Hiện nay, Tiểu ban giúp việc đã kiến nghị Ban chỉ đạo số hóa truyền hình quốc gia xem xét việc phân công truyền tải không khóa mã các kênh truyền hình thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị của trung ương và địa phương (kênh truyền hình thiết yếu) cho các đơn vị truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực.
Việc phân công phát sóng này nhằm phân chia trách nhiệm truyền dẫn phát sóng một cách hợp lý, tránh chồng chéo, lãng phí trong sử dụng tài nguyên tần số, một mặt vẫn đảm bảo mục tiêu tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho người dân thu xem được đầy đủ các kênh truyền hình.
Ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, bản dự thảo phân công các đơn vị truyền dẫn phát sóng toàn quốc và khu vực về truyền dẫn phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu dự kiến sẽ trình lãnh đạo Bộ TT&TT trong tuần này.
Theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các kênh truyền hình thiết yếu phải được truyền dẫn phát sóng trên mọi hệ thống truyền hình trả tiền.
Theo ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, nếu việc truyền dẫn các kênh thiết yếu khi số hóa truyền hình nếu phải thực hiện theo quy định này. Tức là cả 3 nhà phát sóng quốc gia và 2 đơn vị phát sóng khu vực đều phải truyền dẫn tất cả các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương và trung ương thì sẽ lãng phí lớn về tài nguyên tần số, kinh phí truyền dẫn phát sóng của các đài, dẫn đến việc phát sóng chồng chéo các kênh trong một tỉnh hoặc một khu vực, điều này là lãng phí không cần thiết.
Do đó, ông Hoan đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu và chỉ đạo phân công cho các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng các kênh thiết yếu tại từng khu vực. Ví dụ, VTV đã phát sóng các chương trình thiết yếu của VTV rồi thì doanh nghiệp phát sóng khu vực không bắt buộc phải phát lại trên hệ thống của họ nữa.
" alt=""/>Sẽ phân công phát sóng kênh truyền hình thiết yếu để tránh chồng chéoTheo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 9/2020, doanh số bán hàng đạt 27.252 xe, tăng 32% so với tháng trước đó.
Doanh số xe du lịch bán ra tháng 9 đạt 20.630 xe, tăng 34% so với tháng 8. Đây cũng là tháng có mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay dù có tới 16 ngày vẫn rơi vào tháng Ngâu - vốn là thời điểm người Việt kiêng kị mua xe.
Thị trường khởi sắc mang đến sự tăng trưởng cho hầu hết các thương hiệu. Đáng chú ý là TC Motor với tổng doanh số xe Hyundai bán ra tại thị trường lên tới 8.213 và đạt mức tăng trưởng tới 53%. Hyundai cũng là thương hiệu bán nhiều nhất tại Việt Nam trong tháng 9.
Dù đang kinh doanh tới 3 thương hiệu xe du lịch, Thaco vẫn đứng vị trí thứ 2 với 7.594 xe bán ra. Tiếp theo là Toyota Việt Nam bán ra tổng số 6.366 xe. Ford Việt Nam đạt doanh số bán ra 2.611 xe.
Tính đến hết tháng 9, toàn thị trường Việt Nam đã tiêu thụ 179.155 xe, giảm 22% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, sản lượng xe lắp ráp trong nước giảm 17% và xe nhập khẩu giảm sâu hơn với 33% so với cùng kì năm ngoái.
Trong đó doanh số cộng dồn của Hyundai lên tới 49.200 xe; Toyota Việt Nam đạt doanh số cộng dồn 41.109 xe. Thaco với 3 thương hiệu Kia, Mazda và Peugeot đạt doanh số 42.126 xe.
Dù năm 2020 doanh số bị ảnh hưởng chung, nhưng Mitsubishi vẫn bán ra 17.227 xe khi hãng này làm mới hầu hết dải sản phẩm đang bán ra tại Việt Nam. Con số này cũng đưa hãng xe Nhật vượt qua người đồng hương Honda với 16.520 xe bán ra và Ford Việt Nam với 15.262 xe.
Thị trường 3 tháng cuối năm được đánh giá có nhiều triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ khi hàng loạt xe mới ra mắt thị trường cùng với mức ưu đãi được duy trì sẽ kích thích sức mua. Thêm đó, nhiều hãng xe sẽ tiếp tục tung ra các gói khuyến mãi để có thể đạt được mục tiêu doanh số.
Phúc Vinh
Linh kiện đầu vào kém và không được kiểm định chất lượng khiến các dòng xe đạp điện nhập lâu, trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người dùng khi lưu thông và gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
" alt=""/>Hyundai Toyota và Thaco bắt đầu chay nước rút