (24 ca)
Chuỗi này được phát hiện ngày 10/6, khi một nhân viên sửa chữa ô tô đi khám bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Việt có kết quả test nhanh dương tính nCoV. Từ đó, phát hiện thêm 1 nhân viên đội nâng xe và 1 nhân viên kỹ thuật, 1 nhân viên kiểm hàng hóa (Cảng quận 7 Lotus - 1A), 4 nhân viê y tế của Bệnh viện Lê Văn Việt và 15 người nhà của các nhân viên nói trên. Tổng cộng có 24 bệnh nhân trong chuỗi này. Ngày gần nhất ghi nhận ca bệnh là ngày 22/6 trong khu cách ly.
Chuỗi Hnam Mobile (91 ca)
Ca đầu tiên được phát hiện ngày 12/6 là một người đến khám tại Bệnh viện Vạn Hạnh. Từ đó, thành phố phát hiện thêm 17 nhân viên và 74 người nhà của những người tiếp xúc gần. Ca cuối cùng ghi nhận vào ngày 23/6.
Chuỗi lây nhiễm Công ty Minh Thông (72 ca)
Chuỗi được phát hiện ngày 12-14/6 thông qua qua tầm soát bệnh nhân tại Bệnh viện Xuyên Á với 3 ca dương tính, chưa rõ nguồn lây. Đến nay đã có 72 ca mắc bệnh, trong đó có 53 người cùng làm việc tại công ty và 18 người nhà tiếp xúc gần và 1 người trong khu phong tỏa. Ca cuối cùng ghi nhận vào ngày 22/6.
Chuỗi tiểu thương chợ Kim Biên (4 ca)
Chuỗi được phát hiện ngày 16/6 từ một bệnh nhân dương tính là người nhà của nhân viên cửa hàng hàng gas, 38A Vũ Chí Hiếu (chợ Kim Biên), do bệnh viện quận 10 tầm soát. Từ đó ghi nhận tổng cộng 4 nhân viên cửa hàng, 3 người nhà, và 1 người đi khám cùng khung giờ. Tổng cộng có 8 ca xác định. Ngày gần nhất ghi nhận ca mắc là ngày 20/6 trong khu cách ly tập trung (lấy mẫu lần 1).
Theo ông Bỉnh, ngoài các chuỗi lây nhiễm trên, thành phố còn ghi nhận 12 chuỗi lây nhiễm khác, những ngày qua chưa ghi nhận thêm ca bệnh.
+ Công ty Sapuwa (3 ca).
+ UBND quận 7 (33), nhóm truyền giáo Phục Hưng (596 ca).
+ Xưởng cơ khí Tuấn Tú, Tân Xuân, Hóc Môn & Khách sạn Đệ Nhất (69 ca).
+ Công ty TNHH Thực Phẩm Vạn Đức (30 ca).
+ Chung cư Phú Thọ (59 ca).
+ Chợ Khu phố 2, An Lạc Bình Tân (47 ca), ấp Tân Thới, Tân Hiệp, Hóc Môn (40 ca).
+ Ấp Tân Thới 2, Tân Hiệp, quận 12, Hóc Môn (14 ca).
+ Chuỗi nhà trọ đường Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12 (50 ca).
+ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM (104 ca).
+ Chuỗi lây nhiễm bệnh viện Tân Phú (23 ca).
+ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (2 ca).
+ Trạm Y tế phường An Lạc, Bình Tân (12 ca).
Hồ Văn - Tú Anh
Đây là thông tin được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh xác nhận tại cuộc họp tình hình dịch bệnh Covid-19 ở thành phố chiều 25/6.
" alt=""/>Các chuỗi lây nhiễm ghi nhận thêm bệnh nhân Covid