Sau khi khống chế được ngọn lửa, họ xác định rằng cụm pin của chiếc Jaguar vẫn đang cháy âm ỉ. Như đã lưu ý nhiều lần trước đây, hỏa hoạn do pin lithium-ion có thể đặc biệt khó dập tắt, do vị trí của pin và lượng năng lượng hóa học khổng lồ dự trữ bên trong chúng.
Chăn chữa cháy giải cứu xe điện
Nếu như một số đơn vị cứu hỏa chọn giải pháp thả xe điện vào thùng lớn và phủ đất lên để dập tắt đám cháy thì SMFR lại có sẵn chăn chữa cháy xe điện. Phòng cứu hỏa này cho biết chiếc chăn nặng 28kg và có tác dụng cắt nguồn cung cấp oxy cho cụm pin.
Mặc dù việc đó giúp hiện trường vụ cháy an toàn hơn, nhưng không có nghĩa là đã hết nguy hiểm. Trên thực tế, SMFR đã quyết định đưa chiếc Jaguar lên xe cứu hộ và chở đến một bãi phế liệu khi nó vẫn được phủ chăn chống cháy. Như vậy, sức nóng sẽ tiêu tan và mối nguy hiểm sẽ qua đi theo thời gian.
SMFR cho biết những chiếc chăn chữa cháy có giá dao động trong khoảng 3.000-5.000 USD, và chúng hiện là giải pháp tốt hơn so với chỉ phun nước vào xe. Theo đơn vị cứu hỏa này, việc phun nước không chỉ tốn thời gian và khó khăn mà nước chảy tràn ra ngoài còn có thể gây độc hại.
May mắn thay, trong trường hợp này, chăn chữa cháy đã thành công và không có ai bị thương. Mặc dù vẫn chưa rõ ngọn lửa bắt đầu như thế nào nhưng một số chiếc Jaguar I-Paces hiện đang được triệu hồi lần thứ hai do có nguy cơ cháy pin, ngay cả khi chiếc xe đã được sửa chữa.
Theo Dân Trí
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau 2 giờ phẫu thuật, ê-kíp đã lấy ra được khối u kích thước 10x6cm. Trẻ được điều trị nâng đỡ tổng trạng, chống nhiễm trùng sau mổ. Đến nay, em đã có thể xuất viện. Đây là trường hợp u sợi mạch vòm mũi họng nhỏ tuổi nhất được ghi nhận tại bệnh viện.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, u sợi mạch vòm mũi họng là khối u lành tính, xuất phát từ vòm mũi họng và xâm lấn vào các cấu trúc lân cận. Bệnh thường xảy ra ở nam giới, gặp nhiều ở tuổi dậy thì. Triệu chứng thường gặp như chảy máu mũi, nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu, dễ gây chủ quan và nhầm lẫn với bệnh khác.
Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn 1 và 2, khả năng phẫu thuật nội soi thành công cao. Ở giai đoạn trễ, việc phẫu thuật khó khăn, lượng mất nhiều, khả năng tái phát cao, thậm chỉ nguy hiểm đến tính mạng.
Ông Trần Mạnh Tuấn đã có 24 năm công tác trong lĩnh vực TT&TT, với gần 20 năm làm cán bộ quản lý. Tháng 2/2019, ông Trần Mạnh Tuấn được điều động từ vị trí Phó Cục trưởng Cục Viễn thông sang giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện. Quá trình công tác, ông Trần Mạnh Tuấn đã có nhiều đóng góp cho hoạt động của các đơn vị trong Bộ cũng như đóng góp chung vào sự phát triển của Bộ, ngành TT&TT.
Thay mặt Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chúc mừng cá nhân ông Trần Mạnh Tuấn và tập thể Cục Tần số vô tuyến điện.
Với việc ông Trần Mạnh Tuấn được bổ nhiệm lại, hiện Ban lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện gồm Cục trưởng Lê Văn Tuấn và 2 Phó Cục trưởng Nguyễn Phương Anh và Trần Mạnh Tuấn.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị ông Trần Mạnh Tuấn bắt tay ngay vào việc triển khai các nhiệm vụ được Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ TT&TT giao trong nhiệm kỳ mới, với yêu cầu đặt ra là phải đạt kết quả cụ thể.
Trong đó, có 3 việc Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Trần Mạnh Tuấn cần cùng tập thể Đảng ủy, lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện tập trung triển khai thời gian tới là: Vận hành và hoàn thiện hệ thống thu thập, phân tích tạp nhiễu trong các năm 2024, 2025 để sau đó đưa vào chính thức sử dụng rộng rãi; Đưa đưa tỷ lệ thủ tục hành chính trực tuyến do Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì cung cấp cho người dân, xã hội lên mức trung bình 80%/năm và duy trì liên tục thời gian tới; Nâng cao tỷ lệ các cuộc thanh tra trực tuyến do Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì với tỷ lệ đo lường, định lượng cũng như các công thức đo cụ thể nhằm tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra trực tuyến.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Trần Mạnh Tuấn cho biết, nhận thức rõ việc được bổ nhiệm lại là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm, thách thức lớn. Bởi lẽ, hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới, tần số vô tuyến điện được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như trong đời sống hàng ngày của người dân. Điều này đòi hỏi công tác quản lý tần số vô tuyến điện phải đổi mới, sáng tạo và hiệu quả hơn.
Cam kết sẽ nỗ lực cùng tập thể Cục Tần số vô tuyến điện hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Phó Cục trưởng Trần Mạnh Tuấn cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ cũng như sự hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị trong Bộ cùng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Cục.