- Không muốn gắn liền với hình ảnh cô gái khổng lồ,ủyTiêdiệp lâm anh nữ diễn viên trẻ Thủy Tiên đã không ngần ngại chọn cách phẫu thuật để có thân hình như ý.
- Không muốn gắn liền với hình ảnh cô gái khổng lồ,ủyTiêdiệp lâm anh nữ diễn viên trẻ Thủy Tiên đã không ngần ngại chọn cách phẫu thuật để có thân hình như ý.
Chi Pu đã hưởng ứng đầu tiên với vai trò Đại sứ chương trình, “rủ rê” được hàng loạt gương mặt đình đám tham gia. Liền sau đó, giới trẻ Việt Nam cũng thể hiện khả năng “đu trend” đỉnh cao, đầu tư “mặn mòi” của mình.
Lướt một vòng mới thấy lần đầu tiên người tham gia không chỉ là các bạn trẻ ghiền TikTok, hay giới KOLs chuyên quay dựng ngày đêm, mà còn cả các cô bác nông dân, công nhân xưởng máy, thậm chí “boss mèo” và robot cũng ào ào góp mặt.
Đầu tiên, phải kể đến MV đỉnh như hình hiệu The Face của các cô chú nông dân chân chất nhưng cực sành điệu. Ai nói tụi tui chỉ biết làm nông không biết làm clip?
(Nguồn: Youtube Lang Thang An Giang)
Robot năm 2020 không sợ nước, học nhảy rửa tay ào ào là có thật! (Nguồn: Youtube Thanh Bình Nguyên)
Y bác sĩ cũng “thời thượng”. Nhảy để vừa góp quỹ, vừa cổ vũ tinh thần cho các đồng nghiệp nơi tiền tuyến, thì ngại gì mà không nhảy. (Nguồn: Fanpage Viện Huyết Học - Truyền Máu Trung Ương)
Dịch bệnh “bùng cháy” lên, thì đã có lính cứu hỏa dập liền. (Nguồn: Fanpage Đoàn Thanh Niên Trường Đại Học Phòng cháy chữa cháy)
Sen bảo mình tham gia rửa tay cho Cô Vy đi lẹ, để Sen còn đi làm có ngân lượng mua pate cho mình ăn. (Nguồn: Facebook Quynhh Phuongg
Không thể thiếu các gương mặt tích cực của Đoàn viên Thanh niên các tỉnh thành, trường học. Sức trai tráng nhảy một phát là xong. (Nguồn: Youtube Bát Trạch)
![]() |
100 trạm rửa tay dã chiến đã được xây dựng dần trên khắp cả nước, cung cấp nước sạch và xà phòng sạch khuẩn Lifebuoy miễn phí trong ít nhất 8 tuần, cùng người dân vững vàng, an toàn vượt qua mùa dịch. |
Những hành động nhỏ đóng góp ủng hộ quỹ bằng cách tự mình quay clip cover dance, hoặc cùng chia sẻ lan tỏa thông điệp kêu gọi mọi người tham gia, hay mang đến những thông tin, hình ảnh truyền cảm hứng trong mùa dịch được thực hiện bởi nhiều người sẽ góp phần nâng cao ý thức của toàn xã hội. Cùng chung tay, ta có thể làm được tất cả.
Cách thức tham gia: - Với mỗi clip nhảy theo vũ điệu 6 bước rửa tay chuẩn trên nền nhạc Ghen Cô-Vy 2.0 được tải lên Facebook/Youtube/Tik Tok ở chế độ công khai kèm bộ ba hashtag #RuatayphongCovid19 #100tramruatayLifebuoy #VimotVietNamkhoemanh, Lifebuoy sẽ giúp đóng góp 25.000VNĐ vào quỹ. Bạn có thể tải bài nhạc Ghen Cô-vy 2.0 ở đây: https://bit.ly/nhac-GhenCovy-GayQuy - Hoặc mỗi lượt chia sẻ clip vũ điệu rửa tay Ghen Cô-Vy 2.0 trên Facebook, Youtube/Tik Tok dưới chế độ công khai kèm theo khuyến khích mọi người “Đừng lan âu lo - Tập thói quen tốt” và hashtag #RuatayphongCovid19 #100tramruatayLifebuoy #VimotVietNamkhoemanh cũng sẽ đóng góp 5.000VNĐ vào quỹ này. Thông tin chi tiết về số tiền gây quỹ mới nhất, cùng thông tin các trạm rửa tay dã chiến đã được lắp/sẽ được lắp trên khắp 63 tỉnh thành có thể được tham khảo tại website chính thức của quỹ: https://100tramruataydachien.com/ Nhằm hưởng ứng tinh thần giãn cách xã hội ở Việt Nam, chương trình sẽ kéo dài thêm 2 tuần đến hết ngày 23/4/2020 để kêu gọi các bạn ở nhà, tập thói quen rửa tay và gây quỹ qua vũ điệu 6 bước rửa tay Ghen Cô-vy, chung tay phòng chống Covid-19 vì một Việt Nam khỏe mạnh! |
Kim Phượng
" alt=""/>Clip đốn tim cộng đồng mạng: Lính cứu hỏa, bác sĩ, robot nhảy Ghen Cô Vy![]() |
1. Chọn một không gian riêng biệt trong nhà để bạn có thể tập trung và không làm phiền cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình. Hãy chọn một nơi ít người qua lại nhất để ngồi, thay vì kiểm tra email, nghe thư thoại, gõ bàn phím ngay trước tivi hay trên bàn bếp.
2. Xác định tinh thần từ trước, yêu cầu tâm trí bạn không được ‘đi lung tung’. Hãy thiết lập ranh giới tâm lý để bạn không liên tục bị cám dỗ bởi những thứ xung quanh như: có bánh sô-cô-la trong tủ lạnh, còn vài việc nhà chưa làm xong… Tuyệt đối không làm việc cá nhân trong giờ làm việc.
3. Đặt ranh giới cho các thành viên trong gia đình. Hãy làm việc như thể bạn đang ngồi ở văn phòng, và yêu cầu các thành viên trong nhà cũng làm như thế. Tuyệt đối không để ai can thiệp vào khoảng thời gian này trừ khi là trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt, nếu bạn là giáo viên hay bác sĩ, mọi người có thể nghĩ rằng khi làm việc ở nhà sẽ hoàn toàn khác. Hãy thông báo cho mọi người biết rằng dù làm việc ở nhà, bạn cũng cần sự riêng tư và tập trung.
4. Sau khi hoàn thành một ngày làm việc, hãy cất các thiết bị công nghệ ra khỏi tầm mắt của bạn. Việc đó sẽ giúp bạn thư giãn và ‘sạc lại pin’ cho một ngày làm việc mới.
5. Làm việc ở nhà đồng nghĩa với việc bạn sẽ sử dụng rất nhiều công nghệ để liên lạc. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho việc kết nối đó. Nếu bạn cảm thấy khó khăn với công nghệ, hãy lập một nhóm để chia sẻ, hướng dẫn nhau những cách sáng tạo để làm việc hiệu quả trong môi trường mới này.
6. Đừng chỉ nhốt mình trong nhà. Khi bạn đã phải nhốt mình trong phòng để làm việc thì ngoài giờ làm việc, hãy ra thăm vườn hoặc đi dạo. Đã có những nghiên cứu cho thấy rằng việc dành thời gian tiếp xúc với thiên nhiên sẽ giúp giảm căng thẳng và giải toả tâm lý.
Sau nhiều giờ làm việc, hãy xem một bộ phim, đọc một cuốn sách, nấu một bữa ăn. Hãy sử dụng công nghệ để kết nối cả với người thân, bạn bè, đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường nhất có thể.
Hàng chục thùng quà liên tục được gửi tới cho vợ của một bệnh nhân Covid-19 đang nguy kịch.
" alt=""/>Làm việc ở nhà thời CovidCuối năm 2019, anh được nhận giải thưởng Quả cầu vàng về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Bộ Khoa học Công nghệ. Đồng thời, anh cũng là 1 trong số 20 gương mặt được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019.
‘Nhận được giải thưởng, mình rất vui và tự hào, nhưng nhận thấy trách nhiệm của mình lớn hơn’, Tiến sĩ Thạnh nói.
