Sỹ Luân từng sống như trẻ thiếu năng vì mất trí nhớ sau tai nạn kinh hoàng
Mẹ con Kiều Trinh - Thanh Tú ở nhà 24m2, tiền thuê 15 triệu/tháng
Hình thể mỏng, Phương Nga có bao nhiêu cơ hội tại Miss Grand International?
Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 diễn ra vào 1/11 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh.
Theo BTC, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm nay sẽ có sự tham gia của 13 tỉnh, thành phố có di sản ca trù như: Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Liên hoan Ca trù lần này là cơ hội tổng kết và đánh giá lại toàn bộ thành quả phục hưng ca trù và báo cáo thực trạng sống của ca trù hiện nay trong đời sống xã hội đương đại. Qua đó khẳng định việc Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và đạt được những kết quả thiết thực trong hành động quốc gia theo như đã cam kết với UNESCO về sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa ca trù.
Kết quả của Liên hoan cũng sẽ là một trong những cơ sở dữ liệu để tiến tới thực hiện hồ sơ xin chuyển di sản Hát Ca trù từ Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
![]() |
Liên hoan Ca trù năm nay thiếu hẳn các nghệ nhân già, thay vào đó đã có lớp trẻ kế cận. |
Các chương trình tham gia Liên hoan sẽ gồm một phần nội dung bắt buộc và một phần nội dung không bắt buộc. Với nội dung chương trình bắt buộc, mỗi đoàn sẽ xây dựng một chương trình tham gia Liên hoan với tổng thời lượng quy định trong đó phải trình bày tối thiếu 3/15 thể cách quy định bắt buộc, 1 tác phẩm của Nguyễn Công Trứ (có thể được hát bằng 1/3 thể cách bắt buộc đã chọn). Phần còn lại của chương trình là các tiết mục tự chọn mang phong cách vùng miền thể hiện những nét đặc trưng độc đáo của địa phương.
Phần nội dung chương trình không bắt buộc là phần thi "Tài năng Ca trù 2018" (các đoàn có thể đăng ký hoặc không đăng ký). Đối tượng dự thi là đào nương, kép đàn, quan viên; quy định độ tuổi từ 15 - 55 tuổi. Thành viên Hội đồng thẩm định là Nhà nghiên cứu am hiểu về ca trù, có thành phần kép đàn, ca nương để có thể đưa ra đánh giá chuẩn xác về tài năng dự thi.
Ngoài ra, theo BTC, Liên hoan lần này sẽ có 2 phần là khai mạc và biểu diễn. Chương trình khai mạc sẽ có múa, âm nhạc hiện đại kết hợp với hát ca trù - đây là điểm sáng tạo mà những lần trước không có, đặc biệt sẽ có tiết mục nghệ nhân 90 tuổi hát trên nền âm nhạc hiện đại. Dự kiến, LQCTTQ sẽ diễn ra tối 1/11 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh.
Theo nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: “Liên hoan Ca trù năm nay vắng bóng các nghệ nhân sau 10 năm ca trù được UNESCO vinh danh vì các nghệ nhân đã cao tuổi không thể hát hoặc mất đi. Điều đó cho thấy, 2018 là giai đoạn của lớp thế hệ ca trù kế cận. Năm nay, chúng tôi cố gắng soi xét lại trên 32 thể cách, đến nay lớp thế hệ kế cận hát được bao nhiêu loại, xem xét lại việc phục hưng ca trù đến đâu".
![]() |
Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cũng cho hay, ông cảm thấy buồn vì năm nay 2 tỉnh Nam Định và Vĩnh Phúc không tham gia Liên hoan. |
Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cũng cho hay, ông cảm thấy buồn vì năm nay 2 tỉnh Nam Định và Vĩnh Phúc không tham gia liên hoan, cũng không đưa lý do cụ thể. "Chúng ta có quyền tham gia công ước quốc tế bảo vệ di sản thì không có quyền từ chối các tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy gia di sản. Hai tỉnh không tham gia Liên hoan năm nay là 2 trung tâm ca trù vô cùng lớn.
Thời Nguyễn, một đào nương Ca trù Nam Định vào hát Ca trù, xấu đến mức vua định đuổi ra ngoài nhưng khi người ca nương cất giọng lên nhà vua thuyết phục hoàn toàn, và nhà vua hỏi muốn gì, xin cấp đất và đặt tên là giáo phường Hồng Quận. Nam Định còn hàng chục cơ sở, hàng chục đào nương nổi tiếng thuở xưa, đặt bút ký vào tham gia công ước cớ gì không tham gia?
Tỉnh Vĩnh Phúc giữa thế kỷ XX còn một gia đình là giáo phường lớn nhất ở Vĩnh Phúc với đào nương vô cùng nổi tiếng. Không một tỉnh nào có quyền không tham gia, giống như trách nhiệm, lời nguyện ước của cộng đồng. Năm 2014, Vĩnh Phúc có 4 giọng hát hay. Tham gia liên hoan là trách nhiệm, chứ không phải thích thì tham gia, không thích thì thôi", nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho hay.
Tình Lê
Đi chợ sách, nghe ca trù chính là điểm khác biệt, hấp dẫn không thể bỏ qua của phiên chợ sách đầu xuân này
" alt=""/>Liên hoan ca trù vắng bóng nghệ nhânNhững tuyên bố vô căn cứ của cô bắt nguồn từ sự cố trên tàu điện ngầm ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Khi nhìn thấy người đàn ông ngồi xổm gần đó và sử dụng điện thoại, nữ sinh nghi ngờ ông đang bí mật quay lén mình.
Sau đó, cô yêu cầu người đàn ông cho cô xem bộ sưu tập ảnh của anh. Mặc dù không tìm thấy gì, cô vẫn tiếp tục cảnh báo ông: "Hãy cẩn thận. Đừng quay lén người khác".
Nữ sinh yêu cầu người đàn ông cho cô xem bộ sưu tập ảnh trên điện thoại (Ảnh: Weibo).
Dù không tìm được bằng chứng cho thấy người đàn ông quay lén mình, cô vẫn chia sẻ bài đăng lên mạng xã hội với nội dung: "Với những động tác khéo léo và hành vi đáng xấu hổ như vậy, có vẻ như ông già đáng sợ này không phải lần đầu phạm tội".
Nhiều bình luận sau đó cho rằng, người đàn ông vô tội và nữ sinh đang vu oan cho ông. Sau khi phải đối chất với các bình luận trên mạng, cô nhấn mạnh: "Nếu ông ấy không chụp bất kỳ bức ảnh nào, tại sao không tự mình lên tiếng?".
Vụ việc thậm chí còn thu hút sự chú ý khi một chàng trai họ Deng, được cho là con trai của người đàn ông, trong câu chuyện lên tiếng.
"Cha tôi chỉ là công nhân nhập cư. Do trời mưa, ông không có việc ở công trường nên đã đi khắp Quảng Châu, Trung Quốc. Ông không ngờ điều này lại xảy ra trên đường trở về trên tàu điện ngầm", Deng nói với Qilu Evening News.
Bất chấp lời xin lỗi từ cô gái, những lời chỉ trích về hành động của cô vẫn tiếp tục (Ảnh: ShutterStock).
Tin tức về vụ việc nhanh chóng lan truyền và trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội vài ngày qua.
Trên nền tảng video Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, hashtag (một từ hay cụm từ viết liền được đặt sau dấu #) liên quan đến vụ việc đã thu hút hàng triệu lượt xem.
Ngoài ra, trên nền tảng truyền thông xã hội Weibo, một số thẻ bắt đầu bằng # đã xuất hiện, thu hút hơn 2 tỷ lượt xem.
Trước sự chỉ trích gay gắt của dư luận và hình phạt có thể xảy ra từ nhà trường, 4 ngày sau vụ việc, nữ sinh này đã đưa ra lời xin lỗi.
Cô đăng tải: "Đáng lẽ tôi không nên phát tán video lên mạng và đưa ra những bình luận không phù hợp về người khác".
Con trai của nạn nhân chấp nhận lời xin lỗi và nói: "Cô ấy là sinh viên đại học, trong khi chúng tôi là những người lao động nhập cư. Cô ấy có trình độ học vấn cao hơn và nếu cô ấy phạm sai lầm, chúng ta nên cho cô ấy cơ hội sửa sai".
Nhận thấy phải trả giá vì phát ngôn sai, nữ sinh ngay lập tức đưa ra lời xin lỗi (Ảnh: SCMP).
Tuy nhiên, những lời chỉ trích từ dân mạng vẫn tiếp tục đả kích nữ sinh.
Nhiều bình luận như: "Đây là hình thức bắt nạt trực tuyến trắng trợn", "Đây rõ ràng là cuộc chiến không công bằng. Một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí và tham gia vào cuộc chiến trực tuyến với người đàn ông lớn tuổi, người thậm chí có thể không biết cách sử dụng điện thoại thông minh".
"Trong tương lai, nếu cô ấy trở thành người nắm quyền kiểm soát các diễn đàn trên phương tiện truyền thông, chúng ta phải tìm những tin tức đáng tin cậy ở đâu?", một người khác bức xúc.
Một người quan sát trực tuyến có bình luận thu hút 27.000 lượt thích cho biết: "Có rất nhiều camera ẩn vẫn hoạt động trong bóng tối, nhưng đáng kinh ngạc khi một cáo buộc sai sự thật ngay lập tức trở thành chủ đề nóng. Có vẻ toàn bộ Internet đang háo hức "săn lùng" phụ nữ".
Theo Dân trí
Với gần 1.000 năm lịch sử, chùa Một Cột không chỉ là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, mà năm 2012, ngôi chùa này còn được Tổ chức kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”. Thế nhưng, nó đang bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian, nhất là vào mùa mưa, các pho tượng trong chùa phải mặc áo mưa, sư vãi trong chùa chạy đôn chạy đáo lấy xô chậu hứng nước.
Cách đây vài năm, Chùa Một Cột-chùa chính, biểu tượng mà người dân vẫn nhìn thấy đã được tu sửa, đảo lại ngói. Hiện tại, chúa chính này đã kiên cố và không còn dột nữa. Nhưng Trụ trì Chùa Một Cột, Thích Tâm Kiên viết đơn kêu cứu cho điện Tam Bảo và Nhà thờ Tổ thuộc quần thể di tích Chùa Một Cột, vốn đã xuống cấp nghiêm trọng.
Đã nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa tới, Chùa Một Cột lại úng ngập cục bộ khiến khách thập phương tới viếng chùa không biết trú chỗ nào cho khỏi ướt và không biết ra bằng cách nào. Mực nước lên cao gần tới ngực người đàn ông này, tức gần tới bậc cuối cùng lên Chùa Một Cột.
Mái ngói ở nhà thờ Tổ có thể rơi vào đầu khách thập phương bất cứ lúc nào.
Các xà gỗ tại nhà thờ Tổ bị mối mọt tấn công. Chỉ cần đụng nhẹ tay vào là gỗ đã mủn ra từng mảng.
Khi mưa xuống, nhà thờ Tổ ngập khoảng 60cm.
Tại điện Tam Bảo, mái ngói xô nhiều chỗ.
Cứ mỗi khi mưa xuống, nhà chùa phải mặc áo mưa, đội nón cho các tượng phật.
Hai bên ban thờ ở điện Tam Bảo, bình đồng ở hai bên thay vì đựng hoa, các sư trong chùa để chậu để hứng nước mưa.
Các vệt tường hiện rõ những vết nước mưa chảy xuống
Tình Lê
" alt=""/>Hình ảnh xuống cấp nghiêm trọng của Chùa Một Cột