
Chào các bạn độc giả của mục Tâm sự!
Đây là lần đầu tiên tôi gửi bài tâm sự của mình lên chuyên mục vì nói thật 10năm qua tôi đã sống chịu đựng và im lặng quá nhiều. Đến bây giờ tôi đã thực sựđược sống là chính mình, được vui vẻ, được tự do nói chuyện cà phê với bạn bè.Tôi muốn kể câu chuyện đời tôi cho bạn đọc góp ý vì tôi không biết mình làm nhưvậy là đúng hay sai.
Tôi sinh ra ở một vùng nông thôn nghèo. Nhà đông anh em nhưng tôi là con gái útnên mọi ưu tiên gia đình dành cho tôi để tôi ăn học đàng hoàng. Nhưng tuổi nhỏham chơi, tôi thi rớt đại học và phải học trung cấp ở 1 trường TPHCM.
Ra trường tôi xin làm hết nơi này đến nơi khác lương ba cọc ba đồng không đủ chitiêu. Tôi gặp anh, chồng tôi bây giờ. Chúng tôi yêu nhau được 2 năm thì đi quágiới hạn nên tôi lỡ có bầu buộc phải cưới. Tôi lấy anh lúc đó mới 22 tuổi, cònanh 27 tuổi - cái tuổi còn ngu dại bồng bột chưa lo cho thân mình xong mà giờphải nuôi thêm 1 đứa con thì không phải là chuyện đơn giản chút nào.
Gia đình anh không biết có giàu thật không, nhưng mẹ anh, em anh thì rất nổ. Họnói toàn tiền đô, quần áo giày dép hàng hiệu, nhà cửa xe cộ này nọ... Ngày chuẩnbị đám cưới, ba má anh lên thăm nhà tôi hứa cưới xong sẽ cho vốn để vợ chồng tôilàm ăn, cho đất làm nhà riêng, cho xe cộ... Ba mẹ tôi nghe vậy mừng cho tôi vìcó nơi nương nhờ.
Đám cưới của chúng tôi, má anh không cho rước dâu vì tôi có bầu trước sợ rướcdâu về nhà anh làm ăn xuôi xẻo. Tôi buồn khóc mấy ngày trời nhưng đây là lỗi dotôi chứ đâu phải do gia đình anh nên tôi cũng chịu.
Về làm dâu không giống như tôi hằng mơ ước. Em chồng thì ngày đêm kiêu căng, khóưa, khinh thường tôi mọi thứ. Mọi công viêc nhà em đều để mình tôi làm dù tôiđang bụng mang dạ chửa. Thậm chí ăn cơm tôi cũng phải bưng hầu em đến phòng.
Má anh thì thường nghe em anh xúi giục nên cũng ghét tôi và hành tôi ra mặt.Thấy vậy chồng tôi la rầy em và nói chuyện với má anh. Thấy thế, thì má anh nóilà: “Bỏ tiền, vàng ra cưới dâu để làm gì? Cưới về để chưng làm kiểng hả? Thứ nhàquê, lại có bầu trước mà làm như tiểu thư cao sang quyền quý lắm”. Cũng từ đó màmá anh và em gái anh còn cay nghiệt với tôi hơn. Vì nhà anh nghĩ tôi xúi giụcanh.
Thật với lòng mình, tôi không hề xúi chồng tôi làm vậy. Có lẽ anh xót tôi vàthương đứa con trong bụng nên mới nói vậy mà thôi. Những gì má chồng tôi hứatrước khi cưới không hề có thật, chỉ là muốn nổ với gia đình tôi mà thôi.
Công việc của 2 vợ chồng chưa ổn định, tiền bạc thì không có mà tôi sắp đến ngàysinh nở. Có bao nhiêu vàng cưới vợ, chồng tôi bán ra lo cho tôi viện phí, sinhhoạt hằng ngày. Những ngày nuôi con là chuỗi ngày đau buồn nhất của cuộc đờitôi. Tôi không thể quên được dù thời gian có trôi qua bao nhiêu đi nữa.
Cái nghèo cứ bám lấy hai vợ chồng tôi. Lúc con tôi đau ốm phải mượn tiền của bamẹ tôi ở quê lo cho con, chứ mượn gia đình anh, tôi nhớ như in câu nói mà má anhnói: "Cho mượn rồi tụi nó lấy tiền đâu trả cho mình”.
Ngày đó bà cho 2 vợ chồng tôi ăn ngày 2 bữa. Bà mua đồ ăn thì như cho chó ăn, cávụn kho mặn cùng 1 tô canh rau, nhưng bà chia ra người chỉ được ăn 1-2 con cá.Tôi thì đang thời gian cho con bú nên lúc đó tôi ốm như một bộ xương khô biếtđi. Vừa ốm vừa đen đến nỗi, tôi còn không nhận ra chính mình nữa.
Tôi sợ nhà anh đến nỗi nhìn mặt má và em anh để sống, không dám nói không dámcười không dám nghỉ ngơi, không dám đi mạnh.... Tôi nói có lẽ các bạn nói tôinói quá, nhưng về làm dâu mấy năm tôi mới hiểu ra vì sao hàng xóm láng giềngkhông ai dám giao du với nhà anh.
Bởi vì má anh thuộc dạng hỗn hào chợ búa nên không ai dám nói chuyện. Còn em anhthì học thức cao nhưng mất dạy thì khỏi phải nói: xưng hô ba mẹ là tao với mày.Chịu đựng không nổi nên tôi và anh phải về quê tôi gửi con để hai vợ chồng đilàm.
Về quê được 3 ngày thì em gái anh đeo dây chuyền không biết rớt ở đâu mà má anhđiện thoại lên nhà tôi hỏi 2 vợ chồng tôi có lấy không? Vừa nghe mà tôi như chếtđứng vì má anh nghĩ vợ chồng tôi hèn hạ như vậy sao? Anh về nhà để nói cho rangọn ngành. Lúc đó em gái anh vừa tìm ra được sợi dây chuyền. Chồng tôi quá nóngtính nên có đánh em gái anh mấy tai (theo như lời chồng tôi kể). Vì anh đánh nómà tôi và anh bị cấm cửa không cho 2 vợ chồng bước về nhà anh nữa.
Từ ngày vợ chồng tôi dọn đi, người buồn nhất là ba anh vì ông thương 2 vợ chồngtôi. Nhưng ông không có tiếng nói trong gia đình. Mọi chuyện lớn nhỏ đều do máanh quyết định. Thương hay không cũng do má quyết định.
Ba nói nhà có 1 thằng con trai mà không lo được để phải đi nương nhờ bên vợ nênông buồn rầu, không ngủ được. Ông ốm và già đi trông thấy. Hằng tuần ông giấugia đình ra thăm vợ chồng tôi và cháu. Mỗi lần thấy ông mà vợ chồng tôi thươngkhông nói nên lời vì ông ốm và già đi quá nhiều.
Thâm tâm vợ chồng tôi rất thương ba nhưng không biết làm sao vì về lại thì sốngkhông nổi. Thế nên 2 vợ chồng tôi từng hứa với lòng mình nếu sau này vợ chồngtôi có cuộc sống ổn định, người đầu tiên vợ chồng tôi đền đáp công ơn là ba anh.
Không biết do thời gian hay do hàng xóm dè bỉu mà cũng hơn 2 năm sau má anh mớithăm chúng tôi. Bà một lần nữa nói vợ chồng tôi về vì ba anh nhớ anh và cháu quánên đổ bệnh. Bà cũng dùng lời ngon ngọt như ngày xưa.
Chồng tôi không tin nhưng vì thương ba nên vợ chồng tôi lại quay về. Lần này vềtuy ở chung với ba má và em gái nhưng anh xin cho hai vợ chồng tôi được ănriêng. Bởi vì vợ chồng tôi cũng đã lớn rồi, đã lo được cho gia đình nhỏ củamình, với lại chồng tôi sợ lại va chạm.
Ba anh từ đó cũng đỡ ốm hơn, ông rất thương cháu. Nhưng hình như má anh không cótình thương với cháu thì phải. Lúc vợ chồng tôi đi làm chưa về nên con tôi đóibụng. Bà và em gái anh ăn cơm, con tôi xin nhưng cả 2 lại không cho. Dù đồ ăn códư có thừa thì đem đổ nhưng không cho con tôi ăn (theo như lời ba chồng tôi kểlại hai vợ chồng tôi).
Tôi vẫn đi làm, đi thưa về trình nhưng không nói chuyện với bà một câu. Vì tôilà con gái nhà quê làm gì có tư cách như má anh, hay em anh nói toàn vàng bạc,nữ trang hàng hiệu. Tôi nhà quê nên bị chê là quê mùa, ăn mặc nhìn quê một cục,không biết trang điểm phấn son lụa là như nhà anh (theo như lời em anh nói).
Thời gian cũng qua đi không biết bao nhiêu cực khổ. Với tấm bằng đại học cùngvới bản tính ham làm lanh lợi nên chồng tôi cuối cùng cũng có được một công việctốt. Vợ chồng tôi cũng có được cái ăn cái để nên chồng tôi quyết định ra làm ănriêng.
Mới đầu lập nghiệp tương đối khó khăn nên buộc hai vợ chồng phải vay mượn thêm.Anh vay mượn nhà anh thì má anh sợ tôi và anh làm ăn thua lỗ không có tiền trảbà nên bà không cho. Tôi cũng không hiểu nguyên nhân vì sao mà bà lại khinhthường vợ chồng tôi đến vậy. Trong con mắt bà lúc nào cũng nghĩ 2 vợ chồng tôikhông làm gì nên sự nghiệp cả.
Bà chỉ coi con gái là tất cả. Bà nói với chồng tôi: “Giờ tao còn làm ra tiền nênở đây. Tao lo cho con gái tao để sau này về già tao ra ở với nó. Tao không cầncũng như không bao giờ ở với vợ chồng mày đâu, vì có tiền mà nên tao thích làmgì thì kệ tao”. Cũng kể từ đó chồng tôi coi như không có bà trong cuộc đời mình.
Chồng tôi tuyên bố với bà: “Kể từ hôm nay đến khi già má ở với con gái má đi,đừng bao giờ có chuyện gì mà má kêu vợ chồng tôi. Sau này về già đừng nói vợchồng tôi lo. Tôi cố gắng 1 năm 2 năm hay 10 năm cũng đủ tiền mua đất làm nhà locho vợ cho con được. Tôi không nhờ má thì sau này má cũng đừng nhờ vợ chồngtôi”.
Tôi nghĩ chắc uống say nên anh nói vậy, ai ngờ chồng tôi làm thật. Ở chung nhàmà anh đi đi về về như cái bóng. Tới tháng tiền điện tiền nước gì anh cũng đưagiống như một kẻ ở trọ không hơn không kém. Anh không hỏi hay nói với má anh 1câu. Muốn biết gì ở anh, bà lén hỏi tôi, nhưng tôi đều trả lời là không biết.
Tôi nhớ như in lúc đó má anh bệnh không ai đi mua giùm cháo. Vì em gái anh đihọc ở xa, tôi thấy mình không thể làm ngơ được nên tôi đi mua cháo về cho má anhthì hôm đó tôi bị anh chửi cho 1 trận.
Trời đất phù hộ nên bây giờ vợ chồng tôi làm ăn cũng khấm khá. Con trai tôi giờcũng đã hoc lớp 3. So từ trước đến giờ bà không dành tình cảm cho nó nên bây giờnó luôn tránh né không nói chuyện hay có tình thương gì với bà, bà nói gì nócũng không nghe.
Bây giờ, em gái anh cũng có chồng. Vì tính khí hỗn láo lười nhát nên mới cưới vềđược 2 tháng nhà chồng cũng đuổi đi, không thừa nhận con dâu. Nó phải thuê nhàtrọ ở, vậy là bà phải chợ búa lo cho vợ chồng nó ăn uống cơm nước vì vốn dĩ nókhông biết nấu ăn, quần áo không biết giặt.
Đến hôm nay tôi mới thật sự biết 1 sự thật mà ai cũng giấu tôi. Thật ra má anhcũng chẳng giàu có gì. Ngôi nhà mà đang ở má anh cũng bán từ lâu. Bây giờ bàthuê lại ở. Bởi vì với bản tánh làm ít ham ăn chơi mua sắm nên không giữ được gìcho mình. Bà làm ra đồng nào ăn chơi du lịch hết đồng đó. Điều tôi giận nhất làchồng tôi biết chuyện nhưng anh giấu tôi tất cả. Anh sợ tôi buồn và suy nghĩ.