Tuổi thơ đi câu cá, hái nấm
![]() |
Tiến sĩ Thạnh trong một giờ dạy ở trường đại học. |
Bố Thạnh là bộ đội. Sau giải phóng, ông đưa vợ con rời Hà Nội đến Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới. ‘Tuổi thơ của tôi gắn liền với những buổi chiều đi câu cá và hái nấm để giúp bố mẹ cải thiện bữa cơm gia đình’, Thạnh kể.
Dù điều kiện kinh tế không khá giả nhưng bố mẹ Thạnh luôn tạo điều kiện cho các con đi học đầy đủ. ‘Bố mẹ dạy anh em tôi, nếu muốn vươn lên thì nhất định phải học và học nhiều hơn. Anh em tôi đã luôn phấn đấu để bố mẹ vui’, Thạnh nói.
Tuy nhiên, con đường học hành của Thạnh có một chút gập ghềnh khi anh rời quê Lâm Đồng đến Sài Gòn học đại học.
‘Tôi chọn học ngành công nghệ thông tin mà chưa từng tiếp xúc với nó. Máy tính cá nhân không có. Những ngày mới nhập học, tôi rất bỡ ngỡ’, Thạnh kể. Sau đó, anh nghĩ, có thể điểm xuất phát mình thấp nhất, nhưng mỗi ngày kiên trì một chút anh sẽ không phải là người cuối cùng về đích.
![]() |
Thạnh cho biết, trước khi học đại học, anh không biết gì về công nghệ. |
Thạnh quyết tâm trở thành sinh viên có thành tích tốt, săn học bổng bằng những nỗ lực của chính mình. ‘Bố mẹ phải nuôi cả mình và anh trai học đại học nên rất khó khăn. Mình muốn tự lập và tự mua chiếc máy tính bằng tiền làm thêm’, Thạnh kể.
Giờ lên lớp, Thạnh chăm chỉ đọc sách, tận dụng thời gian tìm tòi, học thực hành ở máy tính của nhà trường để tiết kiệm. Thời gian rảnh, anh đi làm gia sư, phục vụ ở các quán ăn, nhà hàng rồi đi bán hàng kiếm tiền trang trải cuộc sống sinh viên.
Đến năm thứ hai đại học, Thạnh tự mua được máy tính.
Thạnh cũng nỗ lực rất nhiều trong việc học tiếng Anh. Vì không có điều kiện học ở trung tâm, Thạnh tự học ngữ pháp và viết. Phần luyện nói, anh cùng một vài người bạn thành lập câu lạc bộ tiếng Anh miễn phí để cả nhóm vừa có cơ hội tham gia nói chuyện tiếng Anh với người nước ngoài vừa có cơ hội tham gia làm tình nguyện cùng họ. ‘Đó là cách học tiếng Anh của mình, vừa miễn phí, lại vừa ‘thực chiến’’, Thạnh hài hước.
Nhờ những nỗ lực của mình, từ một chàng trai miền núi, mù mờ về công nghệ thông tin, Thạnh đã cho vào bộ sưu tập của mình học bổng trị giá $10,000 của hãng viễn thông Hàn Quốc SKT và là một trong những sinh viên được tốt nghiệp trước thời hạn.
![]() |
Với những nỗ lực của mình, anh đã săn được học bổng, trở thành sinh viên giỏi về ngành công nghệ thông tin. |
‘Để học nâng cao về công nghệ, tôi nghĩ, phải đi du học. Tôi may mắn nhận được học bổng cao học của trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc, và Đại học Paris, Pháp. Tôi chọn trường Soongsil vì nghĩ mình có duyên’, Thạnh nói.
Thành công nhờ có vợ ở phía sau
Lúc mới đến xứ sở kim chi, Thạnh đã gặp phải những khó khăn về nghiên cứu do ngành học cao học khác với ngành học đại học. Nhưng nhờ kiên trì học hỏi và tìm tòi khám phá, anh đã vượt qua những khó khăn ban đầu.
