Bất hạnh ập đến
Câu chuyện buồn dần hiện về trước mắt cô Vụ, vào cái ngày định mệnh giữa năm 2018, khi đó anh Nhạ đi chở ngô cho nhà ngoại bằng xe bò kéo. Đến đoạn đường gồ ghề, chiếc xe bất ngờ lật bánh khiến anh ngã nhào, chấn thương dập đốt sống cổ. Ngay lập tức, anh Nhạ được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu và mổ phẫu thuật gấp.
![]() |
Tai nạn bất ngờ khiến anh Nhạ lâm vào cảnh liệt giường |
“Thời gian đó là những ngày cơ cực nhất của gia đình, con trai cấp cứu, con dâu lại đang mang bầu. Nghe tin con gặp nạn, tôi bị sốc lên cơn đau tim ngất đi cũng phải nằm viện. Lúc ấy chỉ có ông nhà tôi cùng anh em trong gia đình xoay xở. Đến giờ tôi không dám nghĩ lại cảnh tượng đó nữa, mỗi lại nghĩ lại tim tôi lại đau nhói… ” cô Vụ nói.
Gần 1 năm nay, ngày nào cũng như ngày nào, anh Nhạ chỉ nằm im như khúc gỗ, không biết ăn, không biết uống. Bác sĩ nói, chân của anh vẫn còn phản ứng, chỉ cần điều trị liền những vết loét là hy vọng có thể đi lại được.
Biết là con mình còn cơ hội khỏe lại nhưng gia đình cô Vụ đã lâm vào cảnh bất lực. Đợt điều trị ở bệnh viện tỉnh và cả bệnh viện tư nhân tốn kém gần 200 trăm triệu đồng, tất cả đều phải đi vay mượn khắp nơi, vay cả ngân hàng, giờ thì không còn vay ai được nữa.
![]() |
Cô Vụ một mình chăm sóc con ở bệnh viện |
Vừa kể, cô vừa cầm khăn lau mặt mũi, chân tay nhưng cậu con trai vẫn trơ ra như đá, chỉ thi thoảng thốt lên tiếng ú ớ trong cổ họng. Nhìn anh Nhạ hiện tại không ai có thể hình dung được trước đây, anh là người đàn ông trụ cột của gia đình. Cơ thể teo tóp lại chỉ còn da bọc xương. Không biết khi nằm đó, anh có hay người vợ và 3 đứa con nhỏ đang ở nhà từng ngày ngóng mong anh khoẻ mạnh trở về.
Mọi cố gắng của gia đình hy vọng anh Nhạ sẽ sớm khỏe lại. Thế nhưng tình trạng của anh không thay đổi nhiều, chỉ may mắn giữ được tính mạng, còn nửa người phía dưới bị liệt dẫn đến lở loét, hoại tử. Kinh tế khánh kiệt, không còn cách nào khác, cô Vụ tính đến chuyện đưa con về nhà chăm sóc.
![]() |
Không chỉ con trai, 3 đứa cháu nhỏ ở quê nhà cũng đang trong cảnh đói ăn, thiếu thốn |
Khó khăn chồng chất
Gia đình cô Vụ thuộc vào diện hộ nghèo của địa phương đã nhiều năm nay. Anh Nhạ là con cả, vợ chồng anh lấy nhau được 2 năm thì ra ngoài ở riêng. Chị Nguyễn Thị Yến, vợ anh Nhạ không được nhanh nhẹn như người bình thường. Vì thế chị không đi làm thuê mà chỉ ở nhà nuôi con và trồng vài sào ruộng lúa.
Từ ngày anh Nhạ bị tai nạn đến nay, mọi chi phí điều trị, thuốc thang đều một tay vợ chồng cô Vụ xoay xở. Chú Đào Xuân Thủy, bố anh Nhạ đi làm thợ xây, vừa lo kiếm tiền nuôi các cháu, lại lo đứa con trai đang ở bệnh viện. Thu nhập không đủ tiêu, cuộc sống luôn chịu đói kém, nợ nần.