Những gì bà và em anh đối xử với tôi, tôi ghi tất cả ra 1 cuốn nhật ký. Tôi địnhbụng khi nào con tôi biết nhận thức thì tôi sẽ cho nó đọc để nó biết bà nội vàcô nó ăn ở như thế nào với ba mẹ nó. Tôi muốn nó phải thù bà, không nhận bà làbà nội của nó. Liệu tôi làm như vậy có quá đáng quá không các bạn?
Tôi và chồng muốn làm nhà ra ở thật xa mặc kệ bà sống chết với tuổi già như thếnào. Liệu có quá đáng quá không các bạn? Vì tôi biết cũng 5-10 năm nữa rồi bàcũng già không người chăm sóc, nhà cửa thì cũng không, rồi lúc đó bà có ân hậnnhững gì bà đã gây ra với vợ chồng tôi thì cũng muộn quá rồi. Tôi làm như vậy cóđúng không các bạn? Mong nhận được lời khuyên của các bạn. Tôi xin cảm ơn
Theo Tri thức trẻ
" alt=""/>Thú nhận khủng khiếp của con dâu dạy con thù bà nội"Đừng bao giờ tin vào đàn ông. Bên mình thì họ hứa, họ nói như thế nào? Và đây, khi vợ họ biết thì họ lại nói với vợ như thế này đây.
Đời không ai biết được chữ ngờ. Chỉ tội cho những người nhẹ dạ cả tin. Và ngay ngày hôm sau họ lại gọi điện cho mình, nói như chưa có gì xảy ra. Và cũng không biết vợ họ lại gửi tin nhắn cho người thứ ba. Cuối cùng chỉ có hai người phụ nữ cắn nhau cứ nghĩ thằng đàn ông đó tử tế", cô gái viết.
Câu từ lộn xộn không rõ đầu cuối nhưng người đọc có thể hiểu rằng cô ấy vừa phát hiện ra "một bộ mặt khác" của người đàn ông mình yêu, đại loại thì anh ta khi ở bên cô nói ngon nói ngọt, thề non hẹn biển, chiều chuộng yêu thương kiểu "em là nhất" nhưng khi bị vợ phát hiện thì đã có pha "bẻ lái" vô cùng ngoạn mục đến chính cô cũng không ngờ.
Cùng với dòng trạng thái là tấm ảnh chụp đoạn chat của bồ với "chính thất" mà cô được cho xem, trong đó anh chồng đang cặp bồ không tiếc lời xin lỗi vợ, và nhận hết cái sai về mình, còn nói việc cặp bồ là "anh chỉ tếu táo".
![]() |
Đoạn tin nhắn giữa bồ và vợ mà cô gái ở vị trí người thứ ba chia sẻ trên diễn đàn tâm sự. |
Cô gái tỏ rõ sự thất vọng khi biết trong mắt người đàn ông đã có gia đình mà cô bất chấp mọi hậu quả lao vào mối quan hệ tội lỗi với anh ta, mình chỉ là thứ vui chơi qua đường, và một khi đã bị vợ phát hiện, anh ta không những không bỏ vợ để đến với mình, mà còn quỳ xuống cầu xin vợ tha thứ.
Các thành viên diễn đàn sau khi xem đoạn tin nhắn mà cô gái chia sẻ, nhiều người đã vào đồng tình với quan điểm, lời nói của đàn ông có vợ khi đi kiếm bồ chắc chắn là không tin được đâu.
"Nói yêu thương với người thứ ba, sau thì nói lời yêu thương với người thứ 4, 5, 6, và cuối cùng là xin lỗi vợ", "Đàn ông ngoại tình vì tình dục, vì của lạ thôi chứ kêu đặt lên bàn cân mà chọn xem, được mấy người chọn bồ bỏ vợ con. Nếu thương bồ thì đã bỏ vợ rồi, có người cặp bồ bị vợ biết rồi về quỳ lạy vợ hơn thánh mẫu ấy chứ nhắn tin thế này đã ăn thua gì", "Đừng tin vào lời đàn ông nói"... là những bình luận của các thành viên diễn đàn.
Có người cũng nhân câu chuyện vào chia sẻ, ông chồng của mình, cũng cặp bồ, đến khi vợ biết thì về quỳ sụp xin tha thứ, hứa lập tức bỏ bồ, những cái đó, bồ có biết đâu, lại vẫn nghĩ mình cặp kè được với đại trượng phu, sẵn sàng bảo vệ, che chở cho mình khi "có biến".
Chuyện ngoại tình, ngay người trong cuộc khi bước chân vào cũng đã biết là mình sai trái. Bởi nếu không thấy là sai trái, thì có gì phải giấu giếm, lén lút?
Đến khi bị phát hiện thì phản ứng tự nhiên của "làm việc xấu bị bắt quả tang" sẽ là lời xin lỗi. Mọi lời nói, mọi lời hứa ngọt ngào khi ở bên bồ, chỉ là "lời của hormone" được thốt ra trong lúc cảm xúc yêu đương đang ngập tràn não bộ, tâm trạng đầy phấn khích và thăng hoa. Trở về với thực tế cuộc sống là vợ con gia đình, đàn ông không tiếp tục sống trong ảo vọng ngọt ngào bên bồ, chỉ có người thứ ba nhẹ dạ là cứ lâng lâng mãi với dư âm hạnh phúc mà người đàn ông đó mang đến, một lòng một dạ chờ đợi anh ta.
Đến khi chuyện vỡ lở, hai người phụ nữ, người nào cũng tổn thương. Họ quay ra cắn xé nhau, đổ lỗi cho nhau là giành giật người đàn ông kia nên gây cho mình đau khổ, quên mất anh ta tự có chân, tự có cái đầu để suy nghĩ và quyết định mình "vào tay ai", anh ta không muốn thì chẳng ai "giành giật" được.
"Chỉ có phụ nữ dại mới cắn nhau thôi, phụ nữ thông minh là xử người đàn ông trước", một thành viên đúc kết.
Theo Dân trí
Cô gái tên T.T chia sẻ trên một hội nhóm tâm sự về chuyện gia đình. Anh chồng cặp bồ bị vợ phát hiện nhưng vẫn muốn có cả hai. Những tin nhắn "văn vở" của anh ta với vợ khiến chị em tức giận.
" alt=""/>Người thứ ba 'ngã ngửa' khi xem tin nhắn bồ chat với vợ ở nhàThai nghén trong những quán bia ở Munich sau thế chiến thứ nhất, cái chủ nghĩa mà cốt lõi "coi chủng tộc người Arian là thượng đẳng" trên tất cả các chủng tộc khác và có quyền tiêu diệt các chủng tộc khác để tạo ra "không gian sinh tồn" cho chính mình đã không ngừng lớn mạnh, không ngừng đánh bại mọi địch thủ trên con đường vươn lên bá chủ của nó.
Nước Đức phát xít mất một tháng để đánh bại Ba Lan, ba ngày để chiếm Đan Mạch, một tuần để chiếm Bỉ và bốn mươi ngày để nước Pháp quỳ gối. Quân đội Anh bỏ lại toàn bộ vũ khí chạy thoát thân khỏi Dunkirk để mặc cho 100.000 quân Pháp đồng minh chặn hậu bị bắt làm tù binh.
Chuỗi bất bại đó chỉ bắt đầu chững lại vào rạng sáng ngày 22/6/1941, khi những binh lính Đức gốc Áo thuộc sư đoàn bộ binh 45 vượt sông tiến vào một pháo đài mang tên Brest nằm ở cực Tây của Liên Bang Xô Viết.
22/6/1941 là sự khởi đầu của sự suy tàn của chủ nghĩa phát xít. Nhưng phải qua bốn năm đầy máu và nước mắt với hơn 27 triệu người ngã xuống thì chủ nghĩa phát xít mới thực sự tắt thở khi thống chế Keitel ký vào văn bản đầu hàng vô điều kiện.
Người bảo vệ cuối cùng của pháo đài Brest khi bị lính Đức hỏi tên đã trả lời: "Tôi là một người lính Nga". Liên Bang Xô Viết có hơn 100 dân tộc nhưng không ai nghĩ câu trả lời của người lính là thể hiện sự ưu việt của dân tộc Nga trên các dân tộc khác và ai cũng biết rằng anh có thể là người Nga, người Ukraine, người Chechnya hay bất kỳ dân tộc nào khác. Tất cả những người đã sống thời đó, những người lính đến từ Trung Á, từ Caucasus, từ Ukraine, Belarus, hay từ vùng Baltic đều gọi mình là lính Nga. Kẻ thù của họ khi rút chạy cũng gào lên thảng thốt "quân Nga đã tới". Những người Do Thái, những người Slav Đông Âu, cũng trào nước mắt khi thấy ngọn cờ đỏ trên những xe tăng tiến vào thành phố và kêu lên "quân Nga đã tới".
