“Khi đó, tôi nói với gia đình rằng, mình muốn mở một quán ăn nhỏ nên đã vay mượn bạn bè tiền để đầu tư làm ăn. Tuy nhiên, đối tượng tôi tìm hiểu lại là một người trong đường dây kinh doanh đa cấp. Cô ta chỉ muốn lợi dụng chứ không hề yêu thương tôi. Sau hơn một năm, tôi trở về quê, đến vé xe cũng phải nhờ người nhà mua giúp”, anh Chu chua chát nói.
Do cảm thấy hẹn hò qua mạng không ổn, người nhà anh Chu liền nhờ người mai mối giúp. Đến tháng 5/2020, anh Chu đã đi đăng ký kết hôn với cô Hoàng, một người kém mình 10 tuổi.
![]() |
Anh Chu. (Ảnh: Redstar). |
“Người mai mối nói cô ấy là người thật thà. Chúng tôi tìm hiểu được ba tháng, nhưng thời gian nói chuyện không nhiều. Trước khi kết hôn, tôi không được biết về tình trạng sức khỏe của vợ, chỉ biết rằng cô ấy phải uống thuốc để trị bệnh mỗi ngày”, anh Chu cho biết.
Để chuẩn bị cho việc kết hôn, Chu đã vay người thân, họ hàng hơn 10 vạn Nhân dân tệ (350 triệu VNĐ). Trong đó, 6 vạn tệ được dùng làm sinh lễ cho nhà gái, số còn lại để mua trang sức và chuẩn bị tiệc cưới.
Kết hôn chưa lâu, anh phát hiện vợ mình có những biểu hiện bất thường. “Ban đêm cô ấy không ngủ mà thường đi lại trên đường. Vừa đi cô ấy vừa hét lên: "Sợ quá, sợ quá". Tới khi kiểm tra lọ thuốc của vợ, tôi mới phát hiện cô ấy mắc bệnh tâm thần nặng”, Chu nói với phóng viên tờ QQ.
Sau đó, gia đình anh Chu đã tìm bên thông gia để hỏi về bệnh tình của cô Hoàng, nhưng người nhà cô Hoàng chỉ giải thích rằng: “Chứng bệnh trên không nghiêm trọng, chỉ cần uống thuốc”. Cảm thấy bản thân bị lừa, anh Chu liền đệ đơn yêu cầu tòa án cho ly hôn.
Tuy nhiên tòa án quận Đại Túc, TP Trùng Khánh, vào tháng 12/2020, đã bác đơn khiếu nại của anh Chu, bởi họ cho rằng dù cô Hoàng đã mắc bệnh tâm thần trước khi kết hôn, nhưng lại không hề có triệu chứng nặng. Luật pháp Trung Quốc cũng không có điều khoản nào quy định bệnh tâm thần thì không thể lấy chồng.
Ngoài ra, việc anh Chu và cô Hoàng cùng đi tới cơ quan đăng ký kết hôn là điều chứng tỏ hai bên đều tình nguyện. Do vậy, không có căn cứ chứng minh cô Hoàng mắc chứng tâm thần tại thời điểm đi đăng ký.
Nên tòa kết luận, cuộc hôn nhân của Chu-Hoàng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và có giá trị về mặt pháp lý.
Luật sư Hùng Húc, Công ty luật sư Hữu Bang có trụ sở ở TP Bắc Kinh, Trung Quốc nhận định, vụ việc của anh Chu đã để lộ ra một số bất cập trong vấn đề hôn nhân ở nước này.
“Vụ của anh Chu cho thấy, việc khám bệnh trước hôn nhân là cần thiết để có thể tránh trường hợp phát hiện ra vợ hoặc chồng mắc bệnh hiểm nghèo sau khi kết hôn. Để làm được điều này, các ngành chức năng cần đẩy mạnh vận động khám sức khỏe trước hôn nhân cho các cặp đôi”, luật sư Hùng nói với tờ QQ.
Tuấn Trần
Trong thời gian chuẩn bị hôn lễ, người đàn ông mới phát hiện, bạn gái thực ra là vợ của một đồng nghiệp.
" alt=""/>Chi hàng trăm triệu kết hôn, chàng trai bị lừa cưới vợ mắc bệnh tâm thầnTrong hơn 10 năm qua, chương trình “Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” đã có những thành công nhất định, góp phần thay đổi tích cực ở các vùng nông thôn. Trong đó, một phần đóng góp từ sự hợp tác giữa Nhà nước và các doanh nghiệp.
Từ năm 2013, Unilever đã phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT) ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược dài hạn triển khai chương trình “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng nông thôn mới” thông qua mô hình Làng Hoàn hảo.
Xã Trung Hiếu (Vũng Liêm, Vĩnh Long) là 1 trong 5 xã đầu tiên được lựa chọn để triển khai mô hình này. Sau gần 1 năm triển khai chương trình, xã Trung Hiếu đã đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới với việc đạt đủ 19/19 tiêu chí.
![]() |
Chương trình Mục tiêu quốc gia nông thôn mới đã mang đến những thay đổi tích cực cho làng quê |
Cho đến nay, xã Trung Hiếu không chỉ có sự cải thiện rõ rệt về cơ sở hạ tầng với hệ thống đường, trường, trạm… phục vụ cho đời sống của người dân, mà còn ghi nhận sự thay đổi trong nhận thức của người dân về nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Điều này được thể hiện thông qua các hoạt động như: bà con trong xã thu gom rác thải quanh nhà, nơi công cộng, khơi thông cống rãnh, giữ vệ sinh môi trường sống, trẻ em tự giác vệ sinh răng miệng và rửa tay vào các thời điểm quan trọng như: trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Đại diện Unilever cho biết: “Sau hơn 10 năm tham gia chương trình này, Unilever đã phối hợp cùng với Bộ NN&PTNT và Hội phụ nữ Việt Nam hỗ trợ được 10/19 tiêu chí nông thôn mới cho hơn 2000 làng, xã trên toàn quốc; từ đó đã có gần 2 triệu người được hưởng lợi từ các chương trình giáo dục sức khỏe và vệ sinh.
Nhờ vậy, những làng quê thay đổi mỗi ngày, đây còn là nơi để các bạn trẻ quyết định khởi nghiệp, làm giàu trên quê hương. Chương trình đã chứng minh một phương thức kinh doanh khác biệt, hiệu quả và bền vững của Unilever: gắn bó với cộng đồng và phát triển cùng cộng đồng”.
Chung tay xây dựng Làng bền vững
Thu nhập người nông dân được cải thiện, nâng cao tri thức, ý thức là những điều mà Unilever hướng tới. Đại diện Unilever phân tích: “Được trang bị kiến thức, người dân nông thôn vừa biết cách bảo vệ sức khỏe gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh tật, thiên tai…, vừa được tạo cơ hội kinh doanh, khởi nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương mình”.
Đó còn là mục tiêu chung của thảo thuận hợp tác giữa Unilever và Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương trong xây dựng nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025 qua mô hình Làng bền vững, nông thôn mới bền vững cấp làng, xã.
![]() |
Unilever ký thỏa thuận hợp tác xây dựng nông thôn mới bền vững với VPĐP Nông thôn mới Trung ương ngày 27/4/2021 |
Ông Đỗ Thái Vương - Phó Chủ tịch - Truyền thông, Đối ngoại và Phát triển Bền vững Unilever Việt Nam cho biết: “Unilever là doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững, theo đó, chúng tôi không chỉ tăng trưởng kinh doanh mà còn nỗ lực giảm thiểu tác động đến môi trường và không ngừng gia tăng những giá trị xã hội tích cực. Với những kinh nghiệm và thế mạnh phát triển bền vững của chúng tôi, Unilever Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành trong chương trình hợp tác công - tư xây dựng Nông thôn mới cùng Bộ NN&PTNT, để góp phần quan trọng đưa các ngôi Làng bền vững thành hiện thực, giúp nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn”.
Theo đó, Làng bền vững sẽ tập trung vào các hoạt động như: cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân, môi trường sống, nước sạch nông thôn; thúc đẩy mua bán, trao đổi hàng hóa; giảm thiểu rác thải nhựa bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực của phụ nữ trong việc thực hiện các chỉ tiêu và mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ NN&PTNT chia sẻ: “Xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021- 2025 đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các Bộ, ban, ngành, mà còn cần huy động nguồn lực và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và người dân. Chúng tôi đánh giá cao Unilever Việt Nam với việc tiếp tục chung tay xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, với các mục tiêu và sáng kiến hợp tác phù hợp với các mục tiêu chung của chương trình nông thôn mới Quốc gia. Đặc biệt, giai đoạn này tập trung vào việc xây dựng các mô hình Làng bền vững với các tiêu chí về: vệ sinh môi trường, nước sạch, giảm thiểu rác thải, hỗ trợ sinh kế, nâng cao nhận thức ý thức của người dân tại các địa phương”.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2010. Mục tiêu của chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. |
Doãn Phong
" alt=""/>Unilever nỗ lực ‘khoác áo mới’ cho nông thôn Việt Nam