Tờ Bola cho rằng đội tuyển Việt Nam đang sa sút và khó vô địch AFF Cup 2024 (Ảnh: Minh Quân).
Trước tình hình ấy, tờ Bola cho rằng đội tuyển Việt Nam sa sút quá nhiều và khó lòng cạnh tranh chức vô địch AFF Cup. Tờ báo của Indonesia viết: "Các đội bóng đang tích cực chuẩn bị cho AFF Cup 2024, giải đấu sẽ diễn ra trong hơn một tháng tới.
Đội tuyển Việt Nam đặt quyết tâm rất cao nhưng có một thực tế rằng, đội bóng dưới thời HLV Kim Sang Sik không thể thay đổi quá nhiều về chiến lược và nền tảng đội hình so với thời HLV trước đó, Philippe Troussier.
Bóng đá Việt Nam đang tụt lại phía sau. Sau thành công trong thời kỳ vàng từ năm 2018 đến năm 2022, đội tuyển Việt Nam không còn giữ được sức mạnh. Họ trải qua thời gian đầy khó khăn và vấp phải sự cạnh tranh từ sự vươn lên của nhiều đối thủ, trong đó có đội tuyển Indonesia.
Đội tuyển Việt Nam đã được kiểm chứng sức mạnh của Indonesia. Trong năm 2024, họ đã thất bại trong cả ba trận đấu gặp Garuda (biệt danh của đội tuyển Indonesia). Họ thất bại 0-1 trước Indonesia ở Asian Cup 2023. Sau đó, "Những chiến binh sao vàng" tiếp tục thất bại trong hai trận ở vòng loại thứ hai World Cup.
Đội tuyển Việt Nam thời HLV Kim Sang Sik không tiến bộ so với thời HLV Troussier (Ảnh: Tiến Tuấn).
HLV Kim Sang Sik vẫn chưa thể mang tới kết quả như mong đợi. Cả hai HLV Kim Sang Sik và Troussier đều thừa nhận vấn đề cốt lõi nằm ở thực lực của đội bóng.
Đội tuyển Việt Nam ở thời điểm này có nhiều điểm yếu. HLV Troussier từng loại nhiều cầu thủ kỳ cựu để tin dùng các cầu thủ trẻ. Tuy nhiên, vấn đề này cho thấy nhiều điểm hạn chế. Các cầu thủ trẻ như Minh Trọng, Tuấn Tài, Đình Bắc, Văn Khang, Thái Sơn chưa đủ trưởng thành để gánh vác đội tuyển Việt Nam. Họ mắc không ít sai lầm khi khoác áo đội tuyển quốc gia.
HLV Kim Sang Sik đã quyết định trao cơ hội cho nhiều cầu thủ kỳ cựu. Cầu thủ trẻ trước đây được đưa về đội U23. Sự kết hợp các cầu thủ giàu kinh nghiệm và những cầu thủ trẻ là điều cần thiết trong quá trình chuyển giao của đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, HLV Kim Sang Sik chưa mang tới kết quả tốt trước khi đội bóng bước vào giai đoạn trẻ hóa".
Ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam nằm chung bảng với Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào. Hôm qua (3/11), HLV Shin Tae Yong xác nhận sẽ cử đội U22 Indonesia tham dự AFF Cup 2024 vì khó triệu tập các cầu thủ tới từ châu Âu.
" alt=""/>Báo Indonesia nói thẳng về khả năng vô địch AFF Cup của tuyển Việt NamTính đến sau ngày 1/8, ngày thi đấu chính thức thứ 7 của Olympic Paris 2024, đoàn thể thao Trung Quốc đang tạm dẫn đầu đại hội, với 11 huy chương vàng (HCV), 7 huy chương bạc (HCB) và 6 huy chương đồng (HCĐ).
Trung Quốc đã vượt qua đoàn liên tục dẫn đầu ở những ngày thi đấu đầu tiên là Nhật Bản (có 8 HCV tính đến sau ngày 1/8) và tạm xếp trên đoàn Mỹ (9 HCV).
Pan Zhanle phá kỷ lục thế giới ở nội dung 100m bơi tự do nam (Ảnh: Reuters).
Dĩ nhiên, vị trí hiện tại của đoàn Trung Quốc chỉ là tạm thời, cũng còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc sẽ giữ được vị trí này đến cuối Olympic Paris 2024 (bế mạc ngày 11/8).
Môn thể thao hấp dẫn nhất, có nhiều huy chương nhất (48 bộ huy chương) là điền kinh phải đến ngày mai (3/8) mới thật sự vào cuộc (điền kinh đã khởi động với nội dung đi bộ 20km hôm 1/8, nhưng các nội dung nóng bỏng nhất trên đường chạy và hố nhảy vẫn chưa diễn ra).
Dù vậy, không thể phủ nhận sự xuất sắc của các vận động viên Trung Quốc trong vòng 7 ngày vừa rồi. Họ vẫn giữ được thế mạnh truyền thống ở các môn bắn súng, bóng bàn, cầu lông. Tuy nhiên, sự xuất sắc đặc biệt của đoàn thể thao Trung Quốc phải kể đến môn bơi.
Lần đầu tiên sau rất nhiều năm và rất nhiều kỳ Olympic, Trung Quốc có HCV đi kèm với kỷ lục thế giới ở môn bơi. Kình ngư Pan Zhanle đến từ quốc gia đông dân thứ nhì thế giới không chỉ thắng ở nội dung gây cấn nhất (100m bơi tự do nam) mà còn phá kỷ lục thế giới (kỷ lục mới do Pan Zhanle xác lập là 46 giây 40).
Các kình ngư Trung Quốc khiến đường đua xanh dậy sóng trong mấy ngày qua (Ảnh: Reuters).
Cũng trong môn bơi, Xu Jiayu giành HCB ở nội dung 100m bơi ếch nam, Tang Qiangting giành HCB ở nội dung 100m bơi ếch nữ, Zhang Yufei giành 2 HCB ở các nội dung 100m và 200m bơi bướm nữ, đội tuyển bơi tiếp sức Trung Quốc giành 2 HCĐ ở các nội dung 4x100m và 4x200m bơi tự do nữ.
Sau khi có HCV điền kinh ở Olympic Tokyo 2020, thể thao Trung Quốc đang dần "lấn sân" xuống đường đua xanh, họ ngày một mạnh lên ở các nội dung cơ bản nhất của phong trào Olympic gồm điền kinh và bơi.
Tấn công trực diện vào những môn thế mạnh của VĐV phương Tây
Người Trung Quốc không muốn mãi mang tiếng chỉ mạnh ở các môn mà phương Tây khó phát triển mạnh, đòi hỏi sự khéo léo như thể dục dụng cụ, bóng bàn, nhảy cầu…
Zheng Qinwen (trái) tạo bất ngờ lớn khi lọt vào trận chung kết nội dung đơn nữ môn quần vợt (Ảnh: Reuters).
Hiện tại, thể thao Trung Quốc tấn công thẳng vào các môn vốn là thế mạnh của các quốc gia phương Tây, những môn thi đấu đòi hỏi cơ bắp, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối về mặt thông số là bơi và điền kinh. Riêng trong môn bơi, Trung Quốc giờ đây tấn công thẳng vào thế mạnh của các cường quốc của môn này như Mỹ, Australia, Anh, Nam Phi…
HCV và kỷ lục thế giới của Pan Zhanle dĩ nhiên rất đáng nể. Ngay cả các HCB và HCĐ của đội tuyển bơi Trung Quốc những ngày qua cũng rất đáng chú ý. Ngay ở các kỳ Olympic kế tiếp sau Paris 2024, những tấm HCB và HCĐ này có tiềm năng sẽ được đổi màu.
Một bất ngờ động trời nữa ở Olympic, liên quan đến các VĐV Trung Quốc, đó là tay vợt Zheng Qinwen vào chung kết nội dung đơn nữ quần vợt. Trận chung kết chưa diễn ra, nhưng với việc Zheng Qinwen ít nhất có HCB cũng đã là thành tích khó tưởng tượng, bởi lâu nay quần vợt Trung Quốc không được đánh giá cao ở các kỳ Olympic.
Trung Quốc vẫn cố gắng giữ vị trí số một ở các môn thể thao mà họ rất mạnh như bóng bàn (Ảnh: Reuters).
Như đã nói, để giữ được vị trí số một toàn đoàn từ nay đến khi Olympic Paris 2024 kết thúc, đoàn thể thao Trung Quốc phải cạnh tranh căng thẳng với đoàn Mỹ và chủ nhà Pháp ở phần còn lại của Thế vận hội mùa Hè năm nay.