Đó là những năm tháng mà không ai nghĩ bao nhiêu phần trăm trong số người ra trận ai là người Nga, ai là người Ukraine. Họ chỉ nhớ rằng, vào năm 1941, cứ 100 người ra trận thì chỉ có 3 người trở về vào năm 1945. Họ chỉ nhớ rằng sự hy sinh của họ là sự hy sinh chung, và chiến thắng cũng là của chung. Cái chung đó vượt lên phạm vi một dân tộc, một quốc gia, một chủ nghĩa.
Vào tháng 11/1941, trong những đoàn quân diễu hành qua Quảng trường Đỏ tại Moscow rồi tiến thẳng ra mặt trận, có lữ đoàn quốc tế với những người con của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Họ là những chiến sĩ cộng hòa Tây Ban Nha, những du kích quân Nam Tư, Hy Lạp, những người Bulgaria, Hungaria, người Ba Lan và cả 6 người châu Á tới từ một đất nước xa xôi có tên là An Nam thuộc Pháp. Chúng ta đều biết điều đó và lịch sử đều ghi rằng những đơn vị Hồng quân, những người Nga đã tiến thẳng ra mặt trận từ nơi diễu binh. Người ta đều biết là tinh hoa và phần sinh lực lớn nhất của quân đội Đức quốc xã đã vùi thây ở mặt trận phía Đông. Và cái giá phải trả cho điều đó là hơn 27 triệu người đã hy sinh. Tất cả họ đều được gọi chung là 27 triệu người Nga đã ngã xuống cho chiến thắng.
70 năm sau, có những người cố viết lại lịch sử khi nói rằng quốc gia của họ, dân tộc của họ đã chết bao nhiêu người để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Họ cố tình lờ đi sự thực là trong các đơn vị tiến vào nước Đức (dù các phương diện quân đó có mang tên Ukraine hay Belarus) thì mỗi đơn vị đều có tất cả thành phần dân tộc của Liên Bang Xô Viết.
Những người đó, vì những toan tính tư lợi ngày nay, sẵn sàng quên mất rằng khái niệm nước Nga, quân Nga, người Nga trong những năm tháng đó không hề đại diện cho dân tộc Nga hay ý tưởng cộng sản của Liên Bang Xô Viết mà nó là tượng trưng cho sự giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít. Sau 70 năm, tuy ít nhưng vẫn còn đó những người lính, cả Hồng quân lẫn quân đội Đồng minh, những người dân thường có thể làm chứng rằng vào năm 1945, tiếng kêu "quân Nga đã tới" đồng nghĩa với "giải phóng".
Tôi nói với bạn tôi rằng, dù có những nhà lãnh đạo của các nước văn minh cố gắng gắn cuộc diễu binh trên quảng trường Đỏ với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Nga, nhưng tôi thấy khác. Tôi sẽ thấy những người con, cháu của những người đã đổ máu để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, những người đến để tưởng nhớ sự hy sinh của những người giải phóng. Mà khi ra trận, không bao giờ họ nghĩ rằng họ đang gieo mầm cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Tâm hồn tôi sẽ có mặt ở đó, Quảng trường Đỏ - nơi diễn ra cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Phát xít. Tôi tin rằng, tất cả những người đã ngã xuống cũng sẽ có mặt. Họ sẽ lại cùng diễu binh trên quảng trường như họ đã từng diễu binh rồi ra thẳng mặt trận như những ngày tháng 11 tăm tối năm 1941. Tôi sẽ dõi mắt tìm 6 khuôn mặt của những người Châu Á của một nước An Nam nô lệ, 6 con người tự do dấn thân vào trận đánh thắng đầu tiên của nhân loại đối với chủ nghĩa phát xít trước cửa ngõ Moscow.
Ngày mai bạn đừng hỏi bài hát "Tạm biệt người con gái Slav" được cất lên để cho ai. Bản nhạc đó được cất lên cho tất cả những người đã ra trận trong bốn năm đằng đẵng đó, cho tất cả những người hôm nay biết trân trọng những gì mà người trước đã hy sinh và để lại.
Ngày mai, hãy gặp tôi ở đó!
Thái Bảo Anh
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Ngày chiến thắng