Ông Nguyễn Văn Tiến – Trưởng thôn 4, xã Đại Nghĩa chia sẻ: “Đúng là hoàn cảnh của gia đình ông Thủy, bà Vụ rất khó khăn. Không chỉ là hộ nghèo ở địa phương mà cậu con trai bị tai nạn nằm bất động gần một năm nay. Nhà cháu Nhạ còn có 3 con nhỏ, mẹ của cháu nhà phải đi lên viện chăm sóc, bố ở nhà đi làm thợ xây vất vả lương 3 cọc 3 đồng. Mong sao những tấm lòng hảo tâm biết đến trường hợp này quan tâm, giúp đỡ để gia đình họ vượt qua lúc khó khăn, có thể ổn định cuộc sống”.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: cô Trần Thị Vụ, thôn 4, xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. SĐT 0961266341 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.080 (anh Đào Xuân Nhạ) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
|
Mổ tim 2 lần, tình trạng sức khỏe của cậu bé Hoàng Văn Minh vẫn chưa hết nguy hiểm. Không ngờ bác sĩ tiếp tục phát hiện, em có ổ áp xe lớn trong não cần phẫu thuật gấp.
" alt=""/>Mẹ nghèo khẩn cầu xin cứu con trai tai nạn liệt nửa ngườiKhông chỉ xuất phát từ tòa soạn, mọi người từ văn phòng đại diện các tỉnh cũng phân công nhau về khắp các địa phương. Có những địa phương được chọn nằm ở vùng sâu vùng xa, sát biên giới, đi lại vô cùng khó khăn. Quãng đường có khi đến hàng trăm cây số, nhưng nghĩ đến niềm vui của hộ gia đình được nhận nhà, ánh mắt lấp lánh của trẻ nhỏ, mọi người như được tiếp thêm sức mạnh.
![]() |
Ngôi nhà ở Yên Bái được hoàn thành đầu tiên |
Yên Bái là nơi được chọn sớm và cũng là nơi giải ngân sớm nhất. Sở Lao Động-Thương binh xã hội tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo xuống huyện và xã. Nhờ sự chỉ đạo sát sao mà công trình được khởi công và hoàn thành nhanh nhất, chỉ sau hơn 1 tháng.
Ngôi nhà ở Đắk Lắk gây bất ngờ lớn khi có quy mô khá hoàng tráng, 2 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 bếp rộng khoảng 80m2. Địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, trực tiếp thuê thợ và chỉ đạo xây nhà. Công trình hoàn thành sau hơn 1 tháng xây dựng.
Tuyên Quang lại có cái khó riêng. Trong 6 căn nhà mà Báo xây dựng đợt đầu thì chỉ có 5 căn được doanh nghiệp tài trợ 70 triệu đồng, còn lại 1 căn được 50 triệu. Căn 50 triệu đồng, doanh nghiệp quả quyết làm được nên báo định để doanh nghiệp tự làm và nhiệm vụ của báo chỉ là giới thiệu những hoàn cảnh cần được hỗ trợ xây nhà. Song liên hệ mãi doanh nghiệp cũng không có kế hoạch. Những người có trách nhiệm quyết định chọn 1 địa phương xây 2 căn cùng lúc và gộp số tiền 70 và 50 lại cùng xây dựng 2 căn nhà. Chính vì vậy, 2 ngôi nhà của Tuyên Quang đã không thể đúng tiến độ.
Để được khởi công xây dựng một căn nhà cũng không hề đơn giản, trải qua rất nhiều công đoạn. Đây là tiền của doanh nghiệp bỏ ra nên mọi thủ tục đều phải tiến hành phù hợp với qui định của ngành Tài chính- Kế toán. Từ việc tiêu chí chọn hộ nghèo để được hỗ trợ đến các mẫu thiết kế để xây đều phải làm đúng. Mà mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng không thể lấy mẫu nhà của vùng núi phía Bắc để thực hiện cho phía Nam và cũng không thể lấy mẫu của người Thái thay cho người Mông, người Mường…Rồi chuyện chuyển tiền giải ngân... nghĩa là để chuẩn bị khởi công phải qua một quá trình dài, mà thời gian lại gấp nên anh em ở địa bàn cũng như những người có trách nhiệm ở Tòa soạn đều phải “vất chân lên cổ” để chạy đua với thời gian.
Ngày khánh thành đúng là ngày vui của các gia đình được nhận nhà. Có đại diện của chính quyền Huyện xã, có nơi tỉnh cũng cử đại diện. Các gia đình ai nấy đều phấn khởi, nét mặt và nụ cười rạng rỡ. Căn nhà là tài sản vô giá của người nghèo, làm lụng quanh năm ngày tháng cũng chỉ đủ ăn thì lấy đâu ra giành dụm để xây nhà nên mọi người đều vui mừng khôn xiết.
![]() |
Ngôi nhà ở Quảng Trị |
Gia đình chị Hợi (ở xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đầu năm 2018, căn nhà từng bị đổ sập một phần, dột nát, hỏng, chị thường xuyên phải đi ngủ nhờ nhà hàng xóm.
Bản thân chị đau ốm liên miên, chỉ trông vào 2 sào ruộng và vài cân hến bắt được mỗi ngày để sống. Khi bệnh tái phát cũng là lúc chị phải cầm bát đi vay gạo khắp xóm. Bởi vậy, việc sửa chữa nhà là điều quá xa vời đối với người phụ nữ này.
Chị Hợi không cầm được nước mắt, xúc động nói lời cảm ơn đến Báo VietNamNet, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã quan tâm, giúp đỡ gia đình chị.
![]() |
Ngôi nhà ở Mường Lát- Thanh Hóa |
Trong buổi khánh thành ngôi nhà ở Mường Lát, Thanh Hóa, chủ nhân ngôi nhà đã thật sự xúc động: “Nhà tôi giờ đến lo bữa ăn trong ngày còn khó. Hai vợ chồng già yếu rồi không đi làm được nữa. Ngôi nhà hư hỏng, mùa mưa nước rột chảy lênh láng khắp nhà, đồ đạc ướt hết. Mùa động, gió lùa qua phên cửa lạnh buốt. Muốn dựng lại cái nhà mà không có tiền”, ông Vư chia sẻ.
Ông Vư vui mừng nói: “Chưa bao giờ nghĩ tôi lại được ở trong ngôi nhà mới khang trang thế này. Giờ được ở mà ngỡ như mơ. Có nhà mới gia đình tôi phải ăn tết thật to”.
Chủ tịch UBND xã Mường Lý Lê Duy Hải chia sẻ, Mường Lý là xã nghèo nhất của huyện Mường Lát, cuộc sống người dân nơi đây còn khó khăn. Để xây được một cái nhà kiên cố như thế này đó là tài sản cả đời của họ. Thay mặt chính quyền địa phương, chúng tôi cám ơn báo VietNamNet đã quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Ở Yên Bái, Quảng trị, hay DakLak không những người được nhận nhà vui mừng mà ngay những người đại diện cho chính quyền địa phương cũng rất phấn khởi. Xóa đi một hộ thiếu nhà, một hộ nghèo khó là mục tiêu phấn đấu của địa phương, của toàn xã hội.
Ở Mỹ Bằng, Tân Yên, Tuyên Quang có những tổ chức thiện nguyện tự phát. Họ tập hợp nhau lại đi quyên góp ủng những người ốm đau, người già cả, quyên góp tiền để xây nhà. Anh Dương, phó chủ tịch xã tâm sự: Bản thân tôi cũng nằm trong nhóm thiện nguyện. Chúng tôi đã vận động xây dựng được 1 ngôi nhà cho người nghèo. Vừa qua, báo VietNamNet có viết 1 trường hợp bị tai nạn vỡ hộp sọ tại địa phương, chúng tôi cũng đã vận động các cá nhân tổ chức quyên tiền ủng hộ. Số tiền gần 100 triệu, trong đó có số tiền của Bạn đọc VietNamNet ủng hộ là tài sản lớn đối với cháu Nghiệp, người bị tai nạn ở địa phương.
Những ngôi nhà đầu tiên của chương trình 500 nhà đã đem lại niềm vui cho người nghèo, cho những mảnh đời còn khó khăn. Nụ cười đã trở lại, cuộc sống đã sang trang. Mùa xuân này, bà con được nhận nhà thêm ấm lòng đón xuân trong ngôi nhà mới. Những cành đào như tươi hơn, thắm hơn trong những "Ngôi nhà mơ ước".
Một mùa Xuân thật đầm ấm và hạnh phúc đang đến rất gần.
Kim Yến
Đại diện báo VietNamNet cùng chính quyền địa phương đã trao ngôi nhà cho hộ gia đình nghèo Thào Seo Vư.
" alt=""/>Ngôi nhà mơ ước