Chị càng thương chồng hơn khi không ít lần anh được các em, họ hàng mời đi uống rượu mừng sinh nhật con – dù các em cưới sau anh chị rất lâu. “Phụ nữ dù sao sức chịu đựng cũng tốt hơn đàn ông. Nguyên nhân hiếm muộn lại còn do tôi bị u nang buồng trứng”, nghĩ thế chị càng buồn hơn dù chồng cũng như gia đình chưa một lần trách móc.
Vợ chồng chị lại đều là con cả trong gia đình vì vậy cả 2 bên đều rất mong có cháu bồng bế. Thời điểm đó, ở khu vực chị sống không là vùng miền núi, không có nhiều kênh thông tin để tìm hiểu về thăm khám, điều trị hiếm muộn. Vì vậy được người quen mách các thầy lang “mát tay”, vợ chồng chị lại đi lấy thuốc lá về uống. Cứ bán được ít lúa, ít ngô, vợ chồng chị Thanh lại dồn hết số tiền đó đi mua thuốc. “Hai vợ chồng tăng gần 20kg mỗi người vì uống quá nhiều các loại thuốc bổ nhưng con vẫn chẳng thấy về”, chị nói về những ngày tuyệt vọng.
Một ngày đầu năm 2017, đang làm việc ngoài ruộng, vợ chồng anh chị nhận được cuộc điện thoại của người họ hàng từ Hà Nội chia sẻ về chương trình hỗ trợ một phần cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn của bệnh viện.
“Khi nhận thông tin, chúng tôi vô cùng băn khoăn. 2 vợ chồng không có tiền, nếu quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sẽ phải vay nợ. Nếu kết quả không thành thì sao? và vợ chồng liệu có còn ở với nhau không vì lúc đó cưới quá nhiều năm không có tin vui, tôi cũng áy náy muốn anh tìm hạnh phúc mới”.
Nhưng 2 bên gia đình động viên họ bằng cách người hỗ trợ 2 triệu, người hỗ trợ 5 triệu đồng… Số tiền còn thiếu, vợ chồng chị quyết định đi vay nặng lãi. Đó là một ngày mùa đông năm 2017, họ đem theo hết hi vọng của bao người thân, họ hàng để bắt chuyến xe từ một huyện miền núi Thanh Hóa ra Thủ đô.
Thời gian sau đó, cả 2 vợ chồng hồi hộp và hạnh phúc khi đón nhận tin cấy phôi thành công. Khi con sắp chào đời, trong nhà gần như khánh kiệt. Một tối, anh Niên bàn với vợ: “Đi vay ít tiền em ạ, mua cho con bộ đồ. Con chào đời không có bộ quần áo mới lại tủi thân”. Vậy là họ lại vay lãi từng đồng để chuẩn bị cho ngày vượt cạn.
“Ngày mổ đón con là ngày không bao giờ tôi có thể quên. Tôi mổ sớm khi thai mới 38 tuần. Trước khi lên bàn mổ, huyết áp cao nên tôi càng lo lắng. Thấy con đạp trong bụng, nước mắt tôi trào ra, chị hộ lý hoảng hốt hỏi tôi làm sao, có vấn đề gì không. Tôi chỉ lắc đầu: “Không, tại em hạnh phúc quá thôi”.
Giây phút khi nhân viên y tế nói: “Con trai mẹ Thanh đây, 3kg”, vợ chồng chị Thanh như vỡ òa trong nước mắt. Bé trai được bố mẹ đặt tên là Quốc Bảo. Chị Thanh bảo: “Vui lắm, nhiều đêm con ngủ rồi, vợ chồng vẫn ngồi ngắm con một cách say sưa. Bố cưng chiều cháu lắm, đôi lúc mẹ nặng lời bố ngăn cản ngay. Người ta bảo “Con hư tại mẹ”, chứ ở nhà tôi có khi lại ngược lại”, chị cười nói. Khi con trai sắp gần 5 tuổi, kinh tế gia đình ổn định hơn, vợ chồng chị lại tiếp tục ra Thủ đô làm IVF lần hai.
Câu chuyện vợ chồng chị Thanh là một trong số hàng trăm cặp vợ chồng được hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện. Năm 2022, bệnh viện tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho 99 cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm thụ tinh trong ống nghiệm. Theo đó, viện sẽ hỗ trợ 100% chi phí làm một chu kỳ IVF cho 9 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có con lần nào và đã có thời gian vô sinh, hiếm muộn từ 10 năm trở lên.
Đồng thời, hỗ trợ 30 triệu đồng/1 cặp vợ chồng cho 90 cặp vợ chồng đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn như: Là bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn, có chỉ định của bác sĩ phải làm IVF; Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Chưa có con lần nào... thời hạn tiếp nhận hồ sơ từ ngày 1/8 đến hết ngày 31/10/2022, để mong đem lại hi vọng cho các gia đình hiếm muộn.
Đối với người lái xe ô tô, cần tuân thủ quy tắc an toàn giảm tốc độ khi qua đoạn giao cắt, nơi có đường nhánh bởi dù đang trên đường ưu tiên, cũng rất khó kiểm soát được nếu chẳng may có phương tiện chạy ẩu hoặc vật nuôi, con người lao ra bất ngờ. Việc giảm tốc độ sẽ giúp tài xế xử lý tình huống được tốt hơn.
