Anh cho biết đã từng là một học sinh “cá tính” nên có khoảng thời gian dành những suy nghĩ tiêu cực cho các thầy cô giáo.
"Quãng thời gian cấp 2, tôi rất nghịch ngợm và ghét giáo viên vì hay bị bắt học, không làm được bài thầy cô yêu cầu ở lại đến 11,12h đêm mới được về. Nhưng giờ trưởng thành, nhìn lại hành trình đã qua, tôi mới nhận ra cô nghiêm khắc để dạy chúng tôi phải quyết tâm hoàn thành công việc được giao; làm gì cũng phải đến nơi đến chốn và quyết tâm theo đến cùng. Tiếc rằng, ngày trước tôi không nghĩ được như vậy nên luôn tỏ ra khó chịu và ghét người dạy mình", MC Mạnh Khang tâm sự.
Với bài học đó, tại sự kiện công bốChiến dịch Bánh kem 1 chữ, MC Mạnh Khang đã chia sẻ chiếc bánh kem có từ "Khoan dung".
MC kể: "Cô giáo tôi tên Thái Dung, vì vậy cô rất bất ngờ, trách tôi vì đã viết sai tên và chê chữ xấu, không thể nhận ra mặt chữ, vì tôi viết theo kiểu thư pháp. Đó cũng là cảm xúc đầu tiên của tất cả các thầy cô giáo khi nhận được chiếc bánh kem 1 chữ. Sau khi ngồi giải thích về chữ viết, chiếc bánh trở thành cái cớ để tôi thú nhận về quãng thời gian 'nghĩ xấu' cho cô".
Mạnh Khang chọn từ “Khoan dung” bởi, vì lo cho các học trò mà đôi khi cô quên lo cho chính mình.
"Cô cũng là một người mẹ mà vẫn ở lại với học sinh cá biệt đến 11,12h đêm để giúp các bạn vượt lên rào cản trong học tập, sự nông nổi của lứa tuổi học sinh. Đối với những người đã ra trường và đi làm, dịp 20/11 về thăm thầy cô dần trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu có cơ hội trở về chia sẻ, ôn lại chuyện xưa sẽ thật xúc động và ý nghĩa.
Chỉ một chữ, đã gắn với biết bao kỷ niệm thời học sinh, đem tới cảm xúc rất lớn cho các thầy cô và tôi. Cuộc sống luôn có những thời điểm khó khăn tiêu cực, vì vậy tôi mong muốn đem tới cho họ giá trị tích cực từ những điều đơn giản, nhỏ nhất", MC Mạnh Khanh nói về lý do nhận lời làm Đại sứ thiện chí cho Chiến dịch Bánh kem 1 chữ.
MC Mạnh Khang kể, sau khi nhận được chiếc bánh kem có chữ "Khoan dung" cả cô và trò đều vô cùng xúc động.
"Cô rất vui và tự hào khi đã dạy dỗ thành công cậu học trò ngỗ nghịch ngày trước. Từ hành động ý nghĩa đó, sẽ tiếp thêm thật nhiều động lực cho thầy cô đối mặt với những tiêu cực trong nghề như bị học sinh chống đối, vi phạm… để họ bao dung hơn với 'lũ nhất quỷ nhì ma'. Ngoài ra, đó cũng là bài học dành cho các bạn trẻ - sự 'khoan dung' đối với người dạy. Và khi có cơ hội để gặp gỡ, nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn", MC Mạnh Khang bày tỏ.
Chiến dịch Bánh kem 1 chữ là sự kiện mở đầu cho Chiến dịch bánh kem kết nối.
Bà Vũ Thị Hoài Sơn - người khởi xướng chiến dịch cho biết, Chiến dịch Bánh kem kết nốinhằm gắn kết cộng đồng, đưa mọi người lại gần nhau hơn thông qua những chiếc bánh thơm ngon được tạo tác từ bàn tay của các nghệ nhân và những nguyên phụ liệu chất lượng.
“Chiếc bánh kem là cầu nối cho những câu chuyện, mối quan hệ trong cuộc sống xô bồ, vội vã hiện tại. Tôi biết có những bạn không thể tự tay làm được bánh, phải nhờ thầy giáo trợ giúp, nhưng khi suy nghĩ và viết nên một chữ trên bánh, các bạn đã xúc động, òa khóc. Một chữ ngắn nhưng mở ra ngàn câu chuyện dài, đó chính là cách chúng ta nối dài cảm xúc, tình cảm trân quý dành cho nhau”, bà Sơn chia sẻ.
MC Mạnh Khang tự tay làm bánh kem tặng cô giáo:
Phó Chủ tịch VNISA Ngô Tuấn Anh cho hay, theo một nghiên cứu, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi, sớm hơn thế giới 4 năm, trong khi độ tuổi trung bình trẻ có hiểu biết ban đầu về an toàn thông tin mạng là 13 tuổi.