Tốt nghiệp cao học, Thạnh được các trường đại học trong nước mời về giảng dạy, nhưng anh quyết định ở lại Hàn Quốc để tiếp tục con đường nghiên cứu. ‘Một phần trong quyết định ấy là vì gia đình. Vợ tôi cũng làm tiến sĩ ở Hàn. Thế mạnh của cô ấy là tiếng Hàn. Sau khi làm tiến sĩ xong, cô ấy ở nhà sinh và chăm sóc em bé, gác lại nhiều ước mơ và dự định. Vợ đã hy sinh cho gia đình như vậy, tôi là chồng nên phải nỗ lực nhiều hơn’, Tiến sĩ Thạnh chia sẻ.
![]() |
Hiện, vợ chồng Tiến sĩ Thạnh đang sống tại Hàn Quốc. Thời gian tới, khi hai vợ chồng hoàn thành xong các dự định thì sẽ cân nhắc việc về nước. |
Anh cho biết, khi còn làm nghiên cứu sinh, anh tham gia tối ưu tìm kiếm với Amazon để mang lại thu nhập. Còn bây giờ, anh là ‘nhân viên’ cho công ty của vợ. Tuy nhiên, dù làm công việc gì, mục tiêu Thạnh hướng đến vẫn là giáo dục.
Hiện, Thạnh đang nghiên cứu về Internet vạn vật và các thế hệ mạng tương lai. Song song đó, anh cùng vợ tham gia nhiều dự án chính phủ Hàn Quốc tài trợ đào tạo cho các bộ ngành, các trường đại học, chương trình hỗ trợ đào tạo cho thanh niên thất nghiệp; các giải pháp số hóa giúp giải quyết những vấn đề cụ thể của Việt Nam từ ô nhiễm môi trường tới giáo dục và quản lý…
![]() |
Tiến sĩ Thạnh cho biết, thành công của anh hôm nay là nhờ có sự hỗ trợ lớn của vợ phía sau. |
Thạnh cũng cho biết, vì hai vợ chồng cùng làm nghiên cứu nên cũng có những khó khăn. Nhiều hôm tới hạn làm dự án, con ốm, hai vợ chồng phải làm tới đêm, rồi cùng nhau thức trông con.
‘May mắn, vợ chồng mình cùng đồng lòng và có sự giúp sức của bố mẹ hai bên. Tuy nhiên, hiện mọi khó khăn đã lùi lại, gia đình mình đang có cuộc sống ổn định ở Hàn Quốc. Em bé thứ hai vừa tròn một tuổi. Thành công của mình hôm nay là nhờ có bàn tay của vợ phía sau. Thời gian tới, mình muốn dành thời gian nhiều hơn để vợ phát huy thế mạnh bản thân và làm các dự định của cô ấy’, Thạnh nói, giọng biết ơn.
Thông qua câu chuyện của mình, Thạnh muốn nhắn với các bạn trẻ rằng, đừng tự giới hạn bản thân dù điểm xuất phát của bạn có thể thấp, hãy cứ kiên trì và ham học hỏi từng ngày, mọi việc sẽ thay đổi dù sớm hay muộn.
‘Tương lai của mình do chính những việc mình làm ngày hôm nay quyết định. Everything is difficult before it is easy, so just do it - Mọi thứ đều khó trước khi chúng trở nên dễ dàng, vì thế cứ bắt tay vào làm rồi mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn’.
TS Đinh Ngọc Thạnh đang là 1 trong số 20 gương mặt được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019. Giải thưởng do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức thường niên. 20 gương mặt đề cử năm nay được chọn ra từ 137 hồ sơ từ 39 đơn vị thuộc 10 lĩnh vực: Học tập; Nghiên cứu khoa học - sáng tạo; Lao động sản xuất; Kinh doanh - khởi nghiệp; Quốc phòng; An ninh trật tự; Thể dục thể thao; Văn hóa nghệ thuật; Hoạt động xã hội; Quản lý hành chính nhà nước. Vòng bình chọn trực tuyến diễn ra từ ngày 10/2 đến 29/2/2020 tại địa chỉ www.tainangtrevietnam.vn Sau khi có kết quả bình chọn trực tuyến, hội đồng sẽ họp phiên cuối cùng vào đầu tháng 3/2020 để chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019. |
Là tác giả của hàng chục bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, Trần Ngọc Tuấn là một trong 10 nhà khoa học trẻ đạt giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019.
" alt=""/>8X Việt học nhờ máy tính trở thành tiến sĩ công nghệ, dạy ở ĐH Hàn Quốc