Cầu vượt qua Đàn Xã Tắc: Sao không học Đà Nẵng?
Khẳng định di tích là Đàn Xã Tắc!
Các chuyên gia khảo cổ nói gì về vị trí Đàn Xã Tắc?
Buổi tọa đàm “Đàn Xã Tắc Thăng Long có đáng được bảo tồn hay không?” diễn ra sáng 8/5 tại HN thu hút khá đông giới khoa học, khảo cổ và báo giới do vấn đề Đàn Xã Tắc khá nóng hiện nay. Cuộc hội thảo cũng chia ra 2 luồng ý kiến đối lập.
Một chiều từ ý kiến của nguyên Phó viện trưởng Viện khảo cổ Nguyễn Văn Hảo cho rằng chưa được tìm thấy vị trí chính xác Đàn Xã Tắc vì vậy xây dựng cầu vượt qua khu vực dựng bia Đàn Xã Tắc hiện nay để giải quyết vấn đề giao thông là hợp lý.
Chiều ý kiến thứ hai từ TS Nguyễn Hồng Kiên (ảnh) – người phụ trách khai quật khảo cổ học di tích này cho rằng địa điểm hiện tại dựng bia đúng là khu vực Đàn Xã Tắc và không nhất trí với phương án xây dựng cầu vượt qua đây để bảo tồn di tích đúng theo luật di sản.
Tuy nhiên điều đáng tiếc tại buổi tọa đàm là các ý kiến trái chiều vẫn chưa thể đi đến thống nhất với 2 vấn đề cần phải làm rõ: Đàn Xã Tắc có nằm trong khoanh vùng bảo vệ hay không và vị trí chính xác nằm ở đâu? Nên hay không bảo vệ Đàn Xã Tắc và phương án xây cầu đã hợp lý hay chưa?
Ông Nguyễn Văn Hảo khẳng định: “Cuộc khai quật vừa qua vẫn chưa thể tìm ra chính xác vị trí của Đàn Xã Tắc và vì vậy việc khoanh vùng bảo vệ Đàn Xã Tắc là không cần thiết và không đúng. Việc xây cầu vượt để phục vụ cuộc sống của người dân là hợp lý.
Ông cho rằng nếu chưa thể tìm thấy chính xác vị trí Đàn Xã Tắc ở đâu, để an toàn khi thi công xây dựng trước tiên nên đào thăm dò phần móng để khẳng định vị trí đặt chân cầu sẽ không nằm đè lên Đàn Xã Tắc.
TS Nguyễn Hồng Kiên nêu ý kiến: “Việc khai quật vừa qua đã tìm thấy chính xác vị trí Đàn Xã Tắc và vì vậy việc khoanh vùng bảo vệ là đúng đắn. Áp theo luật di sản thì việc xây cầu vượt qua đây là vi phạm luật pháp và không nên”.
Trong bài thuyết trình của TS Nguyễn Hồng Kiên cũng đưa hàng loạt các chứng cứ khảo cổ tìm thấy trong quá trình khai quật để khẳng định vị trí Đàn Xã Tắc mà ông đưa ra trong bản báo cáo là chính xác.
Cuộc tọa đàm cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên đáng tiếc cuộc tọa đàm vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Nguyễn Hoàng
" alt=""/>Giới nghiên cứu bất đồng về Đàn Xã TắcVới gần 1.000 năm lịch sử, chùa Một Cột không chỉ là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, mà năm 2012, ngôi chùa này còn được Tổ chức kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”. Thế nhưng, nó đang bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian, nhất là vào mùa mưa, các pho tượng trong chùa phải mặc áo mưa, sư vãi trong chùa chạy đôn chạy đáo lấy xô chậu hứng nước.
Cách đây vài năm, Chùa Một Cột-chùa chính, biểu tượng mà người dân vẫn nhìn thấy đã được tu sửa, đảo lại ngói. Hiện tại, chúa chính này đã kiên cố và không còn dột nữa. Nhưng Trụ trì Chùa Một Cột, Thích Tâm Kiên viết đơn kêu cứu cho điện Tam Bảo và Nhà thờ Tổ thuộc quần thể di tích Chùa Một Cột, vốn đã xuống cấp nghiêm trọng.
Đã nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa tới, Chùa Một Cột lại úng ngập cục bộ khiến khách thập phương tới viếng chùa không biết trú chỗ nào cho khỏi ướt và không biết ra bằng cách nào. Mực nước lên cao gần tới ngực người đàn ông này, tức gần tới bậc cuối cùng lên Chùa Một Cột.
Mái ngói ở nhà thờ Tổ có thể rơi vào đầu khách thập phương bất cứ lúc nào.
Các xà gỗ tại nhà thờ Tổ bị mối mọt tấn công. Chỉ cần đụng nhẹ tay vào là gỗ đã mủn ra từng mảng.
Khi mưa xuống, nhà thờ Tổ ngập khoảng 60cm.
Tại điện Tam Bảo, mái ngói xô nhiều chỗ.
Cứ mỗi khi mưa xuống, nhà chùa phải mặc áo mưa, đội nón cho các tượng phật.
Hai bên ban thờ ở điện Tam Bảo, bình đồng ở hai bên thay vì đựng hoa, các sư trong chùa để chậu để hứng nước mưa.
Các vệt tường hiện rõ những vết nước mưa chảy xuống
Tình Lê
" alt=""/>Hình ảnh xuống cấp nghiêm trọng của Chùa Một Cột