“Hầu hết các em chưa được trang bị các kiến thức để bảo vệ thông tin cá nhân cũng như an toàn của bản thân khi tham gia môi trường mạng và vô hình chung, dữ liệu của các trẻ em cũng trở thành những miếng mồi của những kẻ xấu”, ông Ngô Tuấn Anh lưu ý.
Nhận định tình trạng lộ lọt, đánh cắp dữ liệu cá nhân, trong đó có dữ liệu của trẻ em khá phổ biến, bà Đinh Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, có một số nguyên nhân chính dẫn đến thông tin, dữ liệu của trẻ em bị lộ lọt.
Nguyên nhân đầu tiên là do các hệ thống thông tin thu thập, lưu trữ dữ liệu người dùng nhưng chưa phê duyệt cấp độ và chưa được triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ tương ứng dẫn đến dễ bị tấn công, khai thác.
Bên cạnh đó, thông tin của trẻ còn bị lộ lọt do nhận thức của người dùng chưa tốt, bất cẩn, cung cấp thông tin dễ dàng trên mạng. Ví dụ, dịp cuối năm học rất dễ nhìn thấy các bố mẹ vô tư khoe thành tích năm học của con trên mạng xã hội bằng những hình ảnh có đầy đủ thông tin về trường lớp....
Ngoài ra, các quan, tổ chức, doanh nghiệp thu thập nhiều dữ liệu nhưng không bảo vệ an toàn; chia sẻ trái phép cho bên thứ ba; lộ lọt từ nhân viên quản lý dữ liệu. Cùng với đó, lừa đảo trực tuyến gia tăng, nhiều website được lập ra để thu thập thông tin cá nhân.
Ở góc độ của tổ chức tham gia nhiều hoạt động bảo vệ trẻ em, chuyên gia Bùi Duy Thành, đại diện World Vision Việt Nam cho rằng, khi đề cập đến tác động, ảnh hưởng của mất an toàn thông tin với trẻ em, chúng ta cần hiểu rằng hành vi đánh cắp thông tin cá nhân trẻ chỉ là bước đầu tiên, sau đó những kẻ xấu/ kẻ phạm tội sẽ lợi dụng những thông tin đánh cắp được để tiếp tục xâm hại trẻ em, dẫn đến các hệ quả khác.
“Nghiên cứu được Disrupting Harm thực hiện tại Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đã chỉ ra rằng, rất nhiều vụ xâm hại bóc lột tình dục trẻ em trên mạng, bắt nạt trên mạng bắt đầu từ việc trẻ bị đánh cắp thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, hình ảnh cá nhân, các bí mật đời tư”, ông Bùi Duy Thành thông tin.
Cũng theo đại diện World Vision Việt Nam, báo cáo hàng năm của kênh báo cáo quốc tế Cyber Tipline đã phần nào cho mức độ nghiệm trọng của tình trạng mất an toàn thông tin và xâm hại trẻ em trên mạng tại Việt Nam. “Đặc biệt, để nói về tác động, ảnh hưởng tiêu cực với trẻ em, tôi nghĩ rằng không có chia sẻ nào thật hơn chia sẻ đến từ chính các nạn nhân. Những cảm xúc được thể hiện thường xuyên và lặp đi lặp lại trong những câu chuyện mà các nạn nhân trẻ chia sẻ trong báo cáo của Disrupting Harm là: sợ hãi, bất lực, ghê tởm, xấu hổ, nhục nhã, bị bỏ rơi và cô đơn…”, ông Bùi Duy Thành nói.
Phòng ngừa vẫn là việc quan trọng nhất
Đại diện Cục Trẻ em, Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Nga cũng cho rằng, tổn thương mà trẻ phải đổi mặt khi thông tin cá nhân bị chia sẻ lên mạng, bị kẻ xấu lợi dụng là rất lớn. Ảnh hưởng đầu tiên là gây khó chịu với trẻ, nguy hại hơn là liên quan đến lừa đảo, lạm dụng. Từ việc lộ lọt thông tin cá nhân, còn có thể đưa đến việc trẻ bị bắt nạn, lạm dụng trên mạng.
“Chúng tôi cho rằng, công tác phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất. Rất cần sự quan tâm thực sự của cha mẹ cùng trẻ em trên môi trường mạng. Nếu trẻ bị lừa gạt thông qua việc lộ lọt các thông tin trên mạng, cha mẹ và thầy cô cần phải luôn bên cạnh để đồng hành cùng con”, bà Nga nêu quan điểm.
Trao đổi tại tọa đàm, ông Trần Quang Đạt, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết, chương trình giáo dục phổ thông đã quy định Tin học là môn bắt buộc. Tuy nhiên, chương trình học, thời lượng giới hạn và chỉ đào tạo các kiến thức cơ bản nên việc phòng ngừa thông tin xấu mới chỉ mang tính lồng ghép. Bộ GD&ĐT chủ trương sẽ triển khai tổ chức các diễn đàn để đào tạo kỹ năng cho học sinh nhằm xử lý các vấn đề gây nguy hại trên mạng.