Ngoài việc phải giữ được các thế mạnh truyền thống ở các môn nhảy cầu, bơi nghệ thuật, thể dục dụng cụ và thể dục nghệ thuật, Trung Quốc phải tấn công luôn vào các thế mạnh của đối thủ, như điền kinh, quyền anh. Thứ nhất là để giành HCV cho mình, thứ nhì là để trực tiếp tước HCV từ tay đối phương, giảm số lượng HCV của đoàn Mỹ ở các môn này.
Và thật ra, cả thế giới cũng đang nóng lòng chờ xem người Trung Quốc còn tạo ra thêm bất ngờ nào nữa cho các cường quốc thể thao phương Tây trong những môn thể thao trên.
" alt=""/>Thể thao Trung Quốc đứng trước cơ hội thống trị Olympic 2024Djokovic có màn lội ngược dòng ấn tượng trước Musetti (Ảnh: Getty).
Năm 2021, Djokovic để Musetti dẫn trước 2 set trong trận đấu tại vòng 4 Roland Garros và anh đã lội ngược dòng thành công. Lần này, trận đấu kéo dài hơn với thời gian thi đấu lên tới 4 giờ 29 phút, cũng muộn hơn khi kết thúc vào 3h08 sáng (theo giờ Paris), tuy nhiên bản lĩnh kinh nghiệm của Djokovic vẫn phát huy được hiệu quả trước một đối thủ trẻ hơn 15 tuổi và dường như có đôi chân dẻo dai hơn hẳn anh.
Trong lịch sử Roland Garros, trận đấu kết thúc muộn nhất trước đây diễn ra ở thời điểm 1h26 sáng khi Rafael Nadal đánh bại Jannik Sinner vào năm 2020 trên đường giành danh hiệu vô địch.
Trận đấu của Djokovic và Musetti diễn ra muộn một phần do trời mưa và lịch thi đấu dày đặc, bao gồm cả việc chuyển trận đấu bị hoãn của Grigor Dimitrov với Zizou Bergs sang sân Philippe Chatrier để thi đấu vào loạt trận đêm. Hạt giống số 10 người Bulgaria Dimitrov đang dẫn trước hai set khi họ bắt đầu lại, nhưng Bergs đã giành chiến thắng set thứ ba, kéo dài trận đấu và buộc hạt giống số 1 và hạt giống số 30 phải chờ.
Như vậy, trận thắng của Djokovic trước Musetti tại vòng 3 Roland Garros 2024 đã tạo nên kỷ lục mới, trở thành trận đấu kết thúc muộn nhất trong lịch sử giải Grand Slam trên sân đất nện.
Djokovic vượt qua những thử thách về điều kiện thi đấu khắc nghiệt tại Paris (Ảnh: Getty).
Djokovic cải thiện tỷ số lên 5-1 trong loạt trận đối đầu trước Musetti, tay vợt người Italy giành chiến thắng duy nhất tính tới thời điểm hiện tại trước tay vợt người Serbia trên sân đất nện tại Monte Carlo Masters 2023.
Tiếp theo, Djokovic gặp hạt giống số 23 Francisco Cerundolo, tay vợt người Argentina lọt vào vòng 4 năm thứ hai liên tiếp. Djokovic phải lọt vào trận chung kết mới có cơ hội duy trì vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ATP khi giải đấu kết thúc. Tuy nhiên, quyền quyết định không nằm ở Djokovic, hạt giống số 2 Jannik Sinner được đảm bảo trở thành tay vợt thứ 29 trong lịch sử (kể từ năm 1973) vươn lên vị trí số 1 nếu vào chung kết.
Trận thắng Grand Slam thứ 369 của Djokovic giúp anh cân bằng kỷ lục của Roger Federer ở thành tích giành chiến thắng tại các giải Grand Slam. Tuy nhiên, Djokovic chỉ thua 49 trận, còn Federer thua tới 60 trận. Điều đó lý giải tại sao Djokovic có 24 danh hiệu còn Federer có 20 danh hiệu Grand Slam.
Tất nhiên, với việc còn thi đấu, khả năng Djokovic tạo nên kỷ lục mới cho riêng anh là rất cao. Tay vợt người Serbia dù chưa có danh hiệu trong năm nay, nhưng vẫn là ứng viên hàng đầu cho danh hiệu vô địch ở các giải đấu anh có mặt.
" alt=""/>Djokovic ngược dòng ngoạn mục ở trận đấu muộn nhất lịch sử Roland Garros