![]() |
Các em học sinh hào hứng khi được tiếp cận với những kiến thức về khoa học công nghệ |
Có mặt từ rất sớm, Hoàng Mạnh Đức (Trường Tiểu học Nghĩa Tân, Hà Nội) thích thú khi nghe Ban tổ chức giới thiệu chương trình năm nay. Các em sẽ được tìm hiểu những kiến thức cơ bản về vũ trụ như chòm sao, dải ngân hà, các hành tinh hay những công nghệ khám phá vũ trụ như vệ tinh, tên lửa, robot,…
Vốn rất yêu thích khám phá vũ trụ huyền bí, Đức hào hứng: “Em rất thích tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, đặc biệt là những chòm sao. Em sẽ cố gắng học để sau này có thể khám phá những điều kỳ diệu của thế giới”.
Đây là năm thứ hai Đức tham gia ngày hội này. Em cho biết, mình đã trả lời được rất nhiều câu hỏi về khoa học do Ban tổ chức đặt ra.
Ngoài ra, trong chương trình năm nay, phụ huynh và các em học sinh cấp Tiểu học, Trung học cơ sở tại Hà Nội còn được khám phá và trải nghiệm sự kỳ diệu của khoa học thông qua việc thực hành về robot năng lượng gió, tự làm lăng kính 3D, thí nghiệm về lực hấp dẫn hay khám phá không gian,… Những kiến thức tưởng chừng xa xôi này lại trở nên thật gần gũi và hấp dẫn thông qua các thí nghiệm vui.
Chị Thanh Hải, mẹ của Đức chia sẻ: “Những kiến thức về vũ trụ được rất nhiều bạn nhỏ đam mê tìm hiểu nhưng cơ hội phát triển tại Việt Nam còn rất hạn chế. Chương trình trải nghiệm này thực sự bổ ích giúp các con có thể tiếp cận với những kiến thức khoa học lý thú, thúc đẩy niềm đam mê khoa học và công nghệ trong các con”.
Công nghệ vũ trụ là một ngành công nghệ cao được tích hợp từ nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau, nhằm chế tạo và ứng dụng các phương tiện như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa đẩy, trạm mặt đất,… để khám phá và chinh phục khoảng không gian vũ trụ vì lợi ích cả con người.
![]() |
Học sinh tham gia vào các câu đố vui về kiến thức vũ trụ |
![]() |
Trải nghiệm làm robot năng lượng gió |
![]() |
Thí nghiệm về lực hấp dẫn |
![]() |
Học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản về vũ trụ |
Thúy Nga
Tại buổi họp báo thường kỳ quý 4 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức chiều ngày 25/1, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đã trả lời những vấn đề đang được báo chí quan tâm.
" alt=""/>Học sinh tự làm robot năng lượng gióCụ thể, em Hồ Việt Đức (lớp 12, Trường THPT Chuyên Quốc học, Tỉnh Thừa Thiên - Huế) giành Huy chương Vàng.
Em Đồng Ngọc Hà (lớp 12, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) giành Huy chương Bạc.
Em Hà Vũ Huyền Linh (lớp 12, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) giành Huy chương Đồng.
Em Nguyễn Thị Thu Nga (lớp 11, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ) giành giải khuyến khích.
![]() |
Cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế 2020 được tổ chức tại TP Nagasaki, Nhật Bản và dự định tổ chức vào giữa tháng 7 năm 2020.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên cuộc thi chuyển sang hình thức thi trực tuyến tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội với tên gọi là “Thách thức Olympic Sinh học quốc tế 2020”.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội - đơn vị tổ chức cuộc thi đã thực hiện rất chặt chẽ các yêu cầu của kỳ thi để đảm bảo kết quả trung thực và khách quan.
Dù tổ chức thi trực tuyến nhưng số lượng bài thi không thay đổi; các thí sinh làm 2 bài thi lý thuyết (mỗi bài làm trong 3 giờ) và 2 bài thi thực hành. Bài thực hành thí nghiệm ảo về Sinh lý học động vật (làm trong 3 giờ), và bài thực hành Tin sinh học (làm trong 1,5 giờ).
Thanh Hùng
Cả 6 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương năm 2020 đều giành huy chương, trong đó có 1 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc và 1 huy chương Đồng.
" alt=""/>Việt Nam giành 1 Huy chương Vàng Olympic Sinh học quốc tế năm 2020Nhiều người nghĩ, không biết cha mẹ của hai đứa trẻ này đang nghĩ gì khi để cho con trẻ tự mình sang đường ở những con phố đông đúc, nguy hiểm mà đến người lớn còn ái ngại ở quận Brooklyn, Mỹ.
Thế nhưng, mẹ của 2 đứa trẻ là Aline Adams cho biết, sẽ rất tốt khi con của cô sớm học được cách tự mình chịu trách nhiệm.
“Cách duy nhất để khiến một người trở nên độc lập chính là cho họ cơ hội để tự mình đưa ra sự lựa chọn. Và quan trọng nhất là tự họ trải qua những sai lầm bởi làm sao con người có thể phát triển kỹ năng phán đoán tốt nếu như không có ai cho họ cơ hội để đưa ra quyết định”.
Ví dụ như…
“Một lần con chơi xếp hình bằng miếng gỗ, con đã đặt bốn chiếc khoan lên đó và nó rơi vào mặt con. Sau lần đó thì con biết rằng không nên đặt khoan ở trên xếp hình bởi nó sẽ rơi vào mặt con”, con gái Aline chia sẻ.
Aline nhìn nhận bản thân mình là một người hoàn toàn trái ngược đối với những cặp cha mẹ bảo bọc con quá cẩn thận. Cô là một phụ huynh dạy con theo kiểu “nuôi thả”.
Nhiều người sẽ nghĩ Aline là một bà mẹ tồi nhất thế giới nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. Đây mới là người mẹ tệ nhất.
Lenore là một biên tập viên, người dẫn chương trình truyền hình và là một người mẹ của hai cậu con trai. Cô cũng đã phát triển và sở hữu nhãn hiệu riêng cho thuật ngữ nuôi thả con trên chương trình phỏng vấn qua radio mà cô đang làm.
“Nuôi thả con là phong trào mà tôi đã khơi dậy. Bạn sẽ thừa nhận phương pháp này bởi nó không phải là nuôi dạy con theo cách cổ hủ, lỗi thời như trước”.
Mọi thứ bắt đầu khi Lenore để cho con trai tự mình đi tàu điện ngầm.
“Cháu không hề sợ hãi mà cảm thấy rất phấn khích, rất thích thú bởi cháu không thể tin được mình có thể làm được điều này”.
Đây là hình ảnh của cậu bé khi lần đầu tiên tự mình đi tàu điện ngầm. Đó không phải là ý tưởng của cậu bé mà là của mẹ cậu. Mẹ cậu bé đã để cậu bé lại nhà ga Bloomingdale cùng với bản đồ tàu điện ngầm, thẻ đi tàu và 20 USD.
Cậu bé đã lên tàu điện ngầm đi từ quận Manhattan tới quận Queens sau đó chuyển sang đi xe bus về nhà. Một vài ngày sau đó, mẹ của cậu bé đã viết một bài báo về điều đó.
“Phản ứng của mọi người chính là gán cho tôi danh hiệu người mẹ tồi tệ nhất nước Mỹ. Nếu như tìm kiếm trên Google từ khóa "người mẹ tệ nhất nước Mỹ", tên của tôi xuất hiện trên 77 trang của Google. Một lần tôi đã thử tìm kiếm tên mình mà có tới 3 triệu kết quả.
Tôi tham gia rất nhiều chương trình như thế này và bị tra tấn bằng những câu tại sao chị làm vậy, chị không lo lắng cho con à, chị cảm thấy thế nào nếu như có chuyện xảy ra… Chúng tôi bị bủa vây trong những câu hỏi khủng khiếp”, chị Lenore chia sẻ.
Các chị em phụ nữ bắt đầu tham gia vào chủ đề này.
Nhưng những người nghĩ Lenora là người mẹ tệ nhất thế giới lại bị áp đảo bởi những người cho rằng cô đã đúng trong một thế giới không có gì đáng sợ hãi cả.
Các dữ liệu cho thấy, tỷ lệ tội phạm đang ở mức thấp hơn so với thời các bậc phụ huynh hiện tại còn là những đứa trẻ.
Đặc biệt là những thành phố cũng đang an toàn hơn.
“Tôi bắt đầu viết blog về việc nuôi thả con tự do vào mỗi cuối tuần để chia sẻ về câu chuyện của riêng mình. Đó là những câu chuyện về việc tôi yêu các con mình, tôi yêu sự an toàn, những câu chuyện về mũ bảo hiểm, ghế xe hơi, thắt dây an toàn, miếng bảo vệ miệng… Tôi không phải là người đi ngược lại với sự an toàn.
Tôi chỉ là không tin rằng các con mình cần quá bao bọc khi chúng rời nhà và đó là lúc tôi nhận ra tôi đã có suy nghĩ khác xa với mọi người ở đất nước của mình”, Lenora nói.
Không chỉ có suy nghĩ khác xa với mọi người, cô còn đưa triết lý nuôi con của mình lên bàn luận tại một chương trình truyền hình thực tế và cách nuôi thả con tự do của cô trở nên phát triển ở những quốc gia khác
A.B(Theo CBS News)
Ngủ 10 tiếng mỗi ngày là mẹo số 1 từ mẹ của Eileen Gu - nữ VĐV giành Huy chương Vàng cho Trung Quốc hạng mục nhào lộn trên không trong môn trượt tuyết tự do tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vừa qua.
" alt=""/>'Người mẹ tệ nhất thế giới' và triết lý nuôi con khiến các nước học theo