Nguồn video: Quốc Bảo
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dự án nhà ở xã hội thôn Bào Ngoại, phường Đông Hương với 569 căn hộ, có tổng mức đầu tư gần 390 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vay vốn đề xuất là 30 tỷ đồng.
Dự án nhà ở xã hội tại phường Quảng Thắng, có quy mô 552 căn hộ, nhu cầu vốn vay 200 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư dự kiến là 500 tỷ đồng.
Dự án nhà ở xã hội AMCI tại phường Quảng Thành với 900 căn hộ, có nhu cầu vay vốn 350 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư gần 530 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Thanh Hóa đề xuất 2 dự án nhà ở dành cho công nhân gồm: Nhà ở công nhân Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, với quy mô 500 căn hộ có mức đầu tư 450 tỷ đồng và đề xuất được vay 200 tỷ đồng; Dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu vực phía Đông - Khu công nghiệp Lễ Môn với gần 1.400 căn hộ, có tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng và nhu cầu vay 400 tỷ đồng.
Tại Lạng Sơn, dự án nhà ở xã hội số 2 xây dựng tại TP Lạng Sơn với 796 căn, có tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng và nhu cầu vay vốn 100 tỷ đồng.
Phú Thọ với dự án Khu nhà ở và dịch vụ Khu công nghiệp Thụy Vân có 671 căn hộ, tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng và dự kiến vay 30 tỷ đồng.
Đắk Lắk đề xuất vay 10 tỷ đồng để thực hiện dự án nhà ở xã hội tại khối 6, phường Khánh Xuân, với 67 căn hộ, có tổng mức đầu tư 29 tỷ đồng.
Trước đó, qua xét duyệt đợt 1, đợt 2 của Bộ Xây dựng, đã có 15 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ được UBND cấp tỉnh đề xuất gần 6.100 tỷ đồng, gồm Lào Cai, Hòa Bình, Tây Ninh, Tiền Giang, TP HCM, Bình Định.
Như vậy, tính đến nay, cả nước đã có 24 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ được Bộ Xây dựng xác định đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp và thông báo đến các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đảm bảo đúng quy định.
Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Gói hỗ trợ nằm kế hoạch được phê duyệt từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nguồn vốn hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là 40.000 tỷ đồng.
Trong đó, đối tượng được hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
Liên quan đến việc xây dựng, phát triển hà ở xã hội, mới đây, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Bộ Xây dựng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Các địa phương hoàn thành mục tiêu đầu tư xây dựng số lượng căn hộ hà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương là hoàn thành khoảng 1.630.000 căn (giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 600.000 căn; giai đoạn 2025-2030 hoàn thành khoảng 1.030.000 căn) theo đăng ký của các địa phương.
Đề án đặt mục tiêu từ nay tới năm 2030 Hà Nội sẽ xây thêm 136.000 căn hộ, TP.HCM xây 130.000 căn hộ, Hải Phòng xây 45.355 căn hộ, Đà Nẵng xây 19.60 căn hộ, Cần Thơ xây 12.715 căn hộ.
Các trung tâm công nghiệp của cả nước hiện nay cũng đặt mục tiêu xây dựng thêm hàng trăm ngàn căn hộ mới cho công nhân, người thu nhập thấp. Trong đó, Long An xây khoảng 310.000 căn hộ, Bắc Giang xây khoảng 285.143 căn hộ, Bắc Ninh xây 96.247 căn hộ, Bình Dương xây 84.000 căn hộ, Bình Phước xây 58.990 căn hộ, Hưng Yên 56.700 căn hộ.
Một số trung tâm công nghiệp khác dù có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội cao những năm tới nhưng lại đặt mục tiêu xây dựng thêm số căn hộ nhà ở công nhân, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khá khiêm tốn.
Như tỉnh Đồng Nai có nhu cầu nhà ở xã hội 152.000 căn hộ, đặt mục tiêu xây thêm khoảng 6.000 căn hộ; Vĩnh Phúc có nhu cầu khoảng 84.000 căn hộ, đặt mục tiêu xây thêm khoảng 37.800 căn hộ. Tỉnh Hà Nam có nhu cầu khoảng 71.500 căn hộ, đặt mục tiêu xây thêm khoảng 16.500 căn hộ.
Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp gửi Quốc hội cập nhật tiến độ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, về các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, đến ngày 28/9, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân thực hiện 5/5 chương trình tín dụng, đạt 10.552/19.000 tỷ đồng kế hoạch năm 2022.
Về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động: Đến ngày 23/9, các địa phương đã thực hiện giải ngân khoảng 3.545 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho hơn 5 triệu triệu người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022.
Về chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho các khoản vay thông qua ngân hàng thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình: Đến cuối tháng 8/2022, các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất khoảng 13,5 tỷ đồng.
" alt=""/>Nghìn tỷ khơi thông bất động sản thêm loạt dự án được vay hỗ trợ lãi suất 2%