Theo Thượng tá Chu Đại Thông, Phó trưởng Phòng 7, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an, thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tiến hành kiểm tra việc thi hành Nghị định về bảo vệ thông tin cá nhân nhằm bảo vệ thông tin của người dùng nói chung và thông tin về trẻ em nói riêng. Qua đó, sẽ hạn chế các thông tin cá nhân, các thông tin trẻ em được rao bán và sử dụng bất hợp pháp trên mạng.
Hội nghị “2020 – 2030: Rạng Đông chuyển đổi số, phát triển nhanh, bền vững, vượt qua đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu” vừa được Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tổ chức sáng 9/10 tại Hà Nội.
Đây là hoạt động thiết thực hướng tới Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.
Ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho biết: Lộ trình chuyển đổi số của Rạng Đông đến 2025 được chia làm 3 giai đoạn, tương ứng với 3 vòng lặp.
Vòng lặp 1 – giai đoạn 2020 – 2021: Khởi động, học hỏi, số hóa một số quy trình hiện có, thực hiện số hóa riêng lẻ, tập trung vào các trụ cột chính như sản xuất, phát triển thị trường, truyền thông - marketing và hoạt động nghiệp vụ vận hành.
Vòng lặp 2 - giai đoạn 2022 – 2023: Thực hiện kết nối các quy trình, các mô-đun đã được số hóa tách biệt, tiến hành đồng bộ hóa từng phần thông qua 3 trung tâm điều hành số; thực hiện Đề án Thương mại hóa thành công hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ - 4.0 và triển khai mô hình kinh doanh số DBM.
Vòng lặp 3 - giai đoạn 2024 – 2025: Thực hiện đồng bộ hóa toàn phần, tạo nên một chỉnh thể thực số thống nhất.
Tiến trình triển khai chuyển đổi số đang có nhiều dấu hiệu, chỉ số tích cực, khả quan. Từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2023, dù tốc độ tăng GDP của Việt Nam suy giảm mạnh, Rạng Đông vẫn thiết lập mặt bằng tăng trưởng mới 15 - 20%/năm liên tục. 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng doanh thu là 20,4%.
Công ty đã được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong thực hiện Chuyển đổi số giai đoạn 2020 – 2023; có tên trong TOP 10 Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc nhất Việt Nam năm 2023.
Hiện Rạng Đông đang hướng tới mục tiêu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp số, dẫn đầu thị trường chiếu sáng tại Việt Nam; Tiên phong trong lĩnh vực cung cấp hệ sinh thái sản phẩm/ dịch vụ - 4.0; Phát triển nhanh và bền vững với tốc độ tăng trưởng hàng năm 25%.
Tới năm 2030 đưa thương hiệu Rạng Đông lên tầm khu vực, doanh thu tầm tỷ đô. Thu nhập bình quân hệ số 1 đạt 2.000 USD/người/tháng.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bày tỏ ấn tượng về các kết quả đạt được trong quá trình chuyển đổi số cũng như phát triển của Rạng Đông. Cứ mỗi năm công ty lại bắt đầu một vòng lặp mới, một bước chuyển mình mới, xác nhận thách thức mới để sẵn sàng đối mặt trong quá trình đổi mới doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất rất khó. Tuy nhiên, kết hợp lý luận với tình hình thực tế, công ty đã có cách làm riêng phù hợp với điều kiện của mình.
Nhờ chuyển đổi số, năng suất lao động của Rạng Đông vẫn tăng mạnh, trong khi mặt bằng chung của đất nước, xu hướng năng suất lao động ngày càng giảm.
“Một trong những điều tôi rất tâm đắc, khâm phục, đó là ngoài tầm nhìn, sự quyết tâm của lãnh đạo cao nhất thì Rạng Đông đã hợp tác tốt, dựa vào tri thức từ các chuyên gia, nhà khoa học để tạo sự cộng hưởng chung, trở thành một trong những điển hình về việc gắn kết các chuyên gia, nhà khoa học với hoạt động doanh nghiệp”, ông Hiển chia sẻ.
“Chuyển đổi số Rạng Đông đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng trong chuyển đổi số, là minh chứng cho việc cần làm gì để đưa chủ trương, chính sách vào thực tiễn. Chúng tôi đề xuất triển khai nhân rộng mô hình chuyển đổi số này. Đề nghị các bộ, ban, ngành, đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệ và các cơ quan chức năng ở Hà Nội tiếp tục tạo điều kiện để đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Rạng Đông sẽ trở thành một doanh nghiệp công nghệ cao vươn tầm khu vực”, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khuyến nghị thêm.
Ngọc Cương và nhóm PV, BTV" alt=""/>Rạng Đông