Toàn thắng cả ba trận ở Champions League, Liverpool lập hai kỷ lục
2025-04-29 16:49:56 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thể thao View:485lượt xem
Kết quả thi đấu lượt ba vòng bảng Champions League (Ảnh: UEFA).
Ở lượt trận Champions League diễn ra đêm qua, Liverpool có chuyến hành quân tới sân của Leipzig. Đây được dự đoán là thử thách khó khăn với đoàn quân HLV Arne Slot. Tuy nhiên, họ đã xuất sắc vượt qua.
Darwin Nunez ghi bàn duy nhất giúp Liverpool giành chiến thắng trước Leipzig (Ảnh: BBC).
Darwin Nunez là người ghi bàn thắng duy nhất ở phút 27 giúp Liverpool giành chiến thắng 1-0. Như vậy, The Kop đã toàn thắng cả ba trận đấu ở Champions League mùa giải này và họ đang xếp thứ hai trên bảng xếp hạng với 9 điểm sau Aston Villa. Đây cũng là hai đội bóng duy nhất duy trì thành tích toàn thắng ở Champions League.
Với kết quả này, Liverpool đã lập hai kỷ lục. Lần đầu tiên trong lịch sử, họ giành chiến thắng tới 11/12 trận đấu đầu tiên mùa giải. Bên cạnh đó, họ cũng có lần đầu tiên giành chiến thắng trong cả 6 trận làm khách đầu tiên trong mùa giải mới. Liverpool cho thấy họ không hề suy yếu dù chia tay HLV Jurgen Klopp.
Bước vào trận đấu, Leipzig bất ngờ làm chủ cuộc chơi nhờ lợi thế sân nhà. Phút 19, đại diện nước Đức suýt nữa có bàn thắng sau pha xử lý băng ra xa khung thành và xử lý cực tệ của thủ môn Caoimhin Kelleher. Đáng tiếc, cầu thủ của Leipzig lại dứt điểm không chính xác từ khoảng cách xa.
Liverpool toàn thắng cả ba trận ở Champions League (Ảnh: Getty).
Phút 26, tiền đạo Lois Openda thậm chí đã làm tung lưới Liverpool nhưng bàn thắng không được công nhận. Khá bất ngờ khi chỉ một phút sau, Liverpool đã có bàn thắng mở tỷ số. Từ quả phạt bóng bên cánh trái của Kostas Tsimikas, Mohamed Salah đánh đầu chuyền cho Darwin Nunez băng vào đệm bóng tung lưới đối thủ.
Trong những phút còn lại hiệp 1, Liverpool chơi tấn công hứng khởi. Ít nhất, thủ thành Gulacsi bên phía Leipzig đã từ chối hai cơ hội ngon ăn của Darwin Nunez và Van Dijk.
Sang hiệp 2, trận đấu diễn ra cởi mở. Cả hai đội chơi đôi công hấp dẫn và tạo ra rất nhiều cơ hội thành bàn. Dù vậy, họ lại không thể tận dụng được. Phút 73, Openda một lần nữa làm rung mành lưới Liverpool nhưng anh tiếp tục bị từ chối vì lỗi việt vị.
Trận đấu kết thúc với tỷ số 1-0 nghiêng về Liverpool. Họ có bước chạy đà tốt trước trận gặp Arsenal ở Ngoại hạng Anh vào cuối tuần.
Ngày bé mọi người trong nhà hay bảo lớn lên con thích làm gì.
Chẳng biết tôi học được ở đâu mà khẳng định như đinh đóng cột “Sau này con đi Mỹ, lúc về mang bốn vali tiền, một vali cho ba, một vali cho mẹ, một vali cho bà nội, một vali cho bà ngoại!”
Tôi còn nhớ ông ngoại dỗi ghê lắm vì chẳng có vali nào cho ông. Cả nhà cứ thế nhìn nhau cười. Ngày ấy kinh tế khó khăn, đến bữa ăn ba mẹ cũng nặng lòng, ai mà nghĩ sẽ cho tôi đi Mỹ thật.
Chỉ có trong đầu óc non trẻ của tôi, cái duyên tưởng tượng với một nơi mình chẳng biết dáng biết hình cứ vô thức bắt rễ lớn dần, đến cả tôi cũng chẳng thể ngờ. Ấy thế mà mẹ biết, mẹ lúc nào cũng biết hết mọi thứ.
Lúc tôi lên mười bốn thì mẹ sang châu Phi một mình, làm chuyên gia y tế. Mẹ gọi chị em tôi ra, bảo nhà khó khăn quá, mẹ đi vài năm thôi để xây được cái nhà, hai đứa chăm lo cho nhau, nghe lời ba.
Năm đầu tiên nhà bị nổ bình ga lúc mẹ đang đứng gần, đón mẹ ở sân bay về thấy tóc mái mới mọc được chút chút, ba bố con cười ra nước mắt luôn được.
Năm thứ hai thì ô tô tải giữa trưa đi lạc đâm vào khu nhà chuyên gia, máy nghe nhạc Walkman mẹ mang sang nghe nhạc Hà Nội để trong tủ đứng bị cán vụn, may mà người không làm sao.
Năm mẹ về nhà, có nhà mới, chị tôi tốt nghiệp đại học, mẹ mới gọi tôi ra tỉ tê, cho con đi du học như nguyên vọng của con. Con sang bên ấy chi tiêu tiết kiệm. Mẹ cho con vay tiền, học hành xong con trả lại hết cho mẹ.
Chỉ vì câu nói đó mà đến trước ngày lên máy bay, tôi giận dỗi cãi nhau với mẹ một trận rất to, đến lúc quay lưng cũng không nói lời nào với mẹ. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ, sao mẹ coi trọng tiền còn hơn cả con gái mẹ?
Ngày 17/8/2011, tôi đến Mỹ. Tôi đến Mỹ. Như tất cả những gì trái tim mách bảo.
Về đến trường tôi ngủ quay quắt 12 tiếng liền mới thèm tỉnh dậy dỡ hành lí, mới phát hiện trong vali giữa những thức ăn khô, quần áo chật cứng, nằm gọn gàng những vỉ thuốc buộc ngay ngắn theo loại, mỗi loại có một tờ giấy bé tí xíu mẹ viết tay, ghi công dụng của thuốc, liều lượng, giờ uống.
Cho tất cả những bệnh vặt mà tôi hay bị.
Cho tất cả những bệnh vặt mà mẹ nghĩ tôi sẽ bị.
Mẹ con là bác sĩ. Mẹ ơi đến đón con về…
Tôi ngồi thụp xuống bên tủ thuốc khóc nức nở đến bao lâu tôi cũng không còn biết nữa. Tôi như già đi cả năm trời sau trận khóc ấy, trận khóc tôi chưa bao giờ kể cho mẹ.
Sau khi nước mắt khô rồi, mọi thứ bỗng trở nên rõ ràng biết mấy, tôi bỗng lại hiểu tất cả những điều mẹ nói mẹ làm, hiểu đằng sau giấc mơ Mỹ của mỗi người đều là sự hy sinh của một hay nhiều ai đó. Những ai đó thương yêu trong đời.
Tôi ưa cái tự do ở nước Mỹ vô cùng. Tự do di chuyển giữa những vùng trời mới. Yêu ở New York, ăn ở Philly. Chạy đuổi theo những bông hoa giấy lấp lánh trên 7th Avenue sau phút giao thừa. Trăng trên những nóc nhà vào buổi đêm ở miền ngoại ô, và những chiều nắng ấm nằm sưởi trên thảm cỏ dày.
Nhưng trong suốt những sự tự do, mà có khi là không thực ấy, tôi vẫn luôn nhớ những năm mẹ vất vả kiếm tiền cho tôi đôi cánh bay.
Và rồi khi đã mang về được bốn vali tiền từ nước Mỹ, tôi sẽ bảo mẹ rằng điều tôi nhớ nhất trong những tháng năm tuổi trẻ, là mùa hè về nhà, lúc mẹ đèo tôi đi mua đồ giữa lúc ban chiều nắng nỏ, dừng xe ở ngã tư, mẹ nhẹ nhàng buông hai tay xuống để che cho đôi chân con gái không chịu mặc quần dài. Tôi cứ nhớ mãi những thứ như vậy.
Phùng Thị Mai Hương(sinh viên năm thứ 3, Wesleyan College, Georgia)
Bài đoạt giải Khuyến khích cuộc thi "Hành trình nước Mỹ" do của Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức.