Nỗi đau mất con
Azim Khamisa, một doanh nhân ở California (Mỹ) vẫn còn nhớ ngày kinh hoàng trong cuộc đời mình khi nhận tin con trai bị giết.
Đó là một buổi tối tháng 1/1995. Con trai ông là Tariq Khamisa, sinh viên Đại học San Diego, đang giao pizza đến nhà khách hàng giống như bình thường.
Tuy nhiên, ngày hôm ấy, anh không biết rằng mình đã nhận một địa chỉ giả. Anh gõ cửa nhiều lần trước ngôi nhà nhưng không có hồi đáp. Anh bỏ cuộc, rời đi thì bị một nhóm cướp tuổi vị thành niên chặn lại.
Tariq chống trả quyết liệt rồi lái xe bỏ chạy nhưng một thành viên trong nhóm là Tony Hicks đã bắn chết anh.
Khi ấy, Tony 14 tuổi. Tariq 20 tuổi và chuẩn bị kết hôn.
"Tôi không tin đó là sự thật. Tariq là một chàng trai tốt, một người con ngoan. Tôi nghĩ có thể đây là sự nhầm lẫn", người bố nhớ lại.
Ông Azim gọi điện thoại cho vị hôn phu của con trai để xác nhận. Cô gái khóc nức nở, gần như không thể nói được.
"Sự thật phũ phàng đã lộ rõ. Tôi ngã quỵ xuống sàn, đầu đập vào tủ lạnh. Cơn đau không tưởng. Tôi như có trải nghiệm thoát xác vậy", ông kể lại.
Giúp kẻ giết hại con trai mình làm lại cuộc đời
Thay vì thù giận, ông Azim cho rằng kẻ giết hại con trai mình cũng là một nạn nhân của xã hội. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng kẻ giết con tôi không phải mình thiếu niên 14 tuổi đó, mà chính là xã hội. Chúng ta chưa giải quyết được vấn nạn người trẻ dính líu băng đảng, ma túy, rượu bia".
Cuối cùng, sau một thời gian thiền định thường xuyên, ông quyết định sẽ tha thứ cho kẻ giết con trai mình.
Chín tháng sau cái chết của con trai, ông Azim thành lập Quỹ Tariq Khamisa, giúp thúc đẩy môi trường an toàn trong các trường học và cộng đồng, ngăn ngừa thanh thiếu niên trở thành tội phạm.
"Tôi không muốn sống phần đời còn lại trong hận thù, oán giận, sau cùng chỉ tự làm tổn thương mình. Đến một ngày nào đó, tất cả sẽ phải học cách tha thứ, điều có thể kiến tạo hòa bình, thay đổi xã hội", ông Azim nói.
Ông cũng tìm cách để gặp Tony nhưng cậu bé chưa sẵn sàng gặp bố của chàng trai trẻ mình đã giết hại. Khi gây án, Tony học lớp 8. Cậu bị kết án tù 25 năm.
Mãi đến 5 năm sau vụ việc, ông Azim mới gặp mặt trực tiếp Tony, theo People. "Khoảnh khắc quan trọng khi gặp trực tiếp kẻ giết con trai mình đó là lúc chúng tôi chạm mắt nhau. Tuy nhiên, khi tôi cố gắng tìm kiếm kẻ sát nhân trong con người cậu ấy, tôi đã không tìm được. Cậu ấy thể hiện mình đã rất hối hận vì hành động năm xưa. Tôi cũng nói với cậu ấy rằng tôi đã tha thứ cho cậu từ lâu", ông Azim cho biết.
Năm 2019, Tony được ra tù sớm sau 24 năm và 4 tháng. Anh đồng ý trở thành thành viên của hội đồng quản trị Quỹ Tariq Khamisa. Anh nhiều lần phát biểu trong các trường học về câu chuyện đời mình, khuyến khích học sinh tránh xa tệ nạn xã hội.
Bên cạnh công việc tham gia các hoạt động của quỹ, anh làm lại cuộc đời bằng công việc thợ sửa ống nước. Tony chia sẻ rằng mình được như hiện tại là nhờ gia đình ông Azim, những người anh coi như ruột thịt.
"Có thể làm việc trong Quỹ Tariq Khamisa, tiếp xúc với gia đình ông Azim đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình chữa lành. Tôi luôn nỗ lực để sửa chữa những sai lầm của mình trong quá khứ", Tony nói.
Về phía ông Azim, ông cho rằng quyết định tha thứ cho kẻ giết con trai mình là điều cần thiết cho cả ông, cả Tony và cả người thân của Tony.
Tại buổi giao lưu, các bệnh nhi và người nhà được hưởng thức những tiết mục do các ca sĩ đạt giải cao tại cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023 thể hiện.
Quán quân Tiếng hát Hà Nội 2023Trần Thị Vân Anh, Giải Ba - Bùi Phương Khánh Thy và Thí sinh thể hiện ca khúc Hà Nội hay nhất - Trịnh Thị Quỳnh Anh đã đem lời ca, tiếng hát của mình xoa dịu nỗi đau về bệnh tật mà các em nhỏ và gia đình phải đối mặt.
Đặc biệt, họ còn trích một phần tiền giải thưởng tại cuộc thi để chia sẻ, động viên những bệnh nhi. Tổng số tiền ủng hộ của các thí sinh Tiếng hát Hà Nội 2023là 42 triệu đồng. Quán quân Tiếng hát Hà Nội 2023Trần Thị Vân Anh gửi tặng 30 triệu đồng cho các em nhỏ.
Trần Thị Vân Anh chia sẻ: “Khi hát những ca khúc trong chương trình, tôi rất xúc động. Tôi mong các em sẽ mau chóng khỏi bệnh, nhiều sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống”.
Cũng tại chương trình Tiếng hát cho em, Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và các thí sinh đạt giải trong cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023đã trao 25 suất quà (mỗi suất gồm 2 triệu đồng tiền mặt và quà) dành tặng 25 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Viện Nhi Trung ương.
Ngoài những phần quà trên, Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội cũng quyên góp 20 triệu đồng tiền mặt và tặng 105 suất quà cho các em nhỏ đến khám bệnh và xem chương trình.
Sau ít lần đến nhà chơi, ông Bình nhận thấy bố mẹ bà Thảo hiền hậu, thương mình. Ông có cảm tình và quyết định sẽ tiến xa hơn với bà. Ông liên tục cùng đi chơi, xem phim, uống nước với bà Thảo và nhóm bạn của bà.
Sau này, khi hiểu tình ý của nhau, cả hai tách nhóm, đi chơi riêng và hẹn hò. Tuy vậy, đôi trẻ chỉ ngồi gần nhau trò chuyện chứ chưa dám nắm tay, thể hiện tình cảm.
Trong một lần đi xem hát, ông Bình lấy hết dũng cảm mở lời xin nắm tay, rồi năn nỉ có nụ hôn đầu đời với bà Thảo. Sau nhiều lần thẹn thùng từ chối, bà Thảo im lặng, chờ đợi nụ hôn đầu trong niềm hạnh phúc.
Dẫu vậy, vì nhiều lý do, ông bà chưa vội đến với nhau. Ngoài việc thấy mình còn trẻ, chưa chín chắn, bà Thảo còn được bố mẹ yêu cầu theo gia đình xuất ngoại định cư.
Tại chương trình Tình trăm nămtập 199, bà Thảo kể: “Chúng tôi yêu nhau được 2 năm thì biết tin bố mẹ tôi quyết định xuất ngoại. Ông bà đã lo xong giấy tờ, thủ tục. Tôi thương ông ấy quá nên không muốn đi.
Tôi xin ông bà rằng: 'Chúng con lỡ thương nhau rồi. Nếu ba má thương chúng con thì cho con ở lại'. Phần vì thương ông Bình, phần vì anh chị dâu tôi cũng không muốn đi, nên cuối cùng ba mẹ quyết định không đi nước ngoài nữa”.
Sau 5 năm có đủ yêu thương, giận hờn, ông bà tổ chức đám cưới, về chung một nhà. Cưới nhau ít tháng, bà Thảo có tin vui. Bà về nhà mẹ đẻ chờ sinh, ông Bình ở lại đi làm kiếm sống.
Ngày vợ sinh con đầu lòng, ông Bình không hề hay biết. Đến lúc biết tin, ông tất tả chạy vào bệnh viện thăm. Tại bệnh viện, thấy mẹ tròn con vuông, ông như trút bỏ được nỗi lo, chạy đến ôm vợ con vào lòng.
Thương vợ mang nặng đẻ đau, khi bà Thảo sinh con thứ 2, ông Bình giành lấy công việc giặt giũ, làm việc nhà... Mỗi sáng, ông đều giặt tã, quần áo cho vợ con, dọn nhà... rồi mới đi làm.
Lặng im để giữ hạnh phúc
Cưới vợ, sinh con, ông Bình làm công nhân nuôi cả gia đình. Kinh tế khó khăn, một mình ông gồng gánh, tìm cách vượt qua cơn bĩ cực. Ông không cho vợ phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền.
Ông tiết kiệm, thậm chí nhiều lần nhịn ăn để lo cho vợ con. Bà Thảo nhớ lại: “Một lần, ông ấy chở 3 mẹ con tôi đi ăn phở. Nhưng lúc nhân viên phục vụ bưng thức ăn ra chỉ có 3 tô phở.
Tôi và con hỏi thì ông nói đã ăn rồi. Tôi biết ông ấy cố tình nhịn ăn để tiết kiệm. Nhưng dù nói thế nào, ông cũng không chịu gọi thêm nên 3 mẹ con tôi đành ăn một mình.
Về nhà, con trai tôi kể lại rồi hỏi bà ngoại cháu là: 'Sao ba không ăn vậy ngoại?'. Mẹ tôi giải thích đó là vì ba nhường cho mẹ con cháu ăn. Bà dạy thêm: 'Sau này khi vào quán, nếu ba không ăn thì các con và mẹ cũng nhất quyết không ăn'.
Sau này, mỗi khi có dịp đi ăn ở ngoài, ông ấy không ăn, các con của tôi cũng nhất định không động đũa. Cuối cùng, ông ấy phải ăn cùng”.
Ngoài chuyện một mình gồng gánh kinh tế gia đình, trong hôn nhân, ông Bình cũng chủ động nhường nhịn vợ. Biết vợ nóng tính, mỗi khi xung đột, ông chọn cách im lặng.
Ông tâm sự: “Mỗi lần vợ chồng xích mích, bà ấy nổi nóng, lớn tiếng là tôi lại nín thinh. Tôi nín thinh như vậy không phải là sợ mà để cho qua chuyện.
Mình đi làm ở ngoài đã mệt mỏi rồi, về nhà cần bình yên. Vì vậy, tôi cứ im lặng cho mọi chuyện êm đềm, vui vẻ”.
Sự im lặng đúng lúc của ông khiến bà Thảo dần thấy mình quá đà mỗi khi vợ chồng có phút bất hòa, cãi vã. Từ đó, bà tự điều chỉnh mình để cuộc sống hôn nhân ôn hòa, đầm ấm.
Cuối chương trình, bà Thảo gửi đến chồng lá thư tay, thay cho lời cám ơn sau hơn 30 năm chung sống. Thư có đoạn: “Cám ơn chồng vì tất cả những gì chồng đã làm cho gia đình nhỏ của chúng mình. Tất cả sự hy sinh thầm lặng đó, vợ đều biết cả.
Tất cả những lo toan cơm áo gạo tiền, chồng đều gánh vác, bản thân chưa bao giờ tự thưởng cho mình một cái gì… Nếu có được một điều ước, vợ vẫn ước hai vợ chồng mình sẽ mãi mãi được nắm tay nhau”.
Lời thư tha thiết, chân thành khiến ông Bình rưng rưng xúc động. Trong khi đó, khi nghe lại những câu từ do mình viết ra, bà Thảo cũng không kìm được cảm xúc, rơi nước mắt.
Trước sự xúc động của vợ, ông Bình nói: “Anh cũng cám ơn em vì đã lo cho gia đình và hai đứa con, đã giữ gìn sức khỏe để hai chúng ta nắm tay nhau đi hết con đường đời. Anh lúc nào cũng yêu quý em và các con”.
Nhân dịp xuất hiện tại chương trình, ông Bình bất ngờ tặng vợ một món quà làm kỷ niệm. Sau cùng, ông nhẹ nhàng ôm hôn vợ để bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